2.4.1 Ket quả đạt được
Qua 6 năm phát triển và trưởng thành, Vietinbank Láng Hòa Lạc đã không ngừng phát triển và trưởng thành, liên tục là một trong các chi nhánh hòan thành xuất
sắc nhiệm vụ năm 2011 và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2012 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tháng 1 năm 2012, toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thực hiện hoạt động theo mô hình mới. Theo đó, tách biệt giữa chức năng thẩm định của cán bộ thẩm định và chức năng bán hàng của cán bộ tín dụng. Tại các chi nhánh sẽ thành lập phòng quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm thẩm định toàn bộ hồ sơ vay vốn và đề xuất quyết định tín dụng với ban giám đốc Chi nhánh. Việc thẩm định hồ sơ cho vay được tách biệt hoàn toàn, mang tính độc lập khách quan hơn so với mô hình cũ.
2.4.1.1 Đã thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định dự án đầu tư.
Quy trình đã giúp Nhân viên thẩm định trong toàn hệ thống thực hiện tuân thủ đúng theo các bước và trình tự thẩm định, xem xét đánh giá đầy đủ những nội dung yêu cầu thẩm định. Quy trình thẩm định đã phát huy được tính tích cực.
Các yêu cầu về hồ sơ dự án rõ ràng, giúp khách hàng thuận lợi trong quá trình cung cấp hồ sơ phục vụ thẩm định.
62
Thời gian thẩm định được bảo đảm theo quy định, không kéo dài gây phiền hà cho khách hàng, làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư và tiến độ thực hiện của các dự án.
Bên cạnh đó việc áp dụng thực hiện chuyển đổi mô hình mới cùng với việc đầu tư phần mềm luân chuyển hồ sơ tín dụng giữa phòng khách hàng, phòng giao dịch với phòng quản lý rủi ro và giữa phòng quản lý rủi ro với các phòng ban trụ sở chính giúp cho quá trình thẩm định dự án cho vay nói chung và thẩm định tài chính nói riêng được nhanh chóng, hiệu quả hơn. Cán bộ thẩm định có nhiều thời gian hơn vào tập trung thẩm định hiệu quả tài chính dự án cho vay. (Việc luân chuyển hồ sơ được thực hiện qua chương trình icdoc)
2.4.1.2 Chất lượng báo cáo thẩm định đã được nâng cao
Phần lớn báo cáo thẩm định tổng hợp đã đưa ra được nhận xét đầy đủ các nội dung thẩm định theo quy định về thẩm định tài chính dự án, có kết luận và đưa ra quan điểm rõ ràng về tài trợ dự án. Phần lớn các kết luận kiến nghị và đề xuất đưa ra trong báo cáo thẩm định đã có những căn cứ khách quan. Việc phân tích đánh giá các nội dung dự án xác thực, các nhận xét đánh giá về nội dung thẩm định ngày càng có chiều sâu.
Thẩm định tài chính dự án có nhiều tiến bộ, các chỉ tiêu tài chính đã được tính toán, phân tích kỹ lưỡng, các kết luận thẩm định đi vào bản chất của các chỉ tiêu tài chính, dần khắc phục được tình trạng đưa ra nhận xét và kết luận thiếu căn cứ.
2.4.1.3 Công tác thẩm định đã góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng
- Năm 2009, dư nợ trung và dài hạn của Chi nhánh Láng Hòa Lạc chỉ có 45 tỷ đồng. Chủ yếu là các dự án nhỏ như các dự án cho vay mua ô tô phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sang năm 2010; 2011 Chi nhánh Láng Hòa Lạc đã tham gia một số dự án đông tài trợ lớn như dự án thủy điện Sơn La, dự án đường dây truyền tải điện Quốc Gia; các dự án của các công ty con của Điện lực Hà Nội... làm tổng dư nợ cho vay theo dự án của Chi nhánh tăng lên đáng kể đạt 775 tỷ đồng vào cuối năm 2011 và 985 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2012. Chi nhánh vẫn đang tiếp tục tìm kiếm các dự án khả thi hiệu quả để tài trợ vốn.
63
quả để từ chối đồng thời lựa chọn ra nhiều dự án tốt để tài trợ. Tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu từ năm 2009 đến năm 2011 rất thấp. Sang năm 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Một số dự án không có khả năng thanh toán gốc và lãi đúng hạn (dự án Vườn sinh thái Công ty TNHH Hoàng Long; Dự án Sơ Sợi dầu khí). Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Láng Hòa Lạc phải cơ cấu lại nợ cho dự án Vườn sinh thái Hoàng Long và Dự án của Công ty CP Hóa dầu và Sơ Sợi dầu khí theo quyết định 780 của Ngân hàng nhà nước (vẫn giữ nguyên nhóm nợ - nhóm 1). Tổng dư nợ phải cơ cấu là 160 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu cho vay dự án trung và dài hạn của Chi nhánh vẫn ở mức thấp so với các Chi nhánh khác của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng và hệ thống các Ngân hàng thương mại nói chung.
2.4.1.4. Chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ
Vietinbank Láng Hòa Lạc cũng quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thẩm định, giúp cho các cán bộ thẩm định có được trình độ chuyên môn ngày càng cao, đạo đức nghề nghiệp và ngày càng vững vàng, có được phẩm chất cần thiết của một cán bộ ngân hàng và đáp ứng yêu cầu của công việc.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân2.4.2.1 Hạn chế 2.4.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định dự án nói chung và công
tác thẩm định tài chính dự án nói riêng còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế . Cụ thể:
❖Quy trình thẩm định chưa được cập nhật:
Quy trình thẩm định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam ban hành 2006 chưa cập nhật được những thay đổi của việc chuyển đổi mô hình tín dụng mới: hướng dẫn thẩm định không còn phù hợp, trong các chỉ tiêu thẩm định không nhấn mạnh các chỉ tiêu quan trọng, quyết định.
Theo mô hình mới áp dụng trong toàn bộ hệ thống Vietinbank, Chi nhánh đã thành lập phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề phụ trách công tác thẩm định của toàn bộ Chi nhánh. Là một chi nhánh nhỏ, số lượng cán bộ thẩm định ít, nên khối
64
lượng công việc của cán bộ thẩm định rất nhiều. Chi nhánh chưa có phòng chuyên trách đê thẩm định các dự án trung và dài hạn. Việc thẩm định dự án do sự phân công của lãnh đạo phòng theo khối lượng công việc. Điều này làm cho chất lượng công tác thẩm định chưa cao. Mặt khác, quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự phối hợp của nhiều phòng ban chức năng nhưng sự phối hợp giữa các phòng đôi khi còn lệch lạc, chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nên chưa phát huy được năng lực cần thiết của mình trong quá trình thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.
Ngân hàng cũng chưa phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm, tổng kết các kết quả, các chỉ tiêu, định mức qua các dự án đã được thẩm định.
❖Mức độ chính xác, toàn diện trong một số tờ trình thẩm định còn thấp
+ Số liệu kiểm tra tính toán của nhiều dự án chưa chính xác và chưa tính đủ các yếu tố chi phí cần thiết: không tính đầy đủ các khoản chi phí đầu tư trong TMĐT (chi phí thiết kế, chi phí dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng dự án...); khi xem xét chi phí giá thành dự án không tính lãi vay vốn lưu động, không tính đến tác động của thuế GTGT đối với dòng tiền và chi phí. Điều này dẫn đến kết quả thẩm định phản ánh không chính xác hiệu quả tài chính dự án.
+ Những căn cứ để tính toán doanh thu và chi phí còn thiếu hoặc không có cơ sở tin cậy, thể hiện ở không ít dự án nhân viên thẩm định không dự báo được khả năng sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mức độ phát huy công suất của dự án, đưa ra những kết quả tính toán về doanh thu không hợp lý (có dự án thẩm định năm đầu tiên hoạt động đã phát huy 100% công suất). Nhiều chi phí bị bỏ qua hoặc chưa tính đủ nên lợi nhuận trong dự toán báo cáo tài chính cao hơn. Khi đưa dự án vào khai thác các chỉ tiêu hiệu quả không đạt như dự tính, dẫn đến tình trạng trả nợ theo kế hoạch khó khăn.
+ Tính toán, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án còn hạn chế: nhiều dự án tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chưa chính xác và bị bóp méo. Việc đưa ra nhận xét đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ở không ít báo cáo còn rất
65
chung và hời hợt, không đi sâu phân tích bản chất từng chỉ tiêu, các kết luận đưa ra không ăn khớp và thiếu logic. Không ít kết luận nóng vội, chủ quan.
❖Phương pháp thẩm định còn đơn điệu
Phương pháp thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định. Thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu của mỗi dự án. Dự án sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi người thẩm định biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp thẩm định. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh chỉ nhất nhất áp dụng phương pháp thẩm định đơn giản như hiện nay, nên việc thẩm định dự án đầu tư còn gặp rất nhiều hạn chế:
+ Phân tích rủi ro chỉ dựa vào một phép phân tích độ nhạy. Đã thế việc phân tích độ nhạy dự án chưa được chú trọng. Việc lựa chọn đưa ra các chỉ tiêu biến động là chung chung và rập khuôn không dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm riêng của từng sản phẩm, của từng dự án. Chưa xây dựng nhiều phương án lựa chọn, việc kết luận đánh giá thường dựa trên kết quả phân tích cục bộ thiển cận. Phương pháp phân tích tình huống, phân tích mô phỏng và các phương pháp tiên tiến khác chưa được áp dụng để thẩm định rủi ro.
+ Thẩm định hiệu quả tài chính chỉ tập trung ở nhóm các chỉ tiêu IRR, NPV, thời gian hoàn vốn, thường không áp dụng thêm các chỉ tiêu khác. Phương pháp tính toán dòng tiền vẫn theo quan điểm hiện tại hóa thu nhập ròng, không theo quan điểm dòng tiền chênh lệch.
+ Tại các ngân hàng thương mại hiện nay và tại Vietinbank Láng Hòa Lạc nói riêng việc thẩm định tài chính các dự án cho vay mới chỉ ở trạng thái “tĩnh” là chủ yếu, còn ở trạng thái “động” thì đang còn nhiều hạn chế. Điều này có nghĩa là nên đặt
dự án, các chỉ tiêu tài chính của dự án vào nhiều trường hợp hơn để tiến hành phân tích và thẩm định từ đó sẽ nhận biết được khả năng thích ứng của dự án trong trạng thái “động” của thị trường. Ví dụ: sự phát sinh các dòng tiền theo diễn biến từng giai đoạn của dự án, dưới tác động của yếu tố môi trường bên ngoài như giá cả, môi trường kinh doanh, sự phát sinh ngoài dự kiến của lạm phát, các chính sách vĩ mô. Từ
66
những tác động xấu trong tưong lai ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án. + Hiện nay Chi nhánh áp dụng phưong pháp thẩm định so sánh và phuong pháp thẩm định tuần tự là cần thiết tuy nhiên chưa đủ bởi lẽ nếu chỉ có so sánh đánh giá xác định việc đủ hay chưa đủ hoặc đúng hay sai không thôi thì chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm định tài chính dự án. Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án không chỉ đon thuần là trả lời câu hỏi đúng hay không đúng, đủ hay thiếu mà phải phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tác động đến hiệu quả tài chính dự án để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn; muốn vậy, quá trình thẩm định cần phải kết hợp thêm các phưong pháp thẩm định dựa trên phân tích tình huống, dự báo.
+ Nếu chỉ áp dụng các phưong pháp truyền thống giản đon trong thẩm định như hiện nay, sẽ tạo cho nhân viên thẩm định lối tư duy đon giản, rập khuôn theo lối mòn hạn chế sự sáng tạo; kết quả là việc xem xét đánh giá, đưa ra những kết luận sẽ không có chiều sâu và không có ý nghĩa nhiều trong việc ra quyết định tài trợ dự án. Hon nữa trình độ chuyên môn của nhân viên thẩm định sẽ không được cải thiện làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh.
❖Chưa đảm bảo tính khách quan, lôgic trong thẩm định
+ Thông tin vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cung cấp của chủ đầu tư, không chủ động tiếp cận nguồn thông tin thực tế, chưa tạo lập kênh thông tin riêng. Vì vậy nhân
viên thẩm định không có co sở kiểm chứng thông tin, phân tích thấu đáo các nội dung
về tài chính dự án từ đó đưa ra những kết luận chủ quan, rập khuôn về hiệu quả tài chính dự án, chất lượng thẩm định tài chính không được bảo đảm.
+ Khi thẩm định tính khả thi của nguồn vốn tham gia tài trợ dự án, nhiều báo cáo thẩm định đã rút ra kết luận một cách cẩu thả thiếu co sở khách quan. Ví dụ: căn cứ vào vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký để chứng minh cho nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, trong khi không có co sở gì đảm bảo được khả năng góp vốn. Đặc biệt là nhân viên thẩm định hầu như không quan tâm hay không đủ khả năng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp kể cả phân tích báo cáo tài chính hiện
67
tại và dự toán báo cáo tài chính trong những năm thực hiện đầu tư dự án. Trong tất cả các hồ sơ thẩm định các dự án không thấy đề cập đến vấn đề đánh giá lại tài sản theo giá trị sổ sách trong lúc các doanh nghiệp không lập nhiều khoản dự phòng quan trọng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và nhiều khoản khác. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hiện nay càng hoạt động càng thiếu vốn, càng vay nợ thêm, khó có thể thu hồi vốn để đầu tư dài hạn vào các dự án. Nhân viên thẩm định căn cứ vào cam kết tài trợ vốn của các tổ chức tín dụng (trường hợp có nhiều tổ chức tín dụng tài trợ) để chứng minh tính khả thi của nguồn vốn vay. Thực chất cam kết tài trợ của các tổ chức tín dụng không phải là một ràng buộc pháp lý chắc chắn về việc tài trợ nên chỉ mang tính tham khảo.
+ Kết luận thẩm định về tài chính dự án thường không có sự kết hợp tổng thể các chỉ tiêu tài chính để phân tích, nhiều nhận xét đánh giá mang tính cục bộ đối với từng chỉ tiêu rời rạc và không logic giữa các chỉ tiêu. Rất ít báo cáo thẩm định đưa ra được những kết luận chung về tình hình tài chính dự án hoặc chỉ ra những hạn chế hoặc dự báo rủi ro của dự án. Nhiều kết luận đưa ra mang tính chất định hướng cho vay.
❖ Kết luận thẩm định hiệu quả tài chính vẫn còn thiếu tin cậy
Khi thẩm định các dự án đều đạt hiệu quả nhưng khi triển khai đầu tư xây dựng
và vận hành sản xuất lại bộc lộ nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động kém hiệu quả.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank Láng Hoà Lạc trong những năm qua tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa có chiều sâu, còn nhiều hạn chế. Muốn khắc phục hạn chế này, cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến công tác thẩm định tài chính dự án chưa được hoàn thiện, chất lượng thẩm định chưa cao.
❖ Sự phối hợp giữa các phòng ban trong hoạt động thẩm định chưa tốt
Vietinbank đã ban hành quy trình cho vay mới theo mô hình mới kể từ ngày