Cải tiến công tác tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu 0578 hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương láng hòa lạc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 101)

3.2.2.1 Quy định rõ trách nhiệm về kết quả thẩm định đối với từng đơn vị và cá nhân

Cùng với việc phân công nhiệm vụ thẩm định cho các phòng cần bổ sung các quy định trách nhiệm về kết quả thẩm định đối với từng phòng và từng nhân viên thẩm định, gắn kết quả với trách nhiệm thẩm định, tăng cường trách nhiệm của các phòng và của từng cán bộ trong thực hiện thẩm định tài chính. Từ đó kích thích nhân viên thẩm định tự hoàn thiện năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc thẩm định đồng thời hạn chế tiêu cực và bảo đảm tính khách quan trọng thẩm định.

Khi phân công nhiệm vụ thẩm định ngoài việc tạo tinh thần trách nhiệm của cán bộ thẩm định mà còn phải chú ý hạn chế sự thông đồng, bao che với nhau của

84

những người tham gia thẩm định, điều này có thể làm thay đổi kết quả thẩm định. Đồng thời đưa ra những hình thức phạt, kỷ luật hoặc hơn thế nữa tùy mức độ vi phạm của cán bộ thẩm định đối vớ những trường hợp cố tình làm sai.

3.2.2.2 Quy định luân chuyển hồ sơ thẩm định giữa các phòng

Như quy định hiện nay, sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng, thu thập thêm thông tin từ một số kênh thông tin, phòng khách hàng thẩm định tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, thẩm định năng lực chủ đầu tư và thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và kết quả thẩm định cho phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Trong thực tế hồ sơ dự án có rất nhiều tài liệu, văn bản chỉ mang tính thủ tục nhưng phải có thời gian nhất định mới hoàn thiện được nên có thể để chủ đầu tư bổ sung sau. Việc chờ hoàn thiện hồ sơ dự án mới thẩm định tài chính sẽ lãng phí thời gian, vì hai phòng thẩm định độc lập, do vậy có thể cùng thẩm định. Việc luân chuyển hồ sơ có thể thay đổi như sau: sau khi phòng khách hàng thẩm định xong tính hợp pháp hợp lệ của hồ sơ, xác định thuộc đối tượng tài trợ, chuyển hồ sơ dự án cho phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ vốn vay thay vì việc thẩm định xong năng lực của chủ đầu tư mới chuyển hồ sơ cho phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Đồng thời, phòng khách hàng cần thu thập đẩy đủ hồ sơ trước khi chuyển hồ sơ để phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có cái nhìn tổng thể về khách hàng ngay từ đầu, tránh việc đánh giá sai khách hàng do thiếu thông tin. Trong quá trình thẩm định, nếu phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề có kết quả thẩm định không trùng với phòng khách hàng, phòng khách hàng cần bổ sung thêm hồ sơ để làm rõ vấn đề. Cần thiết, cả hai phòng phải phối hợp tìm kiếm thêm thông tin, thẩm định thực tế tình hình khách hàng, đưa ra một quan điểm chung. Tránh tình trạng kéo dài thời gian thẩm định dự án, ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự án của khách hàng.

3.2.2.3. Cải cách thủ tục hành chính

Công khai các yêu cầu về thủ tục hồ sơ dự án để khách hàng biết và chủ động trong việc chuẩn bị. Đồng thời phải nâng cao năng lực của bộ phận nhận hồ sơ để có thể hướng dẫn và tư vấn giúp chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng

85

quy định. Tránh tình trạng khi tiếp nhận hồ sơ một số cán bộ không hướng dẫn khách

hàng đầy đủ, hoặc không kiểm soát kỹ đã nhận thiếu hoặc hồ sơ không hợp pháp, hợp

lệ để chuyển cho bộ phận nghiệp vụ thẩm định làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng thẩm định, đồng thời gây phiền hà cho khách hàng do phải thay đổi, bổ sung nhiều lần mới hoàn thiện hồ sơ. Các quy trình, biểu mẫu nên đăng tải trên website của

Ngân hàng Công Thương Việt Nam vì đây không phải là thông tin mật.

3.2.2.5 Điều hành hoạt động thẩm định

Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của cán bộ trong quá trình thẩm định. Khác với các nhân tố khác, việc tổ chức điệu hành tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định. Công tác tổ chức điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và sẽ khai thác tối đa mọi nguốn lực phục vụ hoạt động thẩm định dự án.

Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của rất nhiều hoạt động và có liên quan chặt chẽ với nhau: bộ phận khách hàng, bộ phận thẩm định, bộ phận thẩm định trên hội sở. Việc sắp xếp và phối hợp giữa các bộ phận để việc thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói riêng an toàn và hiệu quả là rất khó. Hiện nay, thẩm định dự án được phân quyền mức phán quyết, với những dự án dưới 30 tỷ, Chi nhánh được quyền quyết định còn với những dự án trên 30 tỷ thì phải trình lên hội sở. Do vậy, việc thẩm định dự án đôi khi còn chậm chễ.

Để nâng cao chất lượng thẩm định thì trước mắt Chi nhánh cần phải bố trí cán bộ thẩm định một cách hợp lý theo thế mạnh của từng người, đặc biệt đối với những dự án đầu tư có giá trị lớn, hoặc tính chất khó, cần chọn những cán bộ có năng lực làm việc tốt, đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thẩm định. Ngoài ra quá trình thẩm định cần chuyên môn hoá hơn nữa để đẩy nhanh quá trình thẩm định cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 0578 hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương láng hòa lạc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 101)