Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0578 hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương láng hòa lạc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 92)

2.4.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác thẩm định dự án nói chung và công

tác thẩm định tài chính dự án nói riêng còn bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế . Cụ thể:

Quy trình thẩm định chưa được cập nhật:

Quy trình thẩm định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt nam ban hành 2006 chưa cập nhật được những thay đổi của việc chuyển đổi mô hình tín dụng mới: hướng dẫn thẩm định không còn phù hợp, trong các chỉ tiêu thẩm định không nhấn mạnh các chỉ tiêu quan trọng, quyết định.

Theo mô hình mới áp dụng trong toàn bộ hệ thống Vietinbank, Chi nhánh đã thành lập phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề phụ trách công tác thẩm định của toàn bộ Chi nhánh. Là một chi nhánh nhỏ, số lượng cán bộ thẩm định ít, nên khối

64

lượng công việc của cán bộ thẩm định rất nhiều. Chi nhánh chưa có phòng chuyên trách đê thẩm định các dự án trung và dài hạn. Việc thẩm định dự án do sự phân công của lãnh đạo phòng theo khối lượng công việc. Điều này làm cho chất lượng công tác thẩm định chưa cao. Mặt khác, quá trình thẩm định được tiến hành thông qua sự phối hợp của nhiều phòng ban chức năng nhưng sự phối hợp giữa các phòng đôi khi còn lệch lạc, chưa đồng bộ, thiếu tính thống nhất nên chưa phát huy được năng lực cần thiết của mình trong quá trình thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

Ngân hàng cũng chưa phát động mạnh mẽ phong trào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thẩm định, chưa có kế hoạch đúc rút kinh nghiệm, tổng kết các kết quả, các chỉ tiêu, định mức qua các dự án đã được thẩm định.

Mức độ chính xác, toàn diện trong một số tờ trình thẩm định còn thấp

+ Số liệu kiểm tra tính toán của nhiều dự án chưa chính xác và chưa tính đủ các yếu tố chi phí cần thiết: không tính đầy đủ các khoản chi phí đầu tư trong TMĐT (chi phí thiết kế, chi phí dự phòng, lãi vay trong thời gian xây dựng dự án...); khi xem xét chi phí giá thành dự án không tính lãi vay vốn lưu động, không tính đến tác động của thuế GTGT đối với dòng tiền và chi phí. Điều này dẫn đến kết quả thẩm định phản ánh không chính xác hiệu quả tài chính dự án.

+ Những căn cứ để tính toán doanh thu và chi phí còn thiếu hoặc không có cơ sở tin cậy, thể hiện ở không ít dự án nhân viên thẩm định không dự báo được khả năng sản xuất tiêu thụ sản phẩm, mức độ phát huy công suất của dự án, đưa ra những kết quả tính toán về doanh thu không hợp lý (có dự án thẩm định năm đầu tiên hoạt động đã phát huy 100% công suất). Nhiều chi phí bị bỏ qua hoặc chưa tính đủ nên lợi nhuận trong dự toán báo cáo tài chính cao hơn. Khi đưa dự án vào khai thác các chỉ tiêu hiệu quả không đạt như dự tính, dẫn đến tình trạng trả nợ theo kế hoạch khó khăn.

+ Tính toán, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án còn hạn chế: nhiều dự án tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính chưa chính xác và bị bóp méo. Việc đưa ra nhận xét đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ở không ít báo cáo còn rất

65

chung và hời hợt, không đi sâu phân tích bản chất từng chỉ tiêu, các kết luận đưa ra không ăn khớp và thiếu logic. Không ít kết luận nóng vội, chủ quan.

Phương pháp thẩm định còn đơn điệu

Phương pháp thẩm định ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định. Thẩm định dự án có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào nội dung và yêu cầu của mỗi dự án. Dự án sẽ được thẩm định đầy đủ và chính xác khi người thẩm định biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp thẩm định. Tuy nhiên, hiện nay chi nhánh chỉ nhất nhất áp dụng phương pháp thẩm định đơn giản như hiện nay, nên việc thẩm định dự án đầu tư còn gặp rất nhiều hạn chế:

+ Phân tích rủi ro chỉ dựa vào một phép phân tích độ nhạy. Đã thế việc phân tích độ nhạy dự án chưa được chú trọng. Việc lựa chọn đưa ra các chỉ tiêu biến động là chung chung và rập khuôn không dựa trên cơ sở phân tích đặc điểm riêng của từng sản phẩm, của từng dự án. Chưa xây dựng nhiều phương án lựa chọn, việc kết luận đánh giá thường dựa trên kết quả phân tích cục bộ thiển cận. Phương pháp phân tích tình huống, phân tích mô phỏng và các phương pháp tiên tiến khác chưa được áp dụng để thẩm định rủi ro.

+ Thẩm định hiệu quả tài chính chỉ tập trung ở nhóm các chỉ tiêu IRR, NPV, thời gian hoàn vốn, thường không áp dụng thêm các chỉ tiêu khác. Phương pháp tính toán dòng tiền vẫn theo quan điểm hiện tại hóa thu nhập ròng, không theo quan điểm dòng tiền chênh lệch.

+ Tại các ngân hàng thương mại hiện nay và tại Vietinbank Láng Hòa Lạc nói riêng việc thẩm định tài chính các dự án cho vay mới chỉ ở trạng thái “tĩnh” là chủ yếu, còn ở trạng thái “động” thì đang còn nhiều hạn chế. Điều này có nghĩa là nên đặt

dự án, các chỉ tiêu tài chính của dự án vào nhiều trường hợp hơn để tiến hành phân tích và thẩm định từ đó sẽ nhận biết được khả năng thích ứng của dự án trong trạng thái “động” của thị trường. Ví dụ: sự phát sinh các dòng tiền theo diễn biến từng giai đoạn của dự án, dưới tác động của yếu tố môi trường bên ngoài như giá cả, môi trường kinh doanh, sự phát sinh ngoài dự kiến của lạm phát, các chính sách vĩ mô. Từ

66

những tác động xấu trong tưong lai ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án. + Hiện nay Chi nhánh áp dụng phưong pháp thẩm định so sánh và phuong pháp thẩm định tuần tự là cần thiết tuy nhiên chưa đủ bởi lẽ nếu chỉ có so sánh đánh giá xác định việc đủ hay chưa đủ hoặc đúng hay sai không thôi thì chưa đáp ứng được yêu cầu thẩm định tài chính dự án. Yêu cầu của thẩm định tài chính dự án không chỉ đon thuần là trả lời câu hỏi đúng hay không đúng, đủ hay thiếu mà phải phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tác động đến hiệu quả tài chính dự án để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn; muốn vậy, quá trình thẩm định cần phải kết hợp thêm các phưong pháp thẩm định dựa trên phân tích tình huống, dự báo.

+ Nếu chỉ áp dụng các phưong pháp truyền thống giản đon trong thẩm định như hiện nay, sẽ tạo cho nhân viên thẩm định lối tư duy đon giản, rập khuôn theo lối mòn hạn chế sự sáng tạo; kết quả là việc xem xét đánh giá, đưa ra những kết luận sẽ không có chiều sâu và không có ý nghĩa nhiều trong việc ra quyết định tài trợ dự án. Hon nữa trình độ chuyên môn của nhân viên thẩm định sẽ không được cải thiện làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của Chi nhánh.

Chưa đảm bảo tính khách quan, lôgic trong thẩm định

+ Thông tin vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cung cấp của chủ đầu tư, không chủ động tiếp cận nguồn thông tin thực tế, chưa tạo lập kênh thông tin riêng. Vì vậy nhân

viên thẩm định không có co sở kiểm chứng thông tin, phân tích thấu đáo các nội dung

về tài chính dự án từ đó đưa ra những kết luận chủ quan, rập khuôn về hiệu quả tài chính dự án, chất lượng thẩm định tài chính không được bảo đảm.

+ Khi thẩm định tính khả thi của nguồn vốn tham gia tài trợ dự án, nhiều báo cáo thẩm định đã rút ra kết luận một cách cẩu thả thiếu co sở khách quan. Ví dụ: căn cứ vào vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký để chứng minh cho nguồn vốn tự có của chủ đầu tư, trong khi không có co sở gì đảm bảo được khả năng góp vốn. Đặc biệt là nhân viên thẩm định hầu như không quan tâm hay không đủ khả năng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp kể cả phân tích báo cáo tài chính hiện

67

tại và dự toán báo cáo tài chính trong những năm thực hiện đầu tư dự án. Trong tất cả các hồ sơ thẩm định các dự án không thấy đề cập đến vấn đề đánh giá lại tài sản theo giá trị sổ sách trong lúc các doanh nghiệp không lập nhiều khoản dự phòng quan trọng như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và nhiều khoản khác. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hiện nay càng hoạt động càng thiếu vốn, càng vay nợ thêm, khó có thể thu hồi vốn để đầu tư dài hạn vào các dự án. Nhân viên thẩm định căn cứ vào cam kết tài trợ vốn của các tổ chức tín dụng (trường hợp có nhiều tổ chức tín dụng tài trợ) để chứng minh tính khả thi của nguồn vốn vay. Thực chất cam kết tài trợ của các tổ chức tín dụng không phải là một ràng buộc pháp lý chắc chắn về việc tài trợ nên chỉ mang tính tham khảo.

+ Kết luận thẩm định về tài chính dự án thường không có sự kết hợp tổng thể các chỉ tiêu tài chính để phân tích, nhiều nhận xét đánh giá mang tính cục bộ đối với từng chỉ tiêu rời rạc và không logic giữa các chỉ tiêu. Rất ít báo cáo thẩm định đưa ra được những kết luận chung về tình hình tài chính dự án hoặc chỉ ra những hạn chế hoặc dự báo rủi ro của dự án. Nhiều kết luận đưa ra mang tính chất định hướng cho vay.

Kết luận thẩm định hiệu quả tài chính vẫn còn thiếu tin cậy

Khi thẩm định các dự án đều đạt hiệu quả nhưng khi triển khai đầu tư xây dựng

và vận hành sản xuất lại bộc lộ nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động kém hiệu quả.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank Láng Hoà Lạc trong những năm qua tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa có chiều sâu, còn nhiều hạn chế. Muốn khắc phục hạn chế này, cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến công tác thẩm định tài chính dự án chưa được hoàn thiện, chất lượng thẩm định chưa cao.

Sự phối hợp giữa các phòng ban trong hoạt động thẩm định chưa tốt

Vietinbank đã ban hành quy trình cho vay mới theo mô hình mới kể từ ngày 1/1/2012, theo đó việc thẩm định vay vốn nói chung và thẩm định dự án cho vay nói riêng thuộc chức năng của phòng quản lý rủi ro. Trong quá trình thẩm định dự án

68

nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng còn nhiều vấn đề bất cập. Sự phối hợp giữa phòng khách hàng, phòng giao dịch với phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề còn chưa được nhuần nhuyễn. Các dữ liệu, thông tin do các phòng khách hàng, phòng giao dịch nhiều khi chưa đầy đủ, chưa thống nhất do đó dẫn đến tình trạng mất thời gian trong việc trao đổi thông tin trong quá trình thẩm định tài chính dự án cho vay. Nhiều dự án vượt thẩm quyền của chi nhánh, phải trình lên trụ sở chính Ngân hàng Công Thương Việt nam, thì thời gian thẩm định dự án thường kéo dài do sự phối hợp giữa trụ sở chính, phòng quản lý rủi ro của chi nhánh, phòng khách hàng/phòng giao dịch và khách hàng chưa nhuần nhuyễn. Điều này gây ảnh hưởng không chỉ đến cơ hội đầu tư của khách hàng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

2.4.2.2 Nguyên nhân:

Những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án cho vay tại Vietinbank Láng Hòa Lạc là do sự tác động của nhiều nguyên nhân, tuy nhiên chúng ta có thể chia làm 2 nhóm nguyên nhân như sau:

a. Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân trong nội tại ngân hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Đó là:

Thứ nhất: Thiếu cơ sở dữ liệu về thị trường ngành nghề và lĩnh vực, việc thu thập thông tin ngoài hồ sơ dự án chưa được coi trọng.

Do tính bất cập về cơ sở dữ liệu nên Chi nhánh nắm bắt thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án còn thiếu và chưa thống nhất. Thực tế thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thẩm định của dự án. Công tác nghiên cứu thị trường và kỹ thuật có thể giúp dự đoán về khả năng tiêu thụ sản phẩm, giá bán sản phẩm... từ đó có thể tính toán, xác định tương đối chính xác và sát thực chỉ tiêu doanh thu của dự án, từ đó quyết định tới độ chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khác của dự án. Thực tế các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh tuy đã quan tâm đánh giá thị trường của dự án nhưng chưa thực sự lường hết các rủi ro và lượng hoá rủi ro có thể xảy ra dẫn tới một số đánh giá chưa thực sự

69

có tính thuyết phục cao.

Ngoài thông tin trên hồ sơ khách hàng cung cấp và các văn bản chính sách chế độ của nhà nước và của ngành cán bộ thẩm định không nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ hệ thống Ngân hàng Công Thương. Chi nhánh chưa có hệ thống thông tin lưu trữ phục vụ cho thẩm định và cũng chưa có phương án cụ thể nào để giải quyết vấn đề cung cấp thông tin thẩm định. Hầu hết các thông tin cán bộ tín dụng thu thập được thường ở dạng chắp vá, nguồn cung cấp thông tin không chính thống nên độ tin cậy thấp, phương pháp lưu trữ thông tin không khoa học, chủ yếu theo phương pháp thủ công nên rất khó tra cứu, tập hợp lại để sử dụng khi cần thiết.

Thứ hai: Nhận thức chưa đúng về vai trò của công tác thẩm định.

Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng có vai trò rất

quan trọng trong việc quyết định chất lượng hoạt động cho vay theo dự án và do đó ảnh

hưởng rất lớn đến hiệu quả và sự phát triển của ngân hàng. Song, thực tế một số lãnh đạo và cán bộ ngân hàng (tuy không nhiều) vẫn còn nhận thức chưa đúng và không đúng về vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án. Điều này thể hiện trong việc Ngân hàng khi tiến hành thẩm định dự án đã quá coi trọng đến việc thẩm định tài sản bảo đảm; thời gian trả nợ vay của các doanh nghiệp hay đơn vị bảo lãnh mà không thẩm định kỹ các nội dung tài chính cũng như hiệu quả tài chính của dự án.

Thứ ba: Đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định chưa theo kịp yêu cầu.

Yếu tố con người mặc dù đã được quan tâm nhiều hơn nhưng với tốc độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng tín dụng nói riêng trong thời gian qua thì

số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định tại Chi nhánh vẫn còn chưa

đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt đối với các dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ

thuật phức tạp.

Vietinbank Láng Hòa Lạc có 63 cán bộ công nhân viên, trong đó cán bộ tín dụng có khoảng 15 người nằm ở 3 phòng là phòng khách hàng, phòng giao dịch số 01 và phòng Trung Chính, cán bộ thẩm định có 3 cán bộ.Như vậy, bình quân một cán bộ tín dụng phải đảm trách khoảng hơn 100 tỷ đồng dư nợ. Thực tế cho thấy cường độ làm việc của cán bộ tín dụng thời gian qua khá căng thẳng cộng thêm với

70

sức ép về thời gian từ phía khách hàng nên nhiều dự án cán bộ tín dụng không thể thực hiện đầy đủ, toàn diện tất cả các nội dung quy định trong báo cáo thẩm định

Một phần của tài liệu 0578 hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương láng hòa lạc luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 79 - 92)