Cơ cấu Chi phí quản lý kinh doanh

Một phần của tài liệu 0599 hoàn thiện phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)

Nguồn: Báo cáo kiểm toán hàng năm của BIDV

Nội dung này đua ra phân tích tình hình sử dụng chi phí quản lý kinh doanh, xem xét chi phí quản lý có tăng truởng tuơng xứng với tăng truởng về quy mô, hiệu quả hay không. Từ đó nhà quản trị có quyết định phù hợp cho kỳ kinh doanh tiếp theo: có cần thiết thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí hay không, và ở mức độ nào. Kết quả phân tích ở trên cho thấy chi phí quản lý tại BIDV đuợc sử dụng khá hiệu quả.

Các chỉ tiêu phân tích đuợc sử dụng trong nội dung này: Chi phí quản lý kinh doanh

Chi phí quản lý/Tông tài sản = ________,_____.______________

Tổng tài sản bình quân

Chi phí quản lý/LNTT = Chi phí quản lý kinh doanh Lợi nhuận truớc thuế

2.2.4.4. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Bảng 2.7: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Nguồn: Báo cáo kiêm toán hàng năm của BIDV

Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của BIDV có dấu hiệu giảm từ năm 2011 và cải thiện hơn vào năm 2013 do khó khăn chung của nên kinh tế, đồng thời việc trích lập dự phòng rủi ro cao, và du thừa nguồn của các ngân hàng trong năm 2013 cũng làm giảm chỉ tiêu ROA, ROE đều giảm.. Chỉ tiêu NIM tăng do mức chênh lệch giữa lãi suất Huy động vốn và Cho vay các năm gần đây đuợc nới rộng hơn so với thời kì 2009,2010.

Đây là nội dung phân tích khá quan trọng, đua ra đánh giá cuối cùng về kết quả hoạt động của ngân hàng, từ đó nhà quản trị có thể thấy đuợc khả năng sinh lời của ngân hàng mình trong so sánh với các ngân hàng khác. Phân tích cho thấy BIDV có khả năng sinh lời khá tốt, đã đạt mức thông lệ quốc tế, tuy nhiên cần phấn đấu để đạt mức cao nhu một số đối thủ cạnh tranh khác.

Các chỉ tiêu phân tích sử dụng trong nội dung này:

Chênh lệch lãi suất Thu lãi ròng

cận biên ròng (NIM) Tổng tài sản có sinh lời bình quân

ROA = ROE =

2.3. ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.3.1. ưu điểm của phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu tài chính đang được áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.1.1. Phương pháp phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, phương pháp phân tích tài chỉnh chủ yếu được sử dụng trong báo cáo là phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ, phương pháp phân tích tỷ lệ... Trong đó, phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích. Các phương pháp được kết hợp một cách hợp lý trong cùng một nội dung phân tích và bản thân một phương pháp cũng được sử dụng một cách rất linh hoạt:

- Phương pháp so sánh: sử dụng cả so sánh số tương đối, số tuyệt đối; so sánh cùng kỳ, so sánh đầu kỳ; so sánh với bình quân giai đoạn; đặc biệt việc phân tích đã chú trọng đến so sánh tương quan với các đối thủ cạnh tranh, trong đó chú trọng đến các NHTM có cùng quy mô - các đối thủ cạnh tranh chính.

- Phương pháp phân tổ được sử dụng rất linh hoạt giúp nhà quản trị ngân hàng phân tổ nội dung phân tích theo nhiều tiêu thức khác nhau, ví dụ Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn, theo loại tiền, theo đối tượng khách hàng, theo ngành nghề cho vay. Huy động vốn phân theo kỳ hạn, loại tiền, đối tượng khách hàng. Việc phân tổ như vậy giúp nhà quản trị ngân hàng tiếp cận nội dung phân tích trên nhiều góc độ khác nhau, giúp nhà quản trị có được cái nhìn toàn diện.

- Thông qua phương pháp tỷ lệ nhà quản trị tính toán được giá trị được tỷ trọng của từng khoản mục (trong cơ cấu các khoản mục) từ đó thấy được biến

động tỷ trọng của từng khoản mục trong cơ cấu nội dung toàn bộ, tính toán đuợc các hệ số mang các nội dung kinh tế phản ánh thực trạng tài chính cuả ngân hàng

Thứ hai, công tác phân tích đã đuợc làm cho sinh động và trực quan hơn bằng việc sử dụng hệ thống các biểu đồ hình cột, biểu đồ kết hợp hình cột và đuờng, biểu đồ “bong bóng” bên cạnh việc sử dụng các bảng biểu. Điều này làm cho nội dung phân tích không chỉ đầy đủ và trực quan mà còn làm phong phú và linh hoạt thêm cách trình bày kết quả đánh giá khi sử dụng các phuơng pháp phân tích tài chính.

Thứ ba, việc phân tích tại NHTMCP Đầu tu và Phát triển Việt Nam đã đề cập phân tích tuơng đối toàn diện, đầy đủ các mặt tài chính của BIDV từ quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốn, lợi nhuận, chi phí, tình hình thực hiện các chỉ tiêu an toàn...Việc phân tích không chỉ dừng lại ở phân tích quy mô mà đã đi sâu vào phân tích chất luợng, quản lý rủi ro nên đã đua ra những kết luận khoa học và sát với thực tế. Do đó, công tác phân tích đã đáp ứng một phần yêu cầu của công tác quản trị ngân hàng; đồng thời tạo điều kiện cho nhà quản trị kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các quy định của Nhà nuớc dễ dàng hơn.

2.3.1.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu đang được sử dụng trong ngân hàng BIDV là khá rộng, đề cập đến nhiều mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm:

- Các chỉ tiêu quy mô, tăng truởng, cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn - Các chỉ tiêu đánh giá chất luợng tín dụng

- Các chỉ tiêu về khả năng đảm bảo an toàn trong hoạt động: hệ số an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ Du nợ/Huy động...

- Các chỉ tiêu về quản lý rủi ro: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất... - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, chi phí

- Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời

Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính này, báo cáo phân tích đua ra một bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động của ngân hàng, từ quy mô, cơ cấu đến hiệu quả hoạt động và những nguy cơ mà ngân hàng có thể phải đối mặt. Từ đó, giúp nhà quản trị ngân hàng có thể có những quyết định phù hợp trong điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng trong từng giai đoạn.

Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn hoạt động của BIDV. Việc có đuợc hệ thống chỉ tiêu phân tích nhu hiện nay là kết quả nghiên cứu lâu dài của bộ phận phân tích tài chính tại BIDV. Hệ thống chỉ tiêu đã đuợc chỉnh sửa nhiều lần cho phù hợp với thực tế tại BIDV trong từng thời kỳ. Chẳng hạn:

- Các chỉ tiêu quy mô đuợc đánh giá dựa trên cả số cuối kỳ và số bình quân, điều này rất hợp lý do số cuối kỳ phản ánh quy mô của ngân hàng tại thời điểm báo cáo; song khi xem xét quy mô của ngân hàng trong 1 giai đoạn thì phải dùng số bình quân, vì chỉ tiêu bình quân sẽ phản ánh đuợc những biến

động tăng/giảm quy mô trong kỳ.

- Các chỉ tiêu phân tích tài chính đuợc sắp xếp một cách khoa học để nguời sử dụng báo cáo dễ theo dõi: từ quy mô, cơ cấu đến chất luợng hoạt động, đánh giá rủi ro và cuối cùng là hiệu quả, khả năng sinh lời - kết quả hoạt động cuối cùng của ngân hàng.

Thứ ba, hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại BIDV khá cập nhật, các chỉ tiêu phân tích không còn phù hợp đã đuợc chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp, hệ thống chỉ tiêu phân tích hiện tại đã cập nhật theo các quy định mới của Ngân hàng nhà nuớc. Ngoài ra, BIDV đã áp dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính theo thông lệ quốc tế, trong đó chọn lọc các chỉ tiêu phù

hợp với thực tiễn tại BIDV. Chẳng hạn:

- Các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn trong hoạt động đã cập nhật theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN và 19/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

- Một số chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu, NIM, ROA, ROE đã áp dụng các mức thông lệ quốc tế để đánh giá.

2.3.2. Hạn chế của hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính đang được áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.3.2.1. Phương pháp phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất: Phương pháp phân tích tài chính tại BIDV chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, phân tổ, phân tích tỷ lệ... còn các phương pháp khác chưa được sử dụng. Đối với một số nội dung phân tích không thể chỉ sử dụng các phương pháp trên là đủ bởi nếu chỉ sử dụng phương pháp so sánh hoặc tỷ lệ sẽ chỉ cho thấy cái nhìn bề ngoài mà không thấy bản chất bên trong, không thấy được nguyên nhân của sự biến động từ đó tạo ra khó khăn trong công tác đưa ra các quyết định kinh doanh. Một ví dụ điển hình là việc phân tích hai chỉ tiêu ROA và ROE mới chỉ sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán sau đó sử dụng phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu này so với năm trước hoặc so với toàn ngành hoặc so với mục tiêu dự kiến. Điều này không cho nhà quản trị thấy và đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác cấu thành nên chỉ tiêu ROA, ROE đến hai chỉ tiêu này. Điều này hoàn toàn có thể làm được thông qua việc sử dụng phương pháp Dupont như đã trình bày ở Chương 1.

Thứ hai, BIDV mới đánh giá tình hình thu nhập và chi phí một cách độc lập, chưa xem xét sự biến động của chúng trong mối quan hệ với quy mô hoạt động của ngân hàng, chưa gắn sự biến động của chi phí với thu nhập nên chưa làm rõ được sự hợp lý hay không hợp lý của việc tăng, giảm chi phí.

2.3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thứ nhất, Nội dung phân tích xoay quanh các thông tin lấy từ báo cáo tài chính ngân hàng, trong đó chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu: tăng truởng, quy mô, cơ cấu, hiệu quả. Do hiện nay toàn bộ dữ liệu đã đuợc tập trung về hội sở đồng thời báo cáo tài chính của các NHTM lớn đều có công bố hàng quý nên việc khai thác các dữ liệu này không còn là vấn đề khó khăn. Nhu vậy, một nội dung rất quan trọng khi phân tích, đặc biệt là phân tích rủi ro chua đuợc đề cập đến trong khi việc đánh giá rủi ro thanh khoản, rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất,... là rất cần thiết để đánh giá hoạt động ngân hàng và đây cũng thông lệ chung các ngân hàng trên thế giới áp dụng.

Thứ hai, hoạt động tài chính là hoạt động chính của ngân hàng mà thu nhập từ hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất. Tuy nhiên, trong các chỉ tiêu phân tích về thu nhập và chi phí của BIDV không có chỉ tiêu nào phản ánh về lãi suất_chi phí và thu nhập của hoạt động. Do đó, mức độ đánh giá về khả năng kiểm soát của BIDV đối với hoạt động tài chính còn hạn chế.

Thứ ba, nếu nhìn theo góc độ của hệ thống phân tích CAMELS là hệ thống phổ biến trên thế giới đuợc áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng đã trình vày ở Chuơng 1 thì các chỉ tiêu phân tích tại BIDV đang chua có các chỉ tiêu về quản lý là (chữ M - Management trong khung CAMELS).

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Những văn bản đuợc sử dụng làm căn cứ xây dựng quy định phân tích hiện nay đã đuợc sửa đổi rất nhiều, việc tham chiếu các văn bản này làm căn cứ phân tích là không còn phù hợp:

Thứ nhất, dẫn chiếu với QĐ 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD,

đến nay đã có 2 văn bản sửa đổi là: Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN và Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN và mới đây nhất là Thông tu 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Thông tu 19/2010/TT-NHNN; Thông tu 22/2011/TT-NHNN về sửa đổi bổ sung một số điều của thông tu 13.

Thứ hai, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD cũng có văn bản sửa đổi là Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng khác nữa là cơ chế điều hành vốn nội bộ (FTP) cũng đã thay đổi về cách thức xác định cơ cấu tài sản có, tài sản nợ, thu nhập mua - bán vốn,...

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua xem xét một cách nghiêm túc công tác phân tích tài chính ở BIDV có thể ghi nhận những cố gắng và thành công ban đầu của BIDV. Nhà quản trị BIDV đã khá linh hoạt, toàn diện và khách quan trong vi ệc nhìn nhận tình hình tài chính của ngân hàng mình. Điều này tạo thuận lợi và đặt cơ sở cho việc ra các quyết định quản trị của nhà lãnh đạo ngân hàng trong các hoạt động kinh doanh thực tiễn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm cả khách quan và chủ quan mà công tác phân tích ở BIDV vẫn còn bộc lộ những hạn chế và cần có huớng khắc phục, hoàn thiện và áp dụng thêm các phuơng pháp và chỉ tiêu phân tích mới theo thông lệ quốc tế trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam.

Căn cứ theo Nghị quyết Hội đồng quản trị số 947/NQ-HĐQT ngày 27/09/2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các mục tiêu ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2010-2015 gồm:

- Tập trung tái cơ cấu (nền khách hàng, danh mục tài sản nợ - có) nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

- Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ, tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

- Duy trì và phát triển vị thế của BIDV trên thị trường (là một trong 2 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam) và khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước, trong đó thực hiện tích cực và hiệu quả hoạt động đầu tư quốc tế.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; áp dụng các thông lệ tốt nhất, tập trung tái cơ cấu lại tổ chức và quản lý, nâng cao năng lực quản trị và điều hành các cấp;

- Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin gắn với quá trình phát triển đa dạng hóa hệ thống sản phẩm và kênh phân phối;

- Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các công ty con, công ty liên doanh, liên kết;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và không ngừng nâng cao lợi ích

Một phần của tài liệu 0599 hoàn thiện phương pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)