Tình hình (biến động) kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.3. Tình hình (biến động) kết quả sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1: Tình hình kết quả kinh doanh năm 2013 – 2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016

2014/2013 2015/2014 2016/2015

+/_ % +/_ % +/_ %

Nguồn vốn 2.894 3.069 3.465 4.344 175 6% 396 13% 879 25% Phân loại theo

tiền VND 2.605 2.902 3.305 4.233 297 11% 403 14% 928 28% Ngoại tệ 289 167 160 111 -122 - 42% -7 -4% -49 - 31% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.881 1.903 2.183 2.458 22 1% 280 15% 275 13% Trung - dài hạn 1.013 1.166 1.282 1.886 153 15% 116 10% 604 47% Cho vay 1.181 2.031 2.263 2.786 850 72% 232 11% 523 23% Phân theo loại

tiền VND 841 1.641 1.895 2.460 800 95% 254 15% 565 30% Ngoại tệ 340 390 368 326 50 15% -22 -6% -42 - 11% Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 709 1.283 1.608 1.931 574,4 81% 325 25% 323 20% Trung - dài hạn 472 748 655 855 275.6 58% -93 - 12% 200 31% Lợi nhuận 34,2 43,8 48,7 78,6 9,68 28% 4,84 11% 29,96 62%

(Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh Vietinbank Thừa Thiên Huế)

Hình 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2013-2016

Những năm gần đây, hoạt động Ngân hàng trở thành một trong những lĩnh vực có sự cạnh tranh gay gắt nhất. Cùng với sự có mặt của rất nhiều NHTMCP ngoài quốc doanh là sự xâm nhập thị trường của các Ngân hàng nước ngoài. Các đối thủ cạnh tranh trên gây sức ép khá lớn đến NHCT nói chung và NHCT Chi nhánh Thừa Thiên Huế nói riêng do họ có khá nhiều lợi thế về công nghệ, con người, trình độ quản lý,…

Cùng với khó khăn về cạnh tranh là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới đứng trước bóng đen kinh tế và khủng hoảng nợ công. Hệ thống tài chính Ngân hàng đặt trước sự báo động khi các tổ chức xếp hạng hạ bậc tín nhiệm một loạt các Ngân hàng hàng đầu thế giới. Kinh tế trong nước nói chung và địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro, bất ổn. Chính các nhân tố này đã làm cho lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được một số thành quả nhất định.

Về nguồn vốn

- Năm 2013, cũng là năm khó khăn đối với nền kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã có những chiến lược, chỉ đạo sâu sát đến từng cán bộ liên quan đến công tác huy động vốn, chú trọng công tác marketing, chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo với phương châm: “Mỗi khách hàng là mỗi người thân của mái nhà Vietinbank Thừa Thiên Huế, chăm sóc khách hàng như chăm sóc chính bản thân mình”. Chính vì vậy, Chi nhánh Thừa Thiên Huế đã đạt được kết quả rất ngoạn mục.

+ Tổng nguồn vốn đến 31/12/2013 đạt 2.894 tỷ đồng. Trong đó: -Phân theo loại tiền:

Tiền VNĐ: 2.605 tỷ đồng.

Tiền ngoại tệ quy VNĐ: 289 tỷ đồng. -Phân theo kỳ hạn:

Ngắn hạn: 1.881 tỷ đồng.

Trung hạn – dài hạn: 1.031 tỷ đồng.

- Năm 2014 là năm ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. Và cũng trong 5 năm trở lại đây, có thể xem 2014 là năm ít xáo trộn nhất trong hoạt động Ngân hàng. Nhưng đây lại là một năm có những sự kiện, thay đổi quan trọng: lạm phát thấp nhất 10 năm, lãi suất giảm nhanh,… Sự cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng vẫn diễn ra quyết liệt, trong khi lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Công thương thấp hơn nhiều so với các NHTM trên địa bàn, không khuyến khích được khách hàng gửi tiền, đặc biệt là không thu hút được tiền gửi dân cư. Hơn nữa, trên thị trường cũng có nhiều kênh đầu tư sinh lời khác: chứng khoán, vàng, bất động sản, nên nguồn vốn bị san sẻ. Nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Chi nhánh với phương châm “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta” nên năm 2014, toàn Chi nhánh đã được kết quả nhất định:

- Tổng nguồn vốn đến 31/12/2014 đạt 3.069 tỷ đồng, tăng 175 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 6% so với 31/12/2013. Trong đó:

-Phân theo loại tiền:

+ Tiền VNĐ: 2.902 tỷ đồng, tăng 297 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng 11% so với năm 2013.

+ Tiền ngoại tệ quy VNĐ: 167 tỷ đồng, giảm 122 tỷ đồng, tương đương với giảm 42% so với năm 2013

-Phân theo kỳ hạn:

+ Ngắn hạn: 1.903 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng, tương đương với tăng 1% sơ với năm 2103.

+ Trung hạn – Dài hạn: 1.166 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng tương đương với tốc độ tăng 15% so với năm 2013.

- Năm 2015 là năm được đánh giá đầy khả quan của ngành Ngân hàng. Bên cạnh các nhân tố khách quan thuộc môi trường kinh doanh của ngành tài chính – Ngân hàng như: chính sách tín dụng, lãi suất và tỷ giá, cơ chế quản lý và quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng của NHNN, cầu của nền kinh tế, sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác,… cũng được các tổ chức tín dụng đánh giá là diễn biến ổn định hoặc có thuận lợi hơn các năm trước. Cùng các chính sách, chiến lược sâu xát của Ban Lãnh Đạo Ngân hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế với sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ Chi nhánh thì năm 2015 nguồn vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng 13 % so với năm 2014.

- Tổng nguồn vốn đến 31/12/2015 đạt 3.465 tỷ đồng, tăng hơn 396 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 13% so với 31/12/2014. Trong đó:

-Phân theo loại tiền:

+ Tiền VNĐ: 3305 tỷ đồng, tăng 403 tỷ đồng; tương đương với tốc độ tăng 14% so với năm 2014.

+ Tiền ngoại tệ quy VNĐ: 160 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng; tương đương với tốc độ giảm là 4% so với năm 2014.

-Phân theo kỳ hạn:

+Ngắn hạn: 2.183 tỷ đồng, tăng 280 tỷ đồng; tương đương với tốc độ tăng 15% so với năm 2014.

+ Trung hạn – dài hạn: 1.282 tỷ đồng, tăng 116 tỷ đồng; tương đương với tốc độ tăng 10% so với năm 2014.

-Năm 2016, hoạt độngcủa ngành ngân hàng đang trên đà phát triển tốt về mọi mặt. Trong đó, ngân hàng Công Thương Việt Nam cho nhánh Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ. Cùng với những sự nỗ lực đó thì đến năm 2016 tổng nguồn vốn của chi nhánh đã tăng lên 25% so với năm 2015, đây là con số tăng vượt bậc so với những năm trước đây. Trong đó:

- Tổng nguồn vốn đến 31/12/2016 đạt 4.344 tỷ đồng, tăng hơn 879 tỷ đồng, tương đương tốc độ tăng 25% so với 31/12/2015. Trong đó:

-Phân theo loại tiền:

+ Tiền VNĐ: 4.233 tỷ đồng, tăng 928 tỷ đồng; tương đương với tốc độ tăng 28% so với năm 2015.

+ Tiền ngoại tệ quy VNĐ: 111 tỷ đồng, giảm 49 tỷ đồng; tương đương với tốc độ giảm là 31% so với năm 2015.

-Phân theo kỳ hạn:

+Ngắn hạn: 2.458 tỷ đồng, tăng 275 tỷ đồng; tương đương với tốc độ tăng 13% so với năm 2015.

+ Trung hạn – dài hạn: 1.886 tỷ đồng, tăng 604 tỷ đồng; tương đương với tốc độ tăng 47% so với năm 2015.

Về cho vay

Song song với công tác về nguồn vốn, việc đầu tư tín dụng vẫn là công tác mũi nhọn của Chi nhánh. Trong những năm gần đây sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt cùng với sự bất ổn, khó khăn của nền kinh tế đã tác động mạnh đến công tác tín dụng tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

- Năm 2013 là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhận định được tình hình đó ngay từ đầu năm 2013, Ban Giám đốc đã chỉ đạo sát sao, nắm bắt kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Chi nhánh đã xác định hướng đi cho hoạt động tín dụng năm 2013 là tăng trưởng luôn phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng tín dụng, với phương châm hoạt động: “An toàn và hiệu quả”. Kết quả là: Tình hình cho vay nền kinh tế đến 31/12/2013 đạt 1.181 tỷ đồng.

- Năm 2014, ngành Ngân hàng tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn. “Sức khỏe” của Ngân hàng luôn gắn với doanh nghiệp, mà đến 2014 là năm thứ 6 liên tiếp doanh nghiệp phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình và với đường lối, chính sách, chiến lược sáng suốt, Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế đạt được kết quả khả quan về dư nợ cũng như chất lượng dư nợ cho vay đảm bảo không có nợ xấu. Đến 31/12/2014, tình hình cho vay đạt 2.031 tỷ đồng, tăng 850 tỷ đồng, tốc độ tăng là 72% so với năm 2013.

- Năm 2015, là năm được đánh giá là năm đầy khả quan của ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Huế nói riêng. Tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng với phương châm: “An toàn và hiệu quả”. Đến cuối năm 2015, tình hình cho vay nền kinh tế đạt 2.263 tỷ đồng, tăng 232 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 11% so với năm 2014.

- Năm 2016, là năm mà ngành ngân hàng trên đà phát triển mạnh tiếp tục của năm 2015. Tín dụng vẫn tiếp tục tăng trưởng với phương châm: “An toàn và hiệu quả”. Đến cuối năm 2016, tình hình cho vay nền kinh tế đạt 2.786 tỷ đồng, tăng 523 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 23% so với năm 2015.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận là số tiền thu được từ chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Mức chênh lệch càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn. Trong 4 năm từ 2013 – 2016, cùng với sự gia tăng của thu nhập, lợi nhuận của Chi nhánh cũng tăng lên liên tục. Lợi nhuận qua 4 năm đạt mức tăng trưởng từ 34,2 – 78,6 tỷ đồng.

Như vậy, Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Đạt được kết quả như trên là do sự cố gắng không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh trong những năm qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)