Kiến nghị đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 73 - 75)

5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. Kiến nghị đề xuất

Căn cứ vào các phân tích tại Phần II và phần kết luận tại mục 3.1, đề tài đưa ra những khuyến nghị đối với các ngân hàng như sau:

a. Kiến nghị đối với NHNN:

Xét về yếu tố quản lý từ nhà nuớc, điều chỉnh các quy định liên quan đến phân loại chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc ban hành Thông tư 02/2013/TTNHNN trở thành một bước tiến để đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt đến tiêu chuẩn của quốc tế. Tuy nhiên, do có nhiều thông tin, yêu cầu mới đuợc đề cập trong thông tư, đòi hỏi NHNN Việt Nam cần chủ động mở các hội thảo, ban hành các hướng dẫn bổ sung để các NHTM có thể hiểu và thực hiện đúng theo yêu cầu.

Tăng cường kiểm tra thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng. Trong những năm vừa qua, hệ thống TCTD tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy mô. Trong khi đó, hoạt động thanh tra giám sát có nhiều cải thiện nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, hoạt động thanh tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là phương pháp chủ yếu trong khi khả năng giám sát từ xa nhằm phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế. Ðiều này đòi hỏi phải đổi mới

phương pháp thanh tra giám sát, chuyển từ giám sát tuân thủ sang giám sát tuân thủ kết hợp với giám sát trên cơ sở rủi ro: tập trung xác định những hoạt động quản lý rủi ro tín dụng yếu kém tại các TCTD, đo luờng đánh giá rủi ro tín dụng của các TCTD.

NHNN cần tăng cuờng công tác thanh tra giám sát việc thực hiện hệ thống XHTD nội bộ cũng như công tác phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Giám sát kỷ luật hạch toán và tuân thủ các quy định về công tác tín dụng đã đuợc thể hiện đầy đủ trong Sổ tay tín dụng của các NHTM.

Phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) Phát triển Trung tâm xếp hạng tín nhiệm trực thuộc NHNN có thể xem là một giải pháp tối ưu với Việt Nam nhằm có thể quản lý tập trung, tránh trường hợp thành lập các tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập tràn lan sẽ khó quản lý và dễ xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng và TCTD nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia nhung không đảm bảo theo đúng tiêu chí của Basel II.

b. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh Thừa Thiên Huế

Thứ nhất,Có hai nội dung tác nghiệp mà ngân hàng cần đặc biệt lưu ý để nâng cao khả năng trả nợ: (i) thẩm định tín dụng và (ii) kiểm soát mục đích sử dụng vốn. Ðối với vấn đề thẩm định tín dụng, ngân hàng có thể dựa vào kết quả của nghiên cứu này về các nhân tố ảnh huởng tới khả năng trả nợ để thay đổi cấu trúc bảng xếp hạng tín dụng (các nhân tố đánh giá, căn cứ đánh giá) cho hợp lý hơn. Thêm vào đó, ngân hàng cần chú trọng tới việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin về KHCN một cách chính xác ngay từ ban đầu, tránh để xảy ra truờng hợp số liệu bị bóp méo (ví dụ: thu nhập của khách hàng) và sự cẩu thả hay sự thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng. Ðồng thời phải có phương pháp giám sát hữu hiệu và những chế tài cụ thể vối với những cán bộ cố tình sai phạm.

Ðối với vấn đề kiểm soát mục đích sử dụng vốn. Ðể tăng cường công tác này, đầu tiên ngân hàng phải hoàn thiện hoạt động thẩm định tín dụng ban đầu. Kế đến ngân hàng phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm hữu hiệu về các nguy cơ khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thêm vào đó việc thiết lập hệ thống báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn của khách hàng để tích hợp vào hệ thống cảnh báo này phải đảm bảo tính chính xác cao. Ðiều này cũng có nghĩa là ngân hàng phải thiết kế các hoạt động giám sát các chế tài dành cho cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay.

Thứ hai, xét về từng nhân tố cụ thể. Ðối với yếu tố giới tính, ngân hàng cần thận trọng hơn với các khoản vay dành cho nam giới, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng có thể cho mức trọng số cao hơn đối với nữ giới trong quá trình thẩm định tín dụng. Ðối với yếu tố trình độ học vấn, ngân hàng cũng có thể đưa ra mức trọng số cao hơn đối với những khách hàng có trình độ sau đại học và thứ đến là đại học/cao đẳng. Yếu tố tiếp theo ngân hàng cung có thể tham khảo trong quá trình thẩm định tín dụng đó là vị trí nghề nghiệp. Việc phân loại hiện nay về yếu tố vị trí của công việc và ngay cả khía cạnh vị trí cũng chưa phân chia ra đuợc hết các cấp độ cụ thể mà chỉ chia làm bốn cấp độ. Tuy nhiên, về cơ bản, ngân hàng vẫn cần ưu tiên các khoản vay đối với những khách hàng có vị trí nghề nghiệp cao và được thể hiện cụ thể về mặt trọng số trong bảng chấm điểm tín dụng.

Tiếp theo, ngân hàng cần đặc biệt chú ý tới các khoản vay hàm chứa yếu tố rủi ro. Xét theo khía cạnh hình thức vay, những khoản vay tín chấp đã thể hiện mức độ rủi ro rất cao. Ðể hạn chế vấn đề này, ngoài việc thẩm định khách hàng kỹ lưỡng, ngân hàng cũng cần có những biện pháp hạn chế cho vay, ví dụ đưa ra cơ cấu vay hợp lý giữa tín chấp và thế chấp để đảm bảo về mặt tổng thể tỷ lệ nợ xấu của tín chấp giảm xuống. Nếu xét theo khía cạnh mục đích vay, những khoản cho vay về bất động sản cần được hạn chế lại. Ðối với những khoản vay đã quá hạn và cấu thành nợ xấu, việc giải quyết nhanh chóng là vấn đề ưu tiên hàng đầu.

Trên đây là những kiến nghị dựa trên kết quả phân tích với mục đích nâng cao khả năng trả nợ của KHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh thừa thiên huế (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)