2.2 .1Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với khối doanh nghiệp
2.2.2 Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
*Quản lý tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tiền công trả cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Đối với công chức, viên chức làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm: đơn vị Đảng, Đoàn thể và các DNNN) do Nhà nước trả lương. Trên thực tế, cácDN thường không chú ý đến các quy định về tiền lương vì khơng có gì liên quan (hoặc liên quan rất ít) đến tiền lương và thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, do đây là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXHbắt buộc và giải quyết các chế độ về BHXH bắt buộc cho người lao động, nên đơn vị phải thực hiện nghiêm túc theo quy định, bất kể làm ăn có lãi, hay thua lỗ. Mặt khác, các loại lương và phụ cấp do Nhà nước quy định thống nhất và mọi đơn vị phải thực hiện một cách bắt buộc.
Người lao động làm việc ở các DNNQD vàDNVĐTNN do người sử dụng lao động quy định ghi trên HĐLĐ, là cơ sở pháp lý để tính mức nộp BHXH cho người lao động. Có một thực tế hiện nay các DN này, nhất là những DN hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về HĐLĐ, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì khơng cóHĐLĐ. Mặt khác, do DN được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH bắt buộc, mà khơng có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng, dẫn đến nếu DN buộc phải ký HĐLĐ thì cũng chỉ ký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXHbắt buộc theo quy định. Ví dụ có nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ký hợp đồng với công nhân đồng loạt theo một mức lương bằng, hoặc cao hơn mức lương tối thiểu một chút ít, để chỉ đóng mức BHXHbắt buộcthấp.
Trong thực tế các DN khi thực hiện Luật BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động đã lách luật bằng cách trả lương cho người lao động gồm 2 phần: lương tối thiểu
và các khoản thu nhập khác (như lương kinh doanh, phụ cấp cơng việc... ), khi đóng BHXH, BHYT, BHTN chỉ đóng theo mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng, sự chênh lệch giữa thu nhập thực tế và lương cơ bản là rất lớn có khi gấp gần chục lần.
Bảng 2.6:Tổng quỹ lương làm căn cứ đóngtham gia BHXH bắt buộc đối với khối doanh nghiệptại BHXH tỉnhQuảng Bìnhgiai đoạn2014-2016
Đơn vịtính: triệu đồng
TT Loại hình Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 DNNN 342.644 332.935 337.438
2 DNVĐTNN 317 6.736 14.536
3 DNNQD 531.839 608.468 718.834
Tổng cộng 874.800 948.139 1.070.808
Nguồn: Báo cáotài chính của BHXH tỉnh Quảng Bình
Năm 2016 mặc dù số đơn vị và số lao độngloại hình DNNN giảm nhưng tổng quỹ lương tăng lên, điều này chứng minh rằng đời sống của người lao động cũng được đảm bảo nên mức lương trích nộp của NLĐ ngày càng tăng, ngồi ra cịn do tăng lương cơ học và tăng lương tối thiểu chung do nhà nước điều chỉnh. Tổng quỹ lương năm 2015 của loại hình DNNN là 332.935 triệu đồng thì đến năm 2016, tổng quỹ lương tăng lên 337.438 triệu đồng.
Tổng quỹ lương năm 2014 của loại hình DNVĐTNN là 317 triệu đồng thì đến năm 2016, tổng quỹ lương tăng lên 14.536 triệu đồng; tổng quỹ lương năm 2014 của loại hình DNNQD là 531.839 triệu đồng thì đến năm 2016, tổng quỹ lương tăng lên718.834 triệu đồng, tăng135,16%. Tổng quỹ tiền lương của 2 loại hình trên tăng là do tác động của một số yếu tố chủ yếu như: số đối tượng tham gia tăng nhanh, tiền lương tối thiểu chung, tối thiểu vùng nhà nước điều chỉnh tăng hàng năm, tăng cơ học do người lao động được tăng lương định kỳ…
*Quản lý mức thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Mức thu BHXH bắt buộc được tính bằng 26% tổng tiền lương, tiền công của NLĐthể hiện cụ thể qua bảng 2.7 như sau:
Bảng 2.7: Mức thu BHXH bắt buộc đối với khối doanh nghiệp tại BHXH tỉnh Quảng Bìnhgiai đoạn2014-2016
Đơn vịtính: triệu đồng
TT Loại hình Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 DNNN 89.087 86.563 87.734
2 DNVĐTNN 82 1.751 3.779
3 DNNQD 138.278 158.202 186.897
Tổng cộng 227.448 246.516 278.410
Nguồn: Báo cáo tài chính của BHXH tỉnh Quảng Bình
Trên cơ sở danh sách tham gia BHXH của từng đơn vị, mức lương hoặc tiền công của từng NLĐ và tổng quỹ lương của người tham gia để tính được mức thu BHXH bắt buộc. Vì tỷ lệ trích đóng BHXH bắt buộc qua 3 năm đều khơng đổi nên khi tổng quỹ lương tăng lên thì mức thu BHXH bắt buộc cũng tăng theo từ 227.448 triệu đồng năm 2014 đến năm 2016 là 278.410 triệu đồng. Trong đó, mức thu BHXH bắt buộc của loại hình DNNQD vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Cơ quan BHXH sử dụng phần mềm SMS (phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT) để tính chính xác các mức thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đồng thời tự phân bổ vào các quỹ khi đơn vị nộp tiền.