6. Kết cấu của luận văn
1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam về điều kiện làm việc ở các
gây rủi ro cho người lao động.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam về điều kiện làm việc ở các công trình xây dựng ở các công trình xây dựng
Năm 2012, nghiên cứu “Thực trạng điều kiện lao động, tình hình sức khỏe và dịch vụ Y tế lao động trong ngành Xây dựng dân dụng 2012” được tiến hành bởi Viện khoa học An toàn và vệ sinh lao động đã đưa ra nhiều kết quả ý nghĩa phục vụ cho việc định hướng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động ngành xây dựng dân dụng (XDDD). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn người lao động ngành XDDD có sức khỏe loại II và III, tuy nhiên vẫn còn 0,7- 1,5% loại V. Trong đó các bệnh đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (viêm mũi họng, thanh quản mãn 41,3-54,9%), bệnh mắt (30-48%), dạ dày (20-
27%), cơ xương (14-19%), bệnh bụi phổi silic (0,9%), điếc nghề nghiệp (0,3%). Tai nạn lao động (TNLĐ) trong nghề thi công xây lắp chiếm 4,8- 6,3%. Mức độ tổn thương chung loại rất nhẹ chiếm cao nhất 40-80%, mức độ rất nặng có tỷ lệ 8,3-11,1% [9].
Theo khảo sát của Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động về tình hình sức khỏe và bệnh nghề nghiệp (BNN) của 550 CN tại 28 công trường xây dựng ở 3 miền Bắc, Trung và Nam, kết quả cho thấy: Dù thời gian làm việc trung bình 8,19 giờ/người/ngày, nhưng có đến 24,5% CN cảm thấy căng thẳng trong giờ làm việc. Các triệu chứng đau mỏi thường gặp trong khi làm việc là mỏi mệt (40,79%), đau đầu (28,57%), đau thắt lưng (19,25%) và chóng mặt (17,06%). Tỉ lệ CN cảm thấy mệt mỏi sau giờ làm việc chiếm 23,96% CN, đặc biệt có 23,03% cảm thấy nhanh mệt hơn so với vài năm trước. Các triệu chứng trên không chỉ bắt nguồn từ cường độ làm việc căng thẳng, mà còn do CN cùng lúc phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như: bụi (70,3%), tiếng ồn (70,1%) và nóng (66,2%), chưa kể các yếu tố khác như phóng xạ, hóa chất.
Nghiên cứu của Trần Như Phong và cộng sự (2017) đã nhận định ngành xây dựng là ngành có ĐKLĐ đặc thù, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, người lao động phải làm việc trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, địa bàn lao động luôn thay đổi. Đó là nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động, đặc biệt gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả lao động. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn; hồi cứu tổng hợp và phân tích số liệu 23 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng và thi công xây lắp trên 6 tỉnh và thành phố để đánh giá được thực trạng điều kiện lao động ngành xây dựng dân dụng. Kết quả cho thấy các cơ sở có tỷ lệ mẫu đo môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) khá cao. Các mẫu đo vi khí hậu đều vượt TCCP với tỷ lệ trung bình như sau: Nhiệt độ 0,5-1,5%, độ ẩm 8,7-33,3% và tốc độ gió 25-38,7%. Tư thế lao động gò bó, đơn điệu cộng thêm sự nặng
nhọc, căng thẳng trong công việc khiến cho NLĐ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ, gây giảm năng suất lao động, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Năm 2018, Nguyễn Anh Tuấn cùng các cộng sự đã nghiên cứu và xây dựng “Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng” để đáp ứng những đổi mới trong công tác xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam ngày nay. Nhìn chung công tác quản lý ATVSLĐ nói chung, kiểm soát ĐKLĐ nói riêng tại các cơ sở sản xuất cũng như các công trường xây dựng còn nhiều bất cập. Việc xây dựng được phương pháp nhận dạng và đánh giá nguy cơ tai nạn lao động còn nhiều hạn chế. Áp dụng công nghệ kết hợp với những kết quả nghiên cứu thông qua phương pháp phù hợp điều kiện thực tế đã góp phần vào công cuộc bảo vệ sức khỏe, an toàn cho NLĐ, góp phần ổn định và phát triển hoạt động sản xuất [4].
Tiểu kết chương 1
Các nghiên cứu về điều kiện làm việc trên các công trường xây dựng đã được nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, điều kiện làm việc của người lao động trên các công trình xây dựng rất khó khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại và đặc thù. Người lao động phải làm việc ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, địa bàn lao động luôn thay đổi có nhiều yếu tố rủi ro gây chấn thương và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Các điều kiện làm việc khắc nghiệt như làm việc trên cao, trong các hố sâu, không gian kín, làm việc ngoài trời, làm việc với các máy thiết bị lớn, tiếng ồn cao, độ rung lớn, ánh sáng không đảm bảo, nồng độ bụi và hơi khí độc luôn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép là những đặc trưng của ngành xây dựng. Do vậy, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các lĩnh vực.
Mỗi quốc gia có đặc trưng riêng về điều kiện làm việc trong ngành xây dựng. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hóa, hầu hết các quốc gia đều hướng tới việc cải thiện thiện điều kiện lao động trong lĩnh vực xây dựng để giảm thiểu các rủi ro tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP
– BỘ CÔNG AN 2.1. Giới thiệu về dự án
Dự án “Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp -Bộ Công an” với tên thương mại là “Dự án The Park Home” ở địa chỉ ô đất D12 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Chủ đầu tư dự án là công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 52 – Handico 52. Tổng diện tích dự án khoảng 4.073m2. Dự án có quy mô gồm tòa căn hộ chung cư 29 tầng (2 tầng thương mại + 27 tầng căn hộ) với 2 tầng hầm.
Hình 2.1: Vị trí dự án
Hình 2.2: Tổng quan dự án
(Nguồn: [1])
Sản phẩm của dự án là công trình xây dựng nhà cao tầng nên hầu hết kết cấu trên mặt đất được cấu tạo bằng thép. Các cấu kiện vật tư được gia công tại nhà máy và vận chuyển đến dự án để thi công và lắp đặt. Trong phạm vi nghiên cứu cứu luận văn, tác giả chỉ đánh giá công tác thi công Bê tông cốt thép phần thân thô và trát mặt ngoài, hạng mục chính của quá trình xây dựng này bao gồm:
1. Thi công coppha 2. Thi công cốt thép 3. Đổ bê tông
4. Thi công trát
Thời điểm hiện tại dự án đang đi vào giai đoạn thi công cao điểm để kịp tiến độ bàn giao cho chủ đầu tư đúng thời hạn. Tổng số NLĐ làm việc tại dự án khoảng 200 người. Công việc được tiến hành chủ yếu vào ban ngày từ 6h sáng đến 17h hàng ngày.
2.2. Đặc điểm lao động tại dự án
2.2.1. Lực lượng lao động
Tại dự án hiện có khoảng 200 công nhân làm việc trên công trường bao gồm cả nam và nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Trong đó, nam giới chiếm 73% và nữ giới chiếm 27%. Công việc chủ yếu cho lao động nữ chủ yếu là dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp vật tư, một số công việc liên quan đến gia công, gia công lắp dựng thép xây dựng. Tuy nhiên dự án hiện đang có xu hướng gia tăng số lượng lao động nữ, họ còn được phân công làm các công việc cho nam giới. Các công việc này có độ khó cao hơn và cần nhiều kĩ năng hơn như làm việc trên cao, làm việc các khu vực mép biên sàn thao tác, thường tiếp xúc với hóa chất công nghiệp độc hại… Điều này không hề tốt cho sức khỏe và còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
2.2.2. Độ tuổi lao động
Độ tuổi của người lao động làm việc tại dự án nằm trong khoảng từ 18- 60 tuổi chiếm 69%. Dự án có sử dụng một số lao động cao tuổi (trên 60 tuổi) chiếm 5%. Tuy nhiên, qua điều tra, tại dự án có sử dụng lao động vị thành niên (lao động chưa đủ 18 tuổi) chiếm 10%. Đây là việc làm sai quy định của Pháp luật. Tuy biết rõ là làm trái pháp luật nhưng NSDLĐ lại bỏ qua vì lúc tiến độ khi được đẩy lên cao, nhân sự là hết sức cần thiết. Mặt khác NLĐ cũng muốn được làm việc nên đã tự nguyện, sẵn sàng cam kết bằng lời nói với NSDLĐ mà không cần đến hợp đồng lao động. Chính điều này đã dẫn đến người lao động không có được ĐKLV phù hợp sức khỏe, thể trạng, không được hưởng những quyền lợi đáng có.
Bảng 2.1. Độ tuổi người lao động làm việc tại dự án
Độ tuổi Số/Tổng số (a/n) Tỷ lệ (%)
Dưới độ tuổi lao động T<18 1/100 10
Trong độ tuổi lao động đối với
nữ giới (18 ≤ T ≤ 55) 26/100 26
Trong độ tuổi lao động đối với
nam giới (18 ≤ T ≤ 60) 69/100 69
Ngoài độ tuổi lao động (T>60)
5/100 5
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
Dưới độ tuổi LĐ Trong độ tuổi LĐ Ngoài độ tuổi LĐ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về độ tuổi người lao động tại dự án
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
2.3. Thực trạng điều kiện làm việc tại dự án
Các dự án xây dựng nói chung và dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an nói riêng đều có điều kiện làm việc khắc nghiệt. Lực lượng trực tiếp tham gia làm việc và tạo ra sản phẩm là công nhân. Điều kiện làm việc mà tác giả đề cập đến trong luận văn dành cho người lao động, cụ thể là công nhân là chính.
Trên công trường dự án có rất nhiều hạng mục công việc khác nhau. Vì mỗi công việc lại có tính chất và vị trí làm việc riêng nên NLĐ được trang bị các công cụ và phương tiện lao động cho phù hợp. Đó có thể là các công cụ cầm tay (búa, xẻng, đuôi chuột, máy cắt cầm tay, máy khoan, máy mài...) đến các máy móc hạng nặng, từ thô sơ đến phức tạp (Máy dập, máy uốn sắt, máy cán tôn, máy cắt sắt...). Hầu hết các loại máy dùng tại dự án thường là máy mua lại cũ, được sửa chữa nhiều lần nhằm mục đích hạn chế chi phí cho sản xuất nên đã được tân dụng tối đa. Ở các máy thiết bị có mối nguy hiểm từ bộ phận truyền động, chuyển động. Bên cạnh đó còn có mối nguy đến từ dòng điện khi làm việc với máy, thiết bị sử dụng điện, hóa chất công nghiệp độc hại (Chất tẩy rửa – CN vệ sinh công nghiệp), vật liệu gây cháy nổ (oxy, khí gas...). Các mối nguy hiểm còn đến từ vật rơi, lỗ mở, hố sâu, sàn trơn trượt… Đối với NLĐ như lắp dựng coppha, lắp đặt kết cấu thép, lắp đặt vận hành máy, thiết bị phải làm việc trên cao có không gian chật hẹp, tư thế làm việc bất lợi. NLĐ làm việc liên quan đến cơ khí, vận hành máy thiết bị hạng nặng chịu sức ép về tiếng ồn lớn thường xuyên. Công việc của NLĐ chủ yếu diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện khí hậu có đặc điểm nắng nóng nhiệt độ cao vào mùa hè và buốt lạnh mưa phùn mùa đông.
Vấn đề tâm sinh lý của NLĐ cũng là yếu tố của điều kiện lao động cần được quan tâm.
2.3.1. Thời gian làm việc
Tiến độ thi công của công trường rất gấp rút vậy nên luôn có sự thúc ép các nhà thầu phụ, tổ đội làm việc nhằm đạt được tiến độ theo kế hoạch. Vậy nên việc tăng ca tối, tăng ca đêm, tăng cường độ làm việc và giảm khả năng giám sát ATVSLĐ để đạt tiến hộ của một số hạng mục đã tạo nên khó khăn cho các yêu cầu phải đảm bảo ATVSLĐ trong công việc. Đồng nghĩa đó, đẩy người lao động vào điều kiện làm việc bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe. Trong 100 người được khảo sát, chỉ có 23 người (23%) xác nhận là làm việc 8 tiếng 1 ngày. Đa phần đều làm trên 9 tiếng và có những
người phải làm đến 12 tiếng cho những ngày đổ bê tông, còn thời gian trung bình phần đa số công nhân phải làm là 10 tiếng/ngày.
Bảng 2.2. Thống kê giờ làm việc trong ngày của người lao động Thời gian làm việc trung bình trong ngày
(Số phiếu khảo sát: 100)
Thời gian 8 tiếng 8 – 10 tiếng >10 tiếng
Số lượng 23 57 20
Tỷ lệ (%) 23 57 20
(Nguồn: Điều tra của tác giả)
2.3.2. Kết quả quan trắc môi trường lao động
Do NLĐ làm việc tại dự án phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có hại trong quá trình làm việc nên hằng năm dự án đều tổ chức quan trắc môi trường lao động (sau đây sẽ viết tắt là ĐTMLĐ) để định kì đo kiểm các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.3:
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2020
STT Yếu tố quan trắc Giới hạn cho phép Tổng số mẫu Số mẫu đạt giới hạn cho phép Số mẫu không đạt giới hạn cho phép 1 Nhiệt độ 18-32oC 13 13 0 2 Độ ẩm 40-80% 13 13 0 3 Tốc độ gió 0.2-1.5 m/s 13 13 0 4 Ánh sáng >= 50 lux 13 13 0 5 Tiếng ồn =< 85 dBA 13 13 0
STT Yếu tố quan trắc Giới hạn cho phép Tổng số mẫu Số mẫu đạt giới hạn cho phép Số mẫu không đạt giới hạn cho phép 4m/s2 - Rung đứng: 0.51 m/s2 - Rung ngang: 0.38 m/s2 7 Bụi toàn phần
- Bụi hữu cơ và vô cơ: 8 mg/m3 - Bụi oxit sắt: 4mg/m3
13 13 0
8 Bụi hô hấp
- Bụi hữu cơ và vô cơ: 4 mg/m3 - Bụi oxit sắt: 2 mg/m3 13 13 0 9 CO 18000 mg/m3 13 13 0 10 CO2 20 mg/m3 13 13 0 11 SO2 10 mg/m3 13 13 0 (Nguồn: [2])
Công tác quan trắc môi trường lao động định kì được dự án thực hiện nhằm mục đích đáp ứng theo đúng yêu cầu của pháp luật cũng như là để phát hiện ra các yếu tố có khả năng tác động xấu đến NLĐ, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục kịp thời. Tuy nhiên công tác đo chỉ được tiến hành đo kiểm tại một số vị trí thí điểm tại 1 tầng, trong khi theo quy định, đối với xây dựng nhà cao tầng, thì tầng nào cũng cần ĐTMLĐ. Việc thực hiện khắc phục sau ĐTMLĐ để cải thiện môi trường lao động cho công nhân không được thực
hiện triệt để. Rất nhiều người lao động gặp các vấn đề về sức khỏe sau một thời gian làm việc.
2.3.3. Thực trạng tâm sinh lý của người lao động tại dự án
Tác giả đã tiến hành khảo sát 100 NLĐ làm việc tại dự án về tình hình tâm lý, sức khỏe NLĐ. Kết quả cho thấy yếu tố tâm lý, sức khỏe NLĐ khi thường xuyên phải làm việc tăng ca cũng không tốt. Có đến 58% NLĐ được phỏng vấn nói rằng luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, thao tác công việc cũng kém chính xác đẫn đến một số lần gây chấn thương phần mềm như đứt tay, va quệt, một số trường hợp ngất xỉu do làm việc quá sức. Bên cạnh đó hầu hết công việc của NLĐ là làm ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện khí hậu. Với đặc điểm khí hậu của miền bắc là nóng ẩm mưa nhiều vào mùa hè, rất lạnh và khô, thường có mưa phùn vào mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, NLĐ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi làm việc nhiều giờ liền. Tuy đã bố trí cho NLĐ có thời gian nghỉ giữa ca nhưng thời gian không đáng kể và NLĐ cũng không được phụ cấp tăng ca. Người lao động làm việc nặng nhọc độc hại như lái cẩu tháp, thợ hàn chưa được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật (không được khám sức khỏe định kì, bồi dưỡng hiện vật,…).