6. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng điều kiện làm việc tại dự án
Các dự án xây dựng nói chung và dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an nói riêng đều có điều kiện làm việc khắc nghiệt. Lực lượng trực tiếp tham gia làm việc và tạo ra sản phẩm là công nhân. Điều kiện làm việc mà tác giả đề cập đến trong luận văn dành cho người lao động, cụ thể là công nhân là chính.
Trên công trường dự án có rất nhiều hạng mục công việc khác nhau. Vì mỗi công việc lại có tính chất và vị trí làm việc riêng nên NLĐ được trang bị các công cụ và phương tiện lao động cho phù hợp. Đó có thể là các công cụ cầm tay (búa, xẻng, đuôi chuột, máy cắt cầm tay, máy khoan, máy mài...) đến các máy móc hạng nặng, từ thô sơ đến phức tạp (Máy dập, máy uốn sắt, máy cán tôn, máy cắt sắt...). Hầu hết các loại máy dùng tại dự án thường là máy mua lại cũ, được sửa chữa nhiều lần nhằm mục đích hạn chế chi phí cho sản xuất nên đã được tân dụng tối đa. Ở các máy thiết bị có mối nguy hiểm từ bộ phận truyền động, chuyển động. Bên cạnh đó còn có mối nguy đến từ dòng điện khi làm việc với máy, thiết bị sử dụng điện, hóa chất công nghiệp độc hại (Chất tẩy rửa – CN vệ sinh công nghiệp), vật liệu gây cháy nổ (oxy, khí gas...). Các mối nguy hiểm còn đến từ vật rơi, lỗ mở, hố sâu, sàn trơn trượt… Đối với NLĐ như lắp dựng coppha, lắp đặt kết cấu thép, lắp đặt vận hành máy, thiết bị phải làm việc trên cao có không gian chật hẹp, tư thế làm việc bất lợi. NLĐ làm việc liên quan đến cơ khí, vận hành máy thiết bị hạng nặng chịu sức ép về tiếng ồn lớn thường xuyên. Công việc của NLĐ chủ yếu diễn ra ngoài trời nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các điều kiện khí hậu có đặc điểm nắng nóng nhiệt độ cao vào mùa hè và buốt lạnh mưa phùn mùa đông.
Vấn đề tâm sinh lý của NLĐ cũng là yếu tố của điều kiện lao động cần được quan tâm.