6. Kết cấu của luận văn
2.5. Đánh giá ưu điểm và những tồn tại về điều kiện lao động tại dự án
Về ưu điểm: Dự án đã đầu tư kinh phí cho công tác cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Tại dự án đã thành lập bộ máy về an toàn vệ sinh lao động, quy định trách nhiệm đến từng người, thành lập phòng an toàn – y tế. Đầu tư cho việc mua sắm cho các phương tiện, thiết bị phục vụ công tác an toàn như lan can an toàn, dây cảnh báo, lưới chắn bụi, lưới chắn vật rơi, trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân; Tổ chức khám sức khỏe cũng như huấn luyện an toàn đầu vào cho NLĐ. Hàng tuần định kì vào thứ 2 tổ chức tập thể dục và huấn luyện an toàn định kì cho NLĐ. Các công việc có yêu cầu quy định nghiêm ngặt cũng đã bố trí nhân sự khá đầy đủ để triển khai công việc an toàn, hiệu quả nhất có thể.
Các vị trí có nguy cơ mất an toàn trên công trường như các lỗ mở sàn, lỗ mở thang máy đều được tiến hành bịt, quây dây cảnh báo tương đối đầy đủ. Đối với các máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt đều được nghiệm thu lắp đặt. định kì được bảo dưỡng, công tác lắp dựng tháo dỡ giàn giáo cũng được giám sát chặt chẽ và có biên bản nghiệm thu sau khi hoàn thành.
Về tồn tại: Qua công tác nhận định thực trạng điều kiện làm việc tác giả nêu trên đây có thể thấy một số điểm hạn chế trong công tác quản lý vô hình chung ảnh hưởng đến sức khỏe an toàn của người lao động tại dự án.
Đặc thù của ngành xây dựng tồn tại rất nhiều mối nguy dẫn đến những rủi ro với hậu quả lớn. Mặc dù chủ đầu tư và nhà thầu tại dự án đã tiến hành thực hiện nhiều biện pháp ATVSLĐ nhằm tạo kiến tạo ĐKLV của người lao động trở nên tốt hơn tuy nhiên lại chưa triệt để, thể hiện những thiếu sót, sai sót trong việc bảo vệ người lao động khỏi những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong sản xuất. Tuy nhiên công tác triển khai trong thực tế để đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân lại không đạt được hiệu quả như mong đợi, còn tồn đọng một số vấn đề sau:
- Công tác tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ và công tác kiểm soát sức khỏe đầu vào/định kì cho người lao động chưa đạt được hiệu quả cao, đôi khi còn bị bỏ qua dẫn đến tình trạng công nhân chỉ biết làm và không biết các rủi ro, nguy cơ để phòng/tránh.
- Mạng lưới an toàn vệ sinh viên chưa được đưa vào vận hành, không phát huy được vai trò quản trị rủi ro từ ngay trong tổ đội.
- Công tác triển khai kiểm soát, quản lý an toàn trên hiện trường còn lỏng lẻo, chưa thực hiện triệt để, hiện chỉ làm theo hướng có lỗi mới khắc phục, chưa bao quát, nhận diện và thực hiện các giải pháp phòng trừ trước.
- Tổ chức lao động và phân công lao động tại dự án còn nhiều điểm không phù hợp.
- Chưa có quy trình nhận diện, đánh giá rủi ro trong từng hạng mục công việc.
- Công tác tổ chức khám sức khỏe đầu vào thực hiện không đạt hiệu quả cao, chưa tiến hành khám sức khỏe định kì cho NLĐ và chưa có chế độ bồi dưỡng phù hợp cho NLĐ làm công việc nặng nhọc, độc hại.
- Công tác trang cấp PTBVCN chưa đạt hiệu quả cao do cấp phát không phù hợp, việc sử dụng bảo quản của NLĐ còn nhiều hạn chế.
Chính vì thế việc đưa ra các giải pháp ATVSLĐ nhằm cải thiện điều kiện làm việc và duy trì được điều kiện đó ở mức tối ưu cho người lao động tại dự án là việc làm cần thiết. Đây cũng là mục tiêu dài hạn của tổ chức nói chung phải hướng tới trong quá trình hội nhập.
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu về thực trạng điều kiện làm việc tại dự án cho thấy, về cơ bản, dự án đã có sự quan tâm đến điều kiện làm việc của người lao động. Nhưng có nhiều yếu tố về điều kiện lao động cần phải tuân thủ tốt hơn nhằm đảm bảo cho người lao động tránh được các rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Về thực trạng điều kiện làm việc, các yếu tố liên quan đến thời gian làm việc, Kết quả quan trắc môi trường lao động, tình trạng tâm sinh lý của người lao động, tình trạng sức khỏe của người lao động, các yếu tố liên quan đến máy, thiết bị vật tư, tình hình cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân, điều kiện snh hoạt, ăn ở của người lao động đã được đề cập đến.
Đồng thời để làm rõ hơn thực trạng điều kiện làm việc của người lao động trong từng hoạt động thi công, ở chương này tác giả đã tìm hiểu điều kiện làm việc của người lao động trong công tác thi công cốt thép, thi công cốt pha, thi công đổ bê tông, xây trong và trát mặt ngoài, công tác thi công lắp đặt máy thông qua phương pháp đánh giá rủi ro. Nhìn chung, trong từng hạng mục thi công, điều kiện làm việc của người lao động vẫn còn nhiều vấn đề cần phải xem xét cải thiện.
Chương 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ Ở
CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP – BỘ CÔNG AN