Cải thiện công tác cấp phát của phương tiện bảo vệ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp – bộ công an (Trang 83 - 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.7. Cải thiện công tác cấp phát của phương tiện bảo vệ cá nhân

Mục đích của PTBVCN là giảm sự tiếp xúc của người lao động với các mối nguy hiểm khi mà kiểm soát kỹ thuật và hành chính trở nên không khả thi hoặc hiệu quả để giảm những rủi ro này xuống mức chấp nhận được. PTBVCN cần thiết khi có sự hiện diện của mối nguy hiểm. Nhưng giới hạn của PTBVCN là nó không loại bỏ nguy cơ tại nguồn và có thể dẫn đến làm người lao động phơi nhiễm nếu sử dụng thiết bị không tốt. Chính vì vậy, các cán bộ an toàn tại dự án cần cấp phát PTBVCN phù hợp với công việc cho NLĐ có thể giảm thiểu các rủi ro. PTBVCN khi cấp cho NLĐ cần đúng chủng loại, đúng kích thước và hướng dẫn họ sử dụng, bảo quản chúng một cách có hiệu quả. Đối với những PTBVCN quá cũ, hỏng, hư hại thì tiến hành đổi mới cho NLĐ.

Thông qua các buổi học, buổi họp an toàn hoặc ngay trong quá trình cấp phát cần hướng dẫn, tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho NLĐ về vai trò của PTBVCN để tự giác thực hiện, sử dụng PTBVCN để bảo vệ chính bản thân mình, đồng thời cũng hướng dẫn bảo quản để PTBVCN đảm bảo sử dụng tốt và hướng dẫn nhận diện các vấn đề trong khi sử dụng để biết khi nào cần sửa chưa, thay mới để. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện và có chế tài mạnh mẽ đối với những cá nhân không tuân thủ quy định.

Bên cạnh đó cũng cần chú trọng chất lượng của PTBVCN, không nên ham rẻ mà nhập những vật tư không đảm bảo chất lượng.

KẾT LUẬN

Cải thiện điều kiện lao động có ý nghĩa đảm bảo sức khỏe, an toàn cho NLĐ. Hoạt động tự cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở sản xuất là một nội dung rất quan trọng góp phần vào quá trình nâng cao năng suất và đời sống xã hội. Vấn đề này không chỉ được quan tâm ở các nước có nền kinh tế phát triển thấp như Việt Nam, mà ngay ở các nước có nền phát triển cao, việc khuyến khích NLĐ tham gia vào quá trình tự cải thiện điều kiện làm việc rất được quan tâm.

Qua nghiên cứu điều kiện làm việc tại Dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp - Bộ Công an, tác giả nhận thấy rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý ATVSLĐ nói chung, điều kiện làm việc nói riêng. Qua đó đánh giá đúng thực trạng điều kiện lao động tại Dự án. Tác giải rút ra một số kết luận như sau:

Về Thực trạng điều kiện lao động cần cải thiện tại Dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Bộ Công an

-Đề tài nghiên cứu đã nghiên cứu và đánh giá được thực trạng điều kiện dựa trên phương pháp nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro.

-Đề tài đã chỉ ra được các thiếu sót, lỗ hổng trong công tác quản lý và kĩ thuật hiện trường do các vị trí chức năng chưa phát huy triệt để vai trò của mình.

Đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện điều kiện làm việc tại Dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Bộ Công an

-Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, huấn luyện đầu vào và huấn luyện định kì cho NLĐ.

-Áp dụng các giải pháp về sức khỏe cho người lao động, nâng cao chất lượng công tác khám sức khỏe đầu vào và khám sức khỏe định kì cho NLĐ.

-Nâng cao vai trò của mạng lưới an toàn vệ sinh viên để kiểm soát sát sao ATVSLĐ trong từng hạng mục thi công.

-Cải thiện công tác tổ chức lao động cho từng đối tượng để bố trí công việc cho phù hợp. Phân bổ tổ chức ca làm việc phù hợp, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho NLĐ tái tạo sức lao động.

- Tổ chức đánh giá và hoàn thiện công tác quản lý ATVSLĐ định kì để kịp thời khắc phục những thiếu sót, sai phạm. Định kì nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro, từ đó lập ra kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế thi công xây dựng để từ đó có những giải pháp cải thiện điều kiện làm việc một cách có hiệu quả.

-Duy trì, tăng cường giám sát và hướng dẫn thực hiện các quy trình, biện pháp an toàn đã lập với những công việc có nguy cơ cao, không ngừng cảnh giác với những mối nguy có thể xảy ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Công ty Cổ phần CDC Hà Nội (2019), Kế hoạch an toàn, môi trường Dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.

2. Dự án Khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an (2020), Báo cáo quan trắc môi trường lao động, Hà Nội. 3. Nguyễn Anh Tuấn (2017), “Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá

và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng”, Đề tài nghiên cứu cấp bộ mã số 217/06/TLĐ, Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

4. Lê Vân Trình (2018), Giáo trình Quản lý an toàn vệ sinh lao động, Trường Đại học Công Đoàn, Hà Nội.

5. Quốc hội (2015), Luật An toàn vệ sinh lao động.

6. TCVN 7301 -1: 2008: An toàn máy – Đánh giá rủi ro – Phần 1: Nguyên tắc

7. TCVN 7301-2:2008: An toàn máy - Đánh giá rủi ro - Phần 2: Hướng dẫn thực hành và các ví dụ về các phương pháp.

8. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng cường tăng trưởng xanh thời kì 2011/2020 và tầm nhìn đến 2050”.

9. Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động (2012), ‘‘Thực trạng điều kiện lao động, tình hình sức khỏe và dịch vụ Y tế lao động trong ngành Xây dựng dân dụng 2012”.

Tiếng Anh

10. ILO (2020), Promoting employment and decent work in changing landscape.

11. Gregory Carter, Simon D.Smith (2006), “Safety Hazard Identification on Construction Projects’’.

12. Rafiq M. Choudhry, Dongping Fang (2008), “Why operatives engage in unsafe work behavior: Investigating factors on construction sites”, Elsevier.

13.Seokho Chi, Sangwon Han, Dea Young Kim, Yoonjung Shin (2015), ‘‘Accident risk identification and its impact analyses for strategic construction safety management’’, Journal of civil engineering and management.

14. A Ayob, A A Shaari, M F M Zaki, M A C Munaaim (2018),Fatal occupational injuries in the Malaysian construction sector– causes and accidental agents”, IOP Conference Series: Earth and Environmental Science.

Trang web

15.http://nioeh.org.vn/tam-sinh-ly-lao-dong-ecgonomi/khai-niem-dieu-kien- lao-dong-va-cac-yeu-to-cua-dieu-kien-lao-dong-phan-1

16. https://www.osha.gov/SLTC/etools/construction/falls/mainpage.html 17. http://depts.washington.edu/occnoise/content/generaltradesIDweb.pdf 18. RatriParida, Pradip KumarRay. (2015), Factors Influencing Construction

Ergonomic Performance in India.

https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2351978915002851 19.https://www.osha.gov/data/commonstats#:~:text=Federal%20OSHA%20c

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI LAO ĐỘNG I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên:……… 2. Năm sinh:……… 3.Giới tính:  Nam

Nữ

4.Công việc đang làm:………..

II. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

1.Thời gian làm việc bình quân hàng ngày của anh/chị:………giờ 2. Anh chị có được huấn luyện ATVSLĐ không?

1. Có -> Câu 2.1 2. Không -> Câu 2.2

2.1. Nếu có, anh/chị được huấn luyện khi nào? (Có thể lựa chọn nhiều phương án trả lời)

1. Khi mới đến nhận việc  2. Định kì thứ 2 hàng tuần 

3. Định kì 6 tháng/lần  4. Không định kì 

2.2. Nếu không, hãy nêu rõ nguyên nhân?

1. Công trường không tổ chức 

2. Anh/chị không có nhu cầu tham gia 

3. Anh/chị không biết để tham gia 

2.3. Cán bộ an toàn tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ có dễ hiểu không?

1. Có  2.Không 

3.Anh/chị có được khám sức khỏe đầu vào/định kì không? 1.Có  2. Không 

Nếu không, hãy nêu lý do:……….. 4.Anh/chị được cấp phát những phương tiện bảo vệ cá nhân nào? (Có thể chọn nhiều phương án trả lời)

Dây đai an toàn  Kính chống bụi 

Quần áo bảo hộ  Găng tay 

Ủng  Áo phản quang 

Khẩu trang chống bụi  Khác, cụ

thể:……….. 4.1.Anh/chị có được cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân đúng chủng loại, kích cỡ phù hợp cơ thể không?

1. Có  1. Không 

4.2. Khi phương tiện bảo vệ cá nhân của anh/chị bị hư hỏng, anh/chị có được NSDLĐ cấp phát mới không?

1. Có  2.Không 

5.Anh/chị có biết những mối nguy hiểm có thể gặp phải khi thực hiện công việc không?

1. Có  2.Không 

Nếu có, đó là những mối nguy hiểm nào? Liệt kê:

1/……… 2/……… 3/……… 6.Anh/chị có được Cán bộ an toàn phổ biến về các mối nguy và rủi ro trong hạng mục công việc anh/chị làm trước khi thi công không?

1. Có  2.Không 

7. Anh/chị có vi phạm các nội quy, biện pháp an toàn mà công trường đề ra không?

1. Có  2.Không 

Nếu có, mức độ vi phạm của anh chị thế nào?

1.Hàng ngày  2. Vài lần trong tuần 

(Anh chị có thể chọn nhiều đáp án) Các bệnh lý về thính giác (nghe kém, mất khả năng nghe...) 

Các bệnh lý cơ xương khớp (đau lưng, đau xương khợp, hạn chế vận động).

Các bệnh lý về mắt (mắt mờ.

mất khả năng nhìn...)  Các bệnh lý về hô hấp (viêm

mũi, thở kém...) 

Các bệnh lý về da (dị ứng, ăn

mòn da, khô nứt nẻ...)  Thường xuyên mệt mỏi, kiệt

sức 

9. Anh/chị đã từng phải chấn thương nào trong khi làm việc?

Ngã cao  Say nắng, say nóng 

Chấn thương do va quệt  Va quệt, vấp té 

Chấn thương do vật văng bắn

 Dị ứng, ngộ độc hóa chất, bụi

hơi 

Bỏng điện, điện giật  Chấn thương do máy, thiết bị 

Bỏng nhiệt  Dẫm phải đinh 

10. Theo anh/chị nguyên nhân khiến anh/chị gặp phải chấn thương là gì? (Anh/chị có thể chọn nhiều đáp án)

Do thiếu cẩn trọng 

Do người khác tác động 

Thiếu giám sát của CBAT 

Thiếu sự hướng dẫn của CBAT, tổ trưởng 

Thực hành hoặc quy trình làm việc không an toàn 

Vật rơi 

Máy móc hoặc thiết bị thiếu an toàn 

1. Có hài lòng  2.Không hài lòng 

III. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

Anh/chị có đề xuất, khuyến nghị nào với Ban chỉ huy công, hãy viết ở dưới. ……… ………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp – bộ công an (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)