Thực trạng sức khỏe người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp – bộ công an (Trang 36 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.4. Thực trạng sức khỏe người lao động

Theo kết quả khảo sát, có đến 1/3 NLĐ cho rằng mình không được bố trí công việc phù hợp với khả năng và sức khỏe. Chỉ vì cần việc làm nên họ chấp nhận làm những công việc được giao. Chỉ có 83% NLĐ được khám sức khỏe đầu vào, những NLĐ còn lại không tham gia khám vì không biết công trường dự án tổ chức hoặc cảm thấy việc này không cần thiết. Tại dự án hiện nay, công nhân trước khi vào làm việc được dự án tổ chức khám sức khỏe. Công tác khám sức khỏe đầu vào tiến hành muộn do nhiều thủ tục công ty yêu cầu cần thông qua, thường khi công nhân vào được 10-15 ngày mới được khám. Công tác tổ chức không sát sao, chỉ mang tính hình thức. Số lượng

người khám đông và thời gian eo hẹp, điều kiện cơ sở vật chất không đầy đủ nên NLĐ chỉ được khám lâm sàng một cách sơ sài. Bên cạnh đó, khi tổ chức khám có rất nhiều người không đến và ban chỉ huy không quản lý được hết. Vậy nên việc tầm soát những người đủ sức khỏe mới được cho vào công trường làm việc không hiệu quả. Trên thực tế có nhiều công nhân sức khỏe không tốt vẫn làm việc trên công trường. Và phân công lao động cũng không đạt hiệu quả cao.

Trong cuộc khảo sát, đa số NLĐ cho biết họ phải thực hiện lặp đi lặp lại chuyển động tay (56%), thường xuyên phải mang vác vật nặng (45%), đẩy hoặc kéo phải dùng nhiều lực (64%), làm việc với tư thế cơ thể cúi về phía trước và ngồi xổm hoặc quỳ trong khi làm việc ở mọi lúc mọi nơi (58%). NLĐ cũng cho biết họ thường xuyên mệt mỏi, 1/3 trong số đó báo cáo đau lưng hoặc cổ, đau vai hoặc cánh tay, cổ tay hoặc bàn tay, đau ở hông, chân, đầu gối hoặc ở bàn chân của họ.

18/100 người lao động phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất (33%). Các loại hóa chất đó bao gồm chất khử trùng và dung dịch kháng khuẩn, xi măng, chất tẩy rửa, chất tẩy dầu mỡ, sơn và dung môi.

Tiếp xúc với nguy cơ gây bệnh phổ biến nhất là các nguy cơ từ không khí (69%). Các tác nhân nguy hiểm trong không khí bao gồm bụi (66% - bụi từ máy móc, bụi nhôm, bụi gạch, bụi bê tông, bụi bẩn, thạch cao, cát) và khí, hơi hoặc khói (24% - khói thải, khói sơn, khói xăng/ dầu diesel).

Tiếng ồn lớn cũng là nguy cơ gây bệnh phổ biến. Độ ồn trong dự án thường xuyên vượt quá yêu cầu cho phép, nguồn là từ máy móc vận hành, hoạt động tháo dỡ lắp dựng coppha. 53/100 người cảm thấy khó chịu với tiếng ồn khi làm việc tại dự án và 9% người trong số đó đã gặp các vấn đề liên quan đến thính giác.

Theo khảo sát thực tế về tình hình phơi nhiễm hiện tại trên dự án, NLĐ cho biết họ phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có hại: Rung động – 15; Tiếng ồn - 53; Hóa chất – 18, Vi khí hậu – 55; Gánh nặng lao động – 56;

Ánh sáng yếu – 34; Bụi – 35. Con số thống kê cụ thể được tác giả trình bày ở Biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: % người lao động báo cáo phơi nhiễm với yếu tố có hại

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Tác giả đã tiến hành khảo sát trên 100 NLĐ tại dự án về tình trạng sức khỏe gặp phải sau một thời gian làm việc đã có một số ghi nhận, kết quả được thể hiện ở Biểu đồ 2.3:

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ về tình hình sức khỏe của người lao động tại dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp – bộ công an (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)