Đánh giá về công tác quyết toán NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN tại HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 34)

L ời c ảm ơn

5. Cấu trúc luận văn

1.4.3. Đánh giá về công tác quyết toán NSNN

Dựa trên các nội dung sau:

- Sự phù hợp với hệ thống mẫu biểu được quy định; - Sự phù hợp về thời gian trong lập báo cáo;

- Tính đầy đủ của các hồsơ, mẫu biểu quyết toán theo quy định.

1.5. Công cụ quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc cấphuyện

Quản lý chi NSNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan

ề ực nhà nướ ấp, đây cũng là hệ ả ấ ế ủ ấ TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

phân quyền giữa các cơ quan công quyền kể từ khi xuất hiện NSNN. Vì vậy, thẩm quyền và trách nhiệm giám sát NSNN của cơ quan quyền lực nhà nước các cấp đều được xác lập rõ ràng trong Hiến pháp, trong Luật. Để thực hiện trách nhiệm quản lý chi NSNN, các cơ quan quyền lực nhà nước sử dụng một số công cụ chủ yếu để thực thi nhiệm vụ của mình cụ thể bao gồm các công cụcơ bản [14]:

Một là, công cụ pháp luật: Đây là công cụ có sớm nhất và chung nhất để phục vụ cho quản lý Nhà nước ở mọi quốc gia. Pháp luật luôn giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong số các công cụ mà Nhà nước phải sử dụng để quản lý nền kinh tế; bởi nó không chỉ điều chỉnh hành vi cho mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động của xã hội, mà còn là thước đo chung mức độ chấp hành pháp luật của mọi chủ thể.

Hai là, mc lc NSNN: Là bảng phân loại thu, chi NSNN theo những tiêu thức khoa học giúp cho quá trình hạch toán, kiểm toán và thống kê NSNN được nhanh chóng, chính xác do đó Mục lục NSNN đã trở thành công cụ rất quan trọng trong suốt quá trình quản lý NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng. Thực tiễn quản lý NSNN ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nước nào cũng phải thiết lập hệ thống Mục lục NSNN cho riêng mình.

Dựa vào các chỉ tiêu, số liệu đã thống kê theo Mục lục NSNN có thể thấy: nội dung kinh tế, ngành kinh tế, khu vực kinh tế, cấp quản lý, tổ chức quản lý của từng khoản thu, chi NSNN. Mục lục NSNN giúp cho việc thống kê các khoản thu, chi ngân sách được sắp xếp theo trật tự nhất định tạo sự rõ ràng giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà quản lý căn cứ vào đó dễ dàng nhận thấy bức tranh tổng thể vềthu, chi ngân sách để có quản lý phù hợp.

Trong khâu lập dự toán: Mục lục NSNN là công cụgiúp cho các cơ quan tài chính lập kế hoạch phân bổ nguồn lực tài chính cảtrên phương diện tổng hợp và chi tiết, đồng thời nguồn lực tài chính của Nhà nước được bố trí theo một cơ cấu thu chi chặt chẽ và phù hợp với phát triển KT-XH từng thời kỳ.

Trong khâu chấp hành NSNN: Các cơ quan tài chính, KBNN hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành đúng chế độ tài chính do Nhà nước quy định và là cơ sở về mặt kỹ thuật để cơ quan tài chính điều hành, kiểm tra việc thực hiện

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nhiệm vụ chi NSNN.

Trong khâu quyết toán NSNN: Mục lục NSNN giúp cơ quan tài chính, KBNN tổng hợp số liệu quyết toán chi NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách một cách nhanh chóng.

Ba là, kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa cũng là công cụ quan trọng mà Nhà nước phải sử dụng trong quản lý điều hành nền kinh tế.

Trong quá trình chấp hành chi NSNN phải luôn đối chiếu so sánh giữa mức độ chấp hành chi NSNN với mức độ thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT- XH. Mỗi đồng tiền chi ra nhất thiết phải gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ KT-XH mà Nhà nước phải làm và đã được xác định trong kế hoạch phát triển KT-XH.

Khi phê chuẩn quyết toán ngân sách cho một năm đã qua nhất thiết phải rà soát lại các kết quả đích thực về phát triển KT-XH của năm đó. Đây mới chính là những kết quả mà xã hội mong đợi. Những thành tựu hay những yếu kém trong quản lý của Nhà nước được bộc lộ một cách rõ nét nhất thông qua số liệu quyết toán NSNN và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH cùng kỳ quyết toán đó.

Bốn là, kim toán: quản lý NSNN chỉ được coi là công khai, minh bạch khi có sựđánh giá của các tổ chức, cá nhân từ bên ngoài. Một trong những chỗ dựa cho những người cần thông tin về tình hình quản lý NSNN là các báo cáo của các tổ chức kiểm toán; đặc biệt là kiểm toán nhà nước.

Năm là, h thng Tabmis: là hệ thống thông tin quản lý dựa trên công nghệ hiện đại được sử dụng làm công cụ để tập hợp, xử lý và cung cấp thông tin về quá trình phân bổ, chấp hành, kế toán, quyết toán NSNN và các hoạt động nghiệp vụ của KBNN. Đây là hệ thống phần mềm được thiết kế theo những chuẩn mực, thông lệ tốt nhất trong quản lý tài chính và kế toán công trên thế giới, là cơ hội tốt cho Việt Nam cải cách quản lý tài chính và kế toán công theo hướng hội nhập với quốc tế và khu vực, hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công. Đồng thời đây cũng là công cụ hữu ích giúp cho Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước quản lý NSNN một cách hệ thống, chặt chẽ thống nhất từ khâu quản lý dự toán đến quá trình chấp hành và quyết toán ngân sách, đáp ứng được lộ trình cải cách Tài chính công của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.6. Kinh nghiệm trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên NSNN huyện ở một số địa phƣơng

1.6.1. Kinh nghiệm của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Trong các năm qua, kinh tế - xã hội trên địa bàn toàn huyện Cam Lộ đã có những bước phát triển đáng kể. Vai trò của NSNN được thể hiện. Tuy nhiên, trong thực tế việc quản lý chi ngân sách huyện Cam Lộ vẫn còn nhiều tồn tại và thiếu sót, đặc biệt là trong nhận thức của người dân, trong chỉđạo điều hành và công tác hoàn thiện cơ chế chính sách. Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan cần thiết phải phối hợp tìm ra những giải pháp khắc phục góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách huyện, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân .

Qua tìm hiểu thực trạng công tác quản lý chi NSNN huyện Cam Lộ thấy có một số kết quảđạt được và hạn chếnhư sau:

Những mặt đã đạt được: Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước nhìn chung đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương. Công tác thu, chi ngân sách nhà nước của huyện đã sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo đúng, đủ và kịp thời. Công tác quyết toán và kiểm toán, thanh tra kiểm tra các khoản chi luôn được thực hiện tốt.

Những tồn tại cần khắc phục: Đối với lập dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị, phòng ban, xã còn chậm; Chi ngân sách còn nhiều bất cập đối với chi thường xuyên cũng như chi cho đầu tư xây dựng cơ bản; Về kế toán và quyết toán ngân sách qua kiểm tra thực tế cho thấy chất lượng kế toán còn yếu. Các đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh luật kế toán, luật NSNN; Chếđộ công khai tài chính đối với ngân sách nhà nước chưa được thực hiện nghiêm túc [14].

1.6.2. Kinh nghiệm của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Quản lý chi NS ở huyện Phú Lộc khá chặt chẽ, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả; các khoản chi đều phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước địa phương. Thực hiện khoán thu - chi đối với một sốngành và đơn vị thụhưởng ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường tính tự chủ trong việc quản

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

lý chi NS của đơn vị thụ hưởng NSNN nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN.

Bên cạnh đó việc kiểm tra, thanh tra tài chính đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN được tăng cường giám sát của nhân dân trong quá trình quản lý thu - chi NSNN... Từ những tính đột phá, năng động, tích cực trong quá trình quản lý NS của các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị, ngành của địa phương Phú Lộc đã mang lại những thành công và hiệu quả trong quản lý NSNN, trong thời gian qua trên các phương diện; đặc biệt là quản lý chặt chẽ và có hiệu quả về khai thác các nguồn thu, tiết kiệm và hiệu quả chi.

Luôn đổi mới trong công tác quản lý, điều hành thu - chi NSNN gắn liền với nhu cầu thực tế về phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương bằng những chính sách đột phá để khai thác nguồn thu cho NS [14].

1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớccho huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trịnhư sau:

- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KT-XH, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Điều chỉnh cơ cấu chi NSNN theo hướng đảm bảo yêu cầu chi thường xuyên, phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

- Cần phải chấp hành đúng quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước theo quy định của nhà nước từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán cho đến khâu thanh tra, quyết toán NSNN.

- Cần có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý NSNN để có sự đồng bộ trong công tác quản lý chi NSNN, đặc biệt là giữa cơ quan tài chính và KBNN.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Cần có sự tuyên truyền, tập huấn, nâng cao ý thức cho các thủ trưởng cũng như cán bộ kế toán các đơn vị sử dụng NSNN trong việc chấp hành dự toán NSNN.

- Cần minh bạch trong quản lý NSNN để nâng cao tính trách nhiệm cho các cơ quan quản lý và sử dụng ngân sách.

Kinh nghiệm của địa phương khác là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm KTXH, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc. Mọi chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư....

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Hệ thống hóa những vấn đề vềngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước và quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện. Trong đó, trình bày những vấn đề chung về ngân sách nhà nước, chi thường xuyên ngân sách nhà nước, quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện, các nhân tốảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và các quy định luật pháp hiện hành của Việt Nam.

Trình bày kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một sốđịa phương trong nước, đối chiếu với các quy định về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Việt Nam để phát hiện những nội dung mới, khả thi và hiệu quả cao để nghiên cứu áp dụng trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước nói chung và ởđịa phương nói riêng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝCHI THƢỜNG XUYÊN NSNNCẤP

HUYỆNTẠI HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Đặc điểm về huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Giới thiệu về huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị 2.1.1. Giới thiệu về huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609’ đến 170 vĩ Bắc và 106052’40” đến 107010’độ kinh Đông,được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh

Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phốĐông Hà. Phía Đông giáp Biển Đông.

Phía Tây giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa. Diện tích đất tự nhiên: 47.289,56ha.

Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như: Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường Hồ Chí Minh; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan giao thông quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường cơđộng ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh. Mặt khác Gio Linh còn tiếp giáp với Thành phốĐông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh, trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu Công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đangđược tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừng được nâng đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận

ợ ể ế ộ ủ ệ TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tếhơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

Ngày nay, huyện Gio Linh gồm 19 xã: xã Trung Giang, Trung Hải, Trung Sơn, Vĩnh Trường, Linh Thượng, Gio An, Gio Bình, Gio Sơn, Gio Hòa, Hải Thái, Linh Hải, Gio Phong, Gio Châu, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Hải, Gio Việt, Gio Mai, Gio Quang và 02 thị trấn: Gio Linh, Cửa Việt (thị trấn Cửa Việt chính thức được thành lập theo Nghị định số 103/NĐ - CP ngày 09/08/2005 của chính phủ, với 416,74 ha gồm phần đất của 3 thôn: Long Hà, An Trung, Đại Lộc thuộc xã Gio Việt và 318,54 ha phần đất của 2 thôn: Tân Lợi, Hà Lộc của xã Gio Hải) [15].

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

Nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, tiếp tục đẩy mạnh phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN tại HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)