Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính, KBNN và các cơ quan liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN tại HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 81)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

3.2.2. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Tài chính, KBNN và các cơ quan liên quan

quan trong công tác quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách và triển khai thành công hệ thống TABMIS

Đây là một hệ thống tích hợp với việc phân định rõ vai trò của từng người, từng đơn vị tham gia vào hệ thống và đòi hỏi thực hiện các quy trình một cách đồng bộ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, cá nhân, do vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ, mối

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

quan hệ gắn bó mật thiết giữa các đơn vị trong khối Tài chính và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện và chỉ đạo trực tiếp của Cấp ủy, chính quyền địa phương để triển khai Dự án hiện đại hóa ngành Tài chính theo lộ trình, kế hoạch đã đề ra nhằm khai thác có hiệu quả chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý và điều hành chi ngân sách trên địa bàn huyện. Cụ thể:

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Hệ thống TABMIS tới các đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn và các đối tượng khách hàng có liên quan để sử dụng một cách có hiệu quả.

- Phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai, vận hành hệ thống TABMIS và xử lý các tình huống xảy ra. Để thực hiện tốt giải pháp này, Lãnh đạo Phịng Tài chính - Kế hoạch, KBNN huyện phải có trách nhiệm phân cơng, bố trí cán bộ phụ trách cơng việc vận hành hệ thống một cách cụ thể đến từng cán bộ xuyên suốt trong tất cả các khâu quản lý NSNN, từ phân bổ dự toán đến khâu quyết toán. Đồng thời kiến nghị với Bộ tài chính ban hành chế tài gắn liền với trách nhiệm thực thi nhiệm vụ của từng cán bộ, từng đơn vị tham gia và hệ thống. Thường xuyên thông tin, báo cáo với Thường trực UBND huyện về tiến độ, kết quả triển khai từng giai đoạn và những khó khăn, vướng mắc trong q trình thực hiện để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời.

- Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo bố trí ngân sách hợp lý để tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm ứng dụng trong quản lý NSNN và kinh phí đào tạo cán bộ Tài chính trên địa bàn, đặc biệt là cán bộ kế toán tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách nắm bắt kịp thời với công nghệ quản lý ngân sách mới cũng như chế độ kế toán ngân sách mới, nhằm hạn chế tối đa các sai sót xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện.

3.2.3. Nâng cao chất lƣợng quản lý ngân sách của cơ quan Tài chính, KBNN

trên địa bàn

- Công khai thủ tục, quy trình, nghiệp vụ trong quản lý chi thường xuyên

ngân sách bằng cách xây dựng và ban hành các quy trình, thủ tục trong các nội dung được giao quản lý về ngân sách Nhà nước, niêm yết cơng khai các quy trình, thủ tục đã được lập tại trụ sở và trên các trang thông tin điện tử của ngành, của

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

chính quyền địa phương. Trong đó chú trọng quy định rõ thời hạn giải quyết và trình tự luân chuyển giữa các khâu, các bộ phận trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách.

Phối hợp giữa các phòng, ban lập kế hoạch hàng năm mở Hội nghị khách hàng một đến hai lần, nhằm tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, chế độ liên quan đến quản lý chi thường xuyên NSNN, nắm bắt ý kiến từ các đơn vị giao dịch kịp thời kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; điều chỉnh quy trình nghiệp vụ nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách.

- Các đơn vị quản lý ngân sách trên địa bàn phải cam kết áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO trong quản lý chi NSNN. Hiện nay ở nước ta, việc áp dụng ISO của một số Bộ, ban ngành đã đem lại kết quả rất khả quan, giúp cho các cơ quan Nhà nước cải cách thủ tục hành chính, xây dựng quy trình giải quyết cơng việc trong đó trách nhiệm của từng cán bộ, cơng chức ở mỗi công đoạn được xác định cụ thể, rõ ràng. Với cơ quan tài chính, KBNN khi áp dụng ISO 9001:2000 trong đó cần chú trọng vào các nội dung:

+ Tạo ra phương pháp làm việc khoa học cho đội ngũ cán bộ công chức để công việc thực hiện một cách nhanh chóng và trơi chảy.

+ Thống nhất các thủ tục, quy trình làm việc và xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cán bộ công chức, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ trong q trình thi hành cơng vụ. Áp dụng tiêu chuẩn này sẽ kiểm sốt tốt các cơng việc, nhiệm vụ của cán bộ công chức và mang lại hiệu quả cao trong quản lý ngân sách. - Cải tiến các phương thức cấp phát ngân sách cụ thể: Đề nghị KBNN xố bỏ dần hình thức ghi thu - ghi chi; Với hình thức ghi thu - ghi chi, đơn vị được giữ lại các khoản thu để đáp ứng cho nhu cầu chi trả, thanh toán phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị. Sau đó (thường vào cuối năm ngân sách) cơ quan tài chính làm thủ tục ghi thu - ghi chi để phản ánh các khoản thu, chi này vào NSNN. Như vậy, những khoản thu, chi không được hạch toán kịp thời vào NSNN, hơn nữa việc chi tiêu của đơn vị khơng được KBNN kiểm sốt theo chế độ quy định dẫn đến tình trạng đơn vị chi khơng đúng đối tượng, không đầy đủ thủ tục, vượt tiêu chuẩn và định mức của Nhà

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nước. Vì vậy, để tăng cường cơng tác kiểm sốt chi thường xuyên, hình thức ghi thu - ghi chi cần phải được hạn chế đến mức thấp nhất, chỉ nên áp dụng hình thức này khi thật sự cần thiết như: thu, chi bằng ngày công lao động hay bằng hiện vật.

3.2.4. Đ y mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách

Chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí ngân sách hợp lý để tăng cường đầu tư cho hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng trong quản lý NSNN, trong đó chú trọng đến các phần mềm có sự liên kết các thông tin quản lý giữa các cơ quan quản lý ngân sách tiến tới liên kết với các ĐVSDNS. Như thông qua các hệ thống phần mềm kết nối dữ liệu từ chương trình Tabmis, các trang Web, … Nâng cấp cơ sở hạ tầng truyền thông; quản lý và vận hành hạ tầng truyền thông trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn; triển khai kết nối hạ tầng truyền thông tỉnh - huyện, đặc biệt là thực hiện thành công dự án TABMIS. Đảm bảo lưu trữ và cập nhật dữ liệu về thu, chi ngân sách tại KBNN phục vụ điều hành ngân sách trên địa bàn, tạo bước đệm cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính - ngân sách.

Vậy, cải cách tài chính cơng song song với việc triển khai ứng dụng các phần mềm, các tiến bộ của công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, từ phối hợp kiểm soát chi thường xuyên ngân sách đến quản lý dự toán NSNN, thực hiện thanh toán điện tử, hạch toán kế toán trên mạng diện rộng, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm các tiêu cực phiền hà, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cơng trên địa bàn.

3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lƣợng, tăng cƣờng đào tạo cán

bộ quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện

Hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức bộ máy quản lý NSNN và chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tài chính, KBNN và cán bộ kế tốn tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN. Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN cần phải:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy. Thường xuyên rà soát

chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi thường xuyên ngân sách thuộc quyền quản lý.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Thứ hai, tiếp tục thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý. Chính quyền địa

phương cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giảm bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý NSNN để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rườm rà về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủ sức khoẻ và trình độ chun mơn, khơng để những bất cập về bộ máy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan Nhà nước và ảnh hưởng đến phát triển K-TXH của địa phương.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính. Cán bộ

ln là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn đề không phải là ở số lượng mà chính là chất lượng cán bộ. Chất lượng cán bộ thể hiện trên một số phương diện: Tư cách (thái độ trong công việc, quan hệ với đồng nghiệp, hành xử với cơng dân), Năng lực (trình độ chun mơn, thời gian cơng tác, kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, tự bồi dưỡng,…) và Hiệu suất (mức độ hồn thành cơng việc được giao, thời gian thực hiện, những sai sót và khả năng hồn thiện sai sót, tác động ra bên ngồi của việc hồn thành cơng việc được giao,…).

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chun mơn hóa đội ngũ cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chun mơn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KT-XH cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý… và căn cứ vào kết quả rà soát để xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng cán bộ.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý NSNN cho đội ngũ cán bộ làm cơng tác tài chính, kế tốn tại các đơn vị dự toán để mọi người hiểu và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thực thi công vụ. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải được đặc biệt chú trọng để đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Nhà nước và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào q trình hoạch định chính sách cũng như q trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách tự tin.

- Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chun mơn nghiệp vụ cịn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý Nhà nước, kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của từng cán bộ. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này sao cho họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách. Xây dựng kế hoạch khả thi đào tạo đội ngũ kế cận ở trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá cơng chức để bố trí vào các cơng việc phù hợp, những công chức khơng có đủ trình độ, khả năng chun mơn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Đồng thời, tuyển dụng đúng vị trí chức danh và đúng chuyên ngành đào tạo, tránh tình trạng bố trí cơng việc khơng đúng chun mơn, nghiệp vụ, hạn chế tình trạng giao cho cán bộ tài chính làm kiêm nhiệm và từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý NSNN.

- Định kỳ luân chuyển cán bộ; có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin, đặc biệt các cán bộ tài chính tham gia vào hệ thống Tabmis, xây dựng lực lượng cán bộ tin học theo hướng chuyên nghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm cơng tác lâu dài, coi đó là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng của hệ thống quản lý chi thường xuyên NSNN.

3.2.6. Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và

trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách

Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về Luật Ngân sách nói chung, quản lý ngân sách nói riêng cho đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

ban ngành có liên quan đến cơng tác quản lý ngân sách. Quản lý ngân sách có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cơ quan do vậy để tăng cường công tác quản lý ngân sách trước hết cần tăng cường cơng tác tun truyền chính sách chế độ quản lý ngân sách như Luật ngân sách, các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về Luật ngân sách cho các đối tượng là cán bộ lãnh đạo các ngành, các cơ quan, đơn vị nhận thức đầy đủ, cần thiết về Luật ngân sách, các chế độ chi tài chính để tổ chức thực hiện đúng quy định hiện hành. Ngồi ra cịn sử dụng các biện pháp tuyên truyền khác như trên phương tiện thơng tin đại chúng như đài, báo, qua đó thực hiện tốt cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong lĩnh vực tài chính.

3.2.7. Nâng cao vai trò của Hội đồng nhân dân và chính quyền cấp huyện

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của huyện trong quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn. Huyện ủy cần đề ra đường lối phát triển KT-XH phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong quá trình thực hiện phân bổ ngân sách. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi thường xuyên ngân sách theo đúng chế độ. Huyện ủy phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. UBND huyện cần phải đưa nội dung quản lý chi thường xun ngân sách vào chương trình cơng tác thường kỳ hàng tháng, quý để kiểm tra đánh giá cụ thể. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền trên địa bàn thơng qua các biện pháp:

- Đảng bộ phải lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và kết hợp với Nhà nước quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CÔNG tác QUẢN lý CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước cấp HUYỆN tại HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ min (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)