Tiếp tục nhân rộng và đẩy mạnh thực hiện các giải thưởng nhằm biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 90 - 104)

tôn vinh khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất

Công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh được quan tâm, tổ chức triển khai có hiệu quả: Tổ chức các hội thảo, hội nghị, hội chợ, lễ hội, hội thi trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh thu hút nhiều cá nhân, tổ chức, HTX, doanh nghiệp, công ty chủ là thanh niên trên địa bàn tỉnh tham gia...nhằm quảng bá các sản phẩm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, công ty để nhiều người cũng như là nhiều thị trường biết đến sản phẩm của tỉnh Sơn La.

Tiếp tục duy trì, khích lệ các trang trại, THT, HTX, các công ty, doanh nghiệp do thanh niên làm chủ tham gia các cuộc thi sáng tạo trẻ, hội thảo, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh để tiếp thêm động lực cho thanh niên có ý tưởng khởi nghiệp, nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Các hộ, trang trại, THT, HTX, doanh nghiệp, công ty...tham gia các hội trợ, lễ hội cây ăn quả do các huyện, tỉnh tổ chức hoặc trong các tỉnh thành tổ chức để giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của huyện, của tỉnh Sơn La. Thông qua chương trình tổ chức tôn vinh, tổ chức cá nhân thanh niên đạt thành tích về sản xuất các loại quả có năng suất, giá trị kinh tế cao, kinh doanh giỏi.

Hàng năm tổ chức tôn vinh ở các cấp theo định kỳ hàng quý, hàng năm để ghi nhận và biểu dương kịp thời các tấm gương điển hình. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, ebsite của tỉnh đoàn Sơn La, truyền hình và phát thanh của tỉnh Sơn La. Hỗ trợ và nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, trang trại trẻ, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên. Phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sơn La tổ chức các diễn đàn giao lưu - khởi nghiệp, buổi tọa đàm, đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp, thanh niên; giao lưu giữa thanh niên với các doanh nhân thành đạt; nói chuyện chuyên đề về khởi nghiệp trong thanh niên. Có hình thức tuyên dương cho thanh niên, doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc, thanh niên làm kinh tế giỏi.

Kết luận chương 3

Qua phân tích những phương hướng, mục tiêu, cơ hội và thách thức của tỉnh Sơn La trong hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế, chương 3 của luận văn đã đề xuất 06 nhóm giải pháp về công tác tổ chức, tuyên truyền nâng cao nhận thức; tăng cường lôi cuốn vận động thanh niên; xây dựng và phát triển các hình thức liên kết hợp tác thanh niên; chuyển giao khoa học công nghệ và hỗ trợ thanh niên; phát huy phong trào khởi nghiệp; tôn vinh các điển hình xuất sắc qua các phương tiện thông tin đại chúng thông dụng nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên, một trong những hoạt động được các cấp bộ Đoàn tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm là phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thi đua làm giàu, lập thân lập nghiệp.

Luận văn “Giải pháp hỗ trợ Thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La”

đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở cấp tỉnh, nêu bật lên 04 phong trào thanh niên xung kích phát triển kinh tế, lập thân lập nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ, khởi nghiệp sáng tạo; chỉ ra 06 nội dung chính mang tính chất đặc thù công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở cấp tỉnh. Từ các cơ chế, chính sách đã ban hành, các cấp bộ Đoàn tổ chức triển khai nhằm đạt hiệu quả tốt nhất phù hợp với từng địa bàn từng huyện, từng xã.

Các bài học kinh nghiệm rút ra qua nghiên cứu điển hình công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế của Tỉnh Đoàn Phú Thọ, Hà Giang và Lai Châu có ý nghĩa quan trọng đối với Sơn La - là một tỉnh miền núi có những điều kiện tương đồng.

Một phần quan trọng của Luận án là phân tích các mô hình và đánh giá thực trạng 06 nội dung của hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở địa bàn tỉnh Sơn La, đánh giá chung về các chỉ tiêu đạt được, với 3 kết quả nổi bật đạt được và 06 hạn chế kèm theo các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Từ đó, luận văn đề xuất 06 giải pháp để công tác hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế tốt hơn trong thời gian tới. Chú trọng tới giải pháp về tổ chức, tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên trong phát triển kinh tế địa phương; giải pháp lôi cuốn hấp dẫn thanh niên tự giác xung kích phát triển kinh tế; giải pháp ứng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

Với những giải pháp trên, thiết nghĩ sẽ thúc đẩy được việc phát huy vai trò của đoàn viên thanh niên trong phát triển kinh tế, đặc biệt là thanh niên nông thôn trong chương

trình xoá đói giảm nghèo, giúp đoàn viên thanh niên vươn lên thoát nghèo và tạo dựng cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc.

Trong thời gian tới, nếu có các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến chủ đề của Luận van, tác giả kiến nghị các chủ đề nghiên cứu: “tăng cường mối liên kết trong mô hình thanh niên hợp tác phát triển kinh tế” ở cấp trung ương và cấp địa phương, “ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế của thanh niên vùng dân tộc thiểu số”.

2. Kiến nghị

Đề nghị T nh ủy, Ủy ban nhân dân t nh Sơn a: Quan tâm tạo điều kiện, chỉ đạo

hướng dẫn cho Tỉnh đoàn, Trung tâm dịch giới thiệu việc làm, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu niên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các chương trình dự án phát triển thanh niên, đồng hành cùng thanh niên trong nghề nghiệp việc làm đặc biệt tạo điều kiện về các nguồn quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được triển khai sâu rộng hơn. Tạo điều kiện phối hợp giữa Sở lao động Thương binh và Xã hội và Tỉnh đoàn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, thanh niên yếu thế thanh niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng và các chương trình dự án hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Đề nghị Trung ương Đoàn: Tiếp tục cùng với các tỉnh triển khải, kiểm tra giám sát,

đánh giá hiệu quả các hoạt động hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp qua các đề án, dự án thanh niên khởi nghiệp, tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh thiếu niên. Tiếp tục hỗ ngân sách thực hiện các đề án theo quy định mà UBND tỉnh đã phê duyệt.

Tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở, cán bộ đoàn trong các trường THCS, THPT và Trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, các trường CĐ, ĐH và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đề tài “Thực trạng thanh niên t nh Cà au, những giải pháp và chính sách cần

thiết đối với thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội” của tác giả Phạm

Văn Uýnh, năm 2010.

[2] Đề tài “Nghiên cứu thực trạng việc làm và xây dựng nội dung tư vấn khởi nghiệp cho

thanh niên ở t nh Sơn a hiện nay” của tác giả Giang Quỳnh Hương, năm 2018.

[3] Chính Phủ (2011), Quyết định số 2474/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.

[4] Chính Phủ (2015), Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính Phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Qũy quốc gia về việc làm.

[5] Trung ương Đoàn, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa X

nhiệm kỳ 2012 – 2017.

[6] Chính Phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

[7] Chính Phủ (2016), Nghị Quyết số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.

[8] Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2017), Đề án “Phát triển cây ăn quả trên địa bàn

t nh đến năm 2020”.

[9] Tỉnh Đoàn Sơn La- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh- Đại học Tây Bắc (2018), Tài liệu

“Diễn đàn – giao lưu khởi nghiệp năm 2018”.

[10] Chính Phủ (2016), Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016 – 2020.

[11] Trung ương Đoàn (2017), Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022.

[12] Trung ương Đoàn (2018), Đề án “Tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên giai đoạn 2018 – 2022”.

[13] Trung ương Đoàn (2018), Đề án “Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2022”.

[14] Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên

quản trị kinh doanh tại trường Đại học ao động – Xã hội” của tác giả Đỗ Liên

Hoa, năm 2016.

[15] Bài viết “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh

viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Cần Thơ, tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ.

[16] Đề tài “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên” của tác giả Nguyễn Hữu Dũng, năm 2005.

[17] Đề tài “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” của tác giả Ngô Quỳnh An, năm 2012.

[18] Ban chấp hành Trung Ưương (2008), Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa X) về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

[19] Trung ương Đoàn (2018), Kế hoạch số 35-KH/T ĐTN –CNĐT của Trung ương Đoàn về xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn năm 2018.

[20] Chính Phủ (2017), Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016- 2020.

[21] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

[22] Quốc hội (2005), Luật thanh niên năm 2005. [23] Luật Việc Làm.

[24] Luật giáo dục nghề nghiệp.

[25] Tỉnh Đoàn Sơn La (2017), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La lần thứ XII.

[26] Tỉnh Đoàn Sơn La (2017), Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2017

[27] Tỉnh Đoàn Sơn La (2018), Báo cáo Tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2018

[28] Tỉnh Ủy Sơn La (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

[29] Nghị quyết liên tịch 01/NQLT-CP-BCHT Đ ban hành quy chế phối hợp công tác của Chính phủ về Ban hành Trung ương Đoàn TNCSHCM giai đoạn 2017 – 2022.

PHỤ LỤC

Bảng 1.1 Lớp đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

STT Nghề đào tạo Số lớp/ năm

2016 2017 2018

1 Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò 02 01 0

2 Kỹ thuật chăn nuôi gà 02 02 02

3 Kỹ thuật trồng rau an toàn 02 02 03

Tổng cộng 06 05 05

Bảng 1.2 Hỗ trợ 08 mô hình thanh niên yếu thế, thanh niên sau cai nghiện năm 2018

Stt Họ và tên ĐVT/h a Trong đó Cây Xoài Cây Nhãn Chanh Leo Thanh Long bưởi

diễn bưởi da xanh

1 Lèo Văn Thắng Cây 250 250

2 Lường Văn Dượng Cây 500

3 Hà Văn Chanh Cây 250 250

4 Lường Văn Thành Cây 250 250

5 Lò Thị Hạnh Cây 500

6 Quàng Văn Hồng Cây 500

7 Cà Văn Đức Cây 500

8 Lù Văn Hiếu Cây 500

Bảng 1.3 Hỗ trợ 06 mô hình thanh niên yếu thế, thanh niên sau cai nghiện năm 2019

Stt Họ và tên ĐVT/ha

Trong đó Cây

Xoài

Hồng giòn Chanh Leo Cây

1 Tráng A Pó Cây 500

2 Vì Văn Chung Cây 500

3 Lường Văn Ngọc Cây 500

4 Mùa A Dua Cây 500

5 Hạng A Chầu Cây 500

Bảng 1.4 Doanh nghiệp, HTX thanh niên trên địa bàn tỉnh Sơn La

STT Tên đơn vị Địa chỉ Lĩnh vực hoạt động

1 Công ty TNHH 1 TV MCI Saga Mộc Châu

Bản Muống, xã Phiêng Luông,

huyện Mộc Châu Sản xuất quả dâu tây 2 HTX Nông nghiệp xanh Amo, sản

xuất rau sạch hữu cơ Bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn Sản xuất sản xuất rau sạch hữu cơ 3 HTX dịch vụ và nông nghiệp nhãn

chín muộn TK Nà Sản, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn Sản xuất quả nhãn 4 HTX Nông nghiệp Ngọc Hoàng TK7 xã Nà Bó huyện Mai Sơn Sản xuất quả Thanh long 5 HTX Ngọc Lan Bản Noong Xôm xã Hát Lót huyện Mai Sơn Sản xuất bưởi da xanh, Xoài Đài Loan

6 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và

thương mại Thanh Sơn Tiểu khu 32, Cò Nòi, Mai Sơn , Sơn La Sản xuất quả Na (Na dai) 7 HTX hoa quả Quyết Tâm Xã Tú Nang huyện Yên Châu Sản xuất quả nhãn 8 Công ty TNHH Hồng Long Đỉnh đèo Lũng Lô, xã Mường Cơi huyện Phù Yên Sản xuất quả bưởi, cam, quýt

9 Công ty Hoa cảnh Cao Nguyên Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu Sản xuất quả dâu tây

10 HTX Hưng Thịnh xã Mường Bú, huyện Mường La Sản xuất quả táo, thanh long, bưởi

11 HTX trồng cam Văn Yên Bản Văn Yên, xã Mường Thải, huyện Phù Yên sản xuất quả cam, quýt

12 HTX dịch vụ Nông nghiệp Hoàng

Tuấn Xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã Sản xuất quả nhãn

13 Khu du lịch Happy Land Mộc Châu Xã Mường Sang, huyện Mộc Châu

Khu du lịch tham quan và nghỉ dưỡng Happy Land Mộc Châu

14 HTX Hoa Mộc Châu Homestay &

Restuarant Phiêng Luông, huyện Mộc Châu Nhà hàng và Homestay

15 Homestay Hua Tạt, huyện Vân Hồ

Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, dịch vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch địa phương

16 Công ty CP XD và thương mại Phúc Hà

Tiểu khu nhà nghỉ thị trấn Nông

Trường huyện Mộc Châu Sản xuất quả dâu tây 17 HTX Du lịch sinh thái Quỳnh Nhai Chiềng Ơn, Quỳnh Nhai tour du lịch, tham quan lòng hồ, ẩm thực

Bảng 1.5 HTX cây ăn quả thanh niên trên địa bàn tỉnh Sơn La

TT Tên hợp tác xã Cây ăn quả sản xuất chủ yếu Diện tích hiện có (ha)

I Bắc Yên

1 Hợp tác xã DV nông nghiệp tổng hợp Bảo

Lâm Nhãn, Xoài 2

II Sốp Cộp

2 Hợp tác xã nông nghiệp Anh Phương Nhãn 3

3 Hợp tác xã Nà Khi Nhãn 1

4 Hợp tác xã nông nghiệp Duy Lợi Cam, Quýt 5

III Sông Mã

5 Hợp tác xã DV nông nghiệp Hoàng Tuấn Nhãn, Xoài 11,2

6 Hợp tác xã Đoàn Kết Nhãn ghép 14,7

7 Hợp tác xã Duy Tuấn Nhãn ghép 30

8 HTX DV nông nghiệp An Thịnh Nhãn 7

9 HTX Toàn Thắng Nhãn 8,43

IV Mộc Châu

10 Hợp tác xã Dược liệu MC Xanh Cam, Bưởi 3

11 Hợp tác xã Chanh Leo Chanh leo 71,54

12 Hợp tác xã nông sản VietGAP Mộc Châu Bơ, Cam 10

13 Hợp tác xã nông nghiệp Tà Lại Bơ, Cam 20

14 Hợp tác xã nông nghiệp Dũng Tiến Mận, Hồng 7

15 Hợp tác xã nông nghiệp TK3 xã Nà Mường Nhãn Xoài 15 16 HTX dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 Mận, lê 100

17 HTX nuôi & trồng 64 Chanh leo 8

18 HTX Trường Anh Bưởi, nhãn

V Vân Hồ

19 Hợp tác xã nông nghiệp Tiến Thành Nhãn, Xoài 35

20 Hợp tác xã nông nghiệp Pà Puộc Quýt, Hồng 20

21 Hợp tác xã nông nghiệp Suối Bàng Nhãn, Xoài 30

VI Mai Sơn

22 Hợp tác xã DV nông nghiệp nhãn chín muộn Nhãn, Xoài 100 Hợp tác xã Thanh Sơn

TT Tên hợp tác xã Cây ăn quả sản xuất chủ yếu Diện tích hiện có (ha)

24 Hợp tác xã Ngọc Lan Nhãn, Xoài, Bưởi 80

25 Hợp tác xã DV Ngọc Hoàng Thanh long ruột tím 30

26 Hợp tác xã Quý Huy Nhãn, Xoài 10

VII Thành phố Sơn La

27 Hợp tác xã DV nông nghiệp 1-5 Bưởi, Nhãn 20

28 Hợp tác xã DV nông nghiệp Thanh Việt Mận, Mơ 1,5

29 Hợp tác xã Cà Phê Chiềng Cọ Quýt 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 90 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)