Thông tin về lực lượng Thanh niên tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 49)

Sơn La là một tỉnh miền núi phía tây bắc Tổ quốc với 12 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 54% còn lại là các dân tộc khác. Sơn La có đội ngũ lao động trẻ khá đông đảo, dồi dào về số lượng. Dân số tỉnh Sơn La tính đến 31/12/2016 là 1.208.200 người, lực lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên) khoảng 750.790 người (chiếm 62,14%). Đây là một vùng đất có địa thế chính trị quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, thuỷ sản. Trong những năm qua, Sơn La đã có những bước chuyển biến phát triển quan trọng về kinh tế - xã hội, đảm bảo sự ổn định về chính trị, giữ gìn khối đoàn kết dân tộc. Để đạt được những thành tựu đó, một trong các cơ sở được Tỉnh hết sức quan tâm là vấn đề phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là vấn đề giải quyết việc làm của lao động, trong đó có nguồn lao động trẻ thanh niên.

Thanh niên Sơn La (từ 16 đến 30 tuổi) khoảng 352.537 người, chiếm khoảng 28,93% dân số, 46,96% lực lượng lao động toàn tỉnh; tỷ lệ thanh niên sống ở nông thôn chiếm đa số (trên 91,27%). Xét về tương quan xã hội, thanh niên vẫn là lực lượng đông đảo, đã và đang giữ vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đa số thanh niên có lập trường tư tưởng vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và sự nghiệp đổi mới đất nước; giữ vững và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của các thế hệ thanh niên đi trước; sẵn sàng xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; chủ động lập thân, lập nghiệp vươn lên trong cuộc sống; có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, kỹ năng xã hội từng bước được nâng lên.

Tuy nhiên, còn một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên thiếu lý tưởng, hoài bão và không có ý chí vươn lên, có thái độ tiêu cực, thụ động trong học tập, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và mắc vào các tệ nạn xã hội vẫn đang diễn biến phức tạp. Trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của thanh niên tuy được nâng lên, nhưng nhìn chung chất

lượng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 48 - 49)