Những công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 46 - 48)

Do tính chất quan trọng và mức độ ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế - xã hội của chủ trương, chính sách này, trong những năm qua việc nghiên cứu về vấn đề hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế được khá nhiều các nhà khoa học trong nước quan tâm, nghiên cứu.

Tại Việt Nam, những công trình đã công bố chủ yếu tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của giới trẻ/ sinh viên tại các Trường đại học, như: Đỗ Liên Hoa (2016), Các yếu tố tác ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của

sinh viên quản trị kinh doanh tại Trường Đại học ao động - Xã hội; Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng ở thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Đại học Cần

Thơ;

Nghiên cứu về vấn đề việc làm nổi bật có các công trình sau: Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2005) với công trình nghiên cứu: “Thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên”, Nxb Lao động - Xã hội, đã phân tích sâu sắc các nội dung có

liên quan đến lý luận về thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên và mối quan hệ với thị trường lao động; thực trạng thị trường lao động ở nước ta cũng như thực trạng định hướng nghề nghiệp cao thanh niên thời gian qua; dự báo cung cầu của thị trường lao động, định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về thị trường lao động và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nước ta.

Tác giả Ngô Quỳnh An với đề tài: “Tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” (2012) tạo trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã phân tích và đánh giá

thực trạng tự tạo việc làm của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang hội nhập quốc tế, đưa ra kết luận là khả năng này ở thanh niên Việt Nam chưa cao, từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên.

Những kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan có ý nghĩa quan trọng để luận văn kế thừa và phát triển nội dung trong các chương.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ cở lý luận và thực tiễn về hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Nêu rõ khái niệm và vai trò của thanh niên trong thời đại mới, trình bày 4 phong trào hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Phân tích 6 nội dung chính của hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở cấp tỉnh. Đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế. Qua tìm hiểu kinh nghiệm hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế của Tỉnh Đoàn Phú Thọ, Hà Giang, Lai Châu đã rút ra 03 bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La. Đây là những cơ sở nền tảng quan trọng để luận văn nghiên cứu và đánh giá thực trạng hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế ở địa bàn tỉnh Sơn La trong chương 2.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỖ TRỢ THANH NIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2013 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh sơn la (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)