Tổng thể nghiên cứu: là xã viên tại Hợp tác xã vận tải đƣờng thủy tại thành phố Nha Trang.
Phƣơng pháp chọn mẫu: Phƣơng pháp đƣợc lựa chọn là phƣơng pháp thuận tiện. Bảng câu hỏi sẽ đƣợc gửi đến những đối tƣợng thỏa điều kiện là xã viên của Hợp tác xã vận tải đƣờng thủy tại Nha Trang. Việc khảo sát không tập trung vào một khung giờ nhất định nào và trải đều các đối tƣợng xã viên để có đƣợc kết quả khách quan, đảm bảo khả năng đại diện cho mẫu.
Theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), đối với nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và kích thƣớc mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ƣớc lƣợng. Còn theo Tabachnick và Fidell (1996), đối với đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi quy thì công thức kinh nghiệm sẽ là tổng thể mẫu nghiên cứu N ≥ 8*m + 50 với m là số biến nghiên cứu độc lập.
Phƣơng pháp lấy mẫu đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp ngẫu nhiên thuận tiện. Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp phân tích EFA và phân tích hồi quy nên với kích thƣớc mẫu này đủ để đảm bảo đƣợc phân tích EFA (37*5=185) và cả phân tích hồi quy tuyến tính bội (10*8 + 50 = 130).
Với nghiên cứu này để đảm bảo lƣợng thông tin cho nghiên cứu tác giả chọn số lƣợng mẫu là 300.
Với 300 bảng câu hỏi đƣợc gửi đến các xã viên và thu về đƣợc 299 bảng trả lời trong đó có 49 phiếu không đạt yêu cầu và những phiếu không đạt yêu cầu đƣợc gửi về cho ngƣời đƣợc phỏng vấn để bổ sung hoàn thiện. Kết quả có 250 phiếu trả
lời đƣợc dùng trong nghiên cứu.