ĐÀOTẠO VÀ CHẤ TƢ NG G IO DỤC ĐÀOTẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên ngành kế toán về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 27)

Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: Từ "đào" có nghĩa là sự giáo hóa, tôi luyện. Từ "tạo" có nghĩa là làm nên, tạo nên. Và từ "đào tạo" có nghĩa là dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp. Theo tác giả Lê Ngọc Hưởng có đưa ra: "Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ thống các tri thức, k năng, k xảo, thái độ để hình thành và hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách năng suất và hiệu quả". Đào tạo đề cập đến việc dạy các k năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chu n bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất

định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo.

Phòng Đào tạo trong mỗi trường đại học, cao đẳng có thể nói là đơn vị chủ quản, là xương sống trong nhiều hoạt động của nhà trường, là đơn vị quản lí mọi hoạt động liên quan đến chất lượng đào tạo trong đó có hoạt động học tập và quản lí kết quả học tập của học sinh và sinh viên. Theo Điều lệ trường cao đẳng, Phòng Đào tạo có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho hiệu trưởng trong công tác quản lý đào tạo, quản lí quá trình học tập, nghiên cứu của HSSV, quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học; quản lí cán bộ nhân viên và cơ sở vật chất thuộc phạm vi của Phòng.

2.2.2. Chất lƣợng đào t o

Chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều đối tượng dù có tham gia hoặc không có tham gia vào quá trình giáo dục. Chất lượng cũng luôn là vấn đề lớn đối với chính phủ và các cơ quan, nơi hoạch định các chính sách giáo dục và nghiên cứu giáo dục. Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc (ISO 9000 – 2000). Chất lượng đào tạo là sự phù hợp với mục tiêu đề ra qua sự đánh giá của người học, người dạy, người quản lý và người sử dụng sản ph m đào tạo. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Chất lượng đầu vào, chính sách và trình độ quản lý, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, chất lượng đội ngũ giảng dạy và quản lý, nguồn tài lực, cơ sở vật chất, sách và trang thiết bị dạy học.

Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng với đặc trưng sản ph m là "người lao động" chính là kết quả của quá trình đào tạo. Chất lượng được thể hiện cụ thể ở các ph m chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề) của người tốt nghiệp tương ứng với một mục tiêu, chương trình theo các ngành nghề cụ thể. Bên cạnh đó, quan niệm về chất lượng đào tạo còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với thị trường lao động. Ví dụ như: tỉ lệ có việc làm sau tốt nghiệp, năng lực hành nghề tại các vị trí làm việc, khả năng phát triển nghề nghiệp được đào tạo. Đây cũng chính là các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải tác động để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các yếu tố trên.

2.2.3. Các y u tố tác động đ n sự hài lòng về chất lƣợng đào t o

Chất lượng quá trình đào tạo bậc cao đẳng có thể hiểu là mức độ đạt được mục tiêu đề ra của chương trình đào tạo bậc cao đẳng. Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay, nó được thể hiện thông qua giá trị người lao động xã hội chủ nghĩa. Đó là những người với đúng ý nghĩa viết hoa của từ, bao gồm đủ cả: đức, trí, thể, mĩ. Con người có lý tưởng độc lập, có lòng nhân ái, có ý thức cộng đồng (tôn trọng và hợp tác được với người khác), có ý thức bảo vệ môi trường, biết yêu cái đẹp. Trong lao động, đó là những con người có tư duy sáng tạo, có k năng thực hành giỏi, tay nghề cao, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.

Về bản chất đào tạo hệ cao đẳng là quá trình được tổ chức, có mục đích và nội dung cụ thể để hình thành cho con người một nghề nghiệp nào đó ở trình độ cao đẳng và hoàn thiện nhân cách con người lao động tương ứng với nghề nghiệp. Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định về tiêu chu n đánh giá chất lượng trường đại học, cao đẳng. Hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường đại học (2008) gồm 10 khía cạnh: Sứ mạng và mục tiêu của trường, tổ chức và quản lý, chương trình giáo dục, hoạt động đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên, người học, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế, thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác, tài chính và quản lý tài chính. Ngoài ra, yếu tố văn hóa ứng xử của giảng viên cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

2.2.3.1. Mục tiêu ào tạo

Luật giáo dục năm 2005 Điều 33, trang 25, 26 qui định về mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp như sau: Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, k năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có dạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh . Trong bất kỳ một quá trình đào tạo nào mục tiêu cũng là thành tố quan trọng hàng đầu. Nó có vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo là một mô hình dự kiến về nhân cách của người được đào tạo. Mô hình này do yêu cầu

khách quan của xã hội, của đất nước trong các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định quy định. Mục tiêu đào tạo tác động để hoàn thiện và phát triển nhân cách con người nên nó bao gồm các mặt: đức, trí, thể, mĩ. Đối với từng hệ đào tạo, từng loại hình đào tạo khác nhau sẽ có những mục tiêu đào tạo riêng biệt.

2.2.3.2. Ch ơng trình, n i dung ào tạo

Tại Điều 34, Khoản 1 của Luật giáo dục năm 2005 qui định yêu cầu về nội dung giáo dục nghề nghiệp như sau: Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện k năng theo yêu cầu của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo . Điều này có nghĩa là, nội dung đào tạo nghề bao gồm các kiến thức, k năng, k xảo nghề nghiệp đòi hỏi người học phải nắm vững. Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và ph m chất đạo đức nghề nghiệp để người học bước vào cuộc sống và lao động. Để thực hiện được mục đích giáo dục nghề nghiệp nói riêng và thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nói chung. Nội dung, chương trình đào tạo cần phải: (1) phù hợp với mục tiêu đào tạo. Mục tiêu đào tạo hệ cao đẳng là đào tạo nguồn nhân lực lao động có k thuật, nội dung đào tạo phải đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, liên tục giữa các môn học, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành; k năng, k xảo cần có của ngành đào tạo; (2) đảm bảo tính khoa học, cơ bản, hiện đại phù hợp với trình độ người học: Tính khoa học: Đảm bảo cho nội dung đào tạo chính xác về kiến thức, k năng, k xảo nghề nghiệp; Tính cơ bản: Đảm bảo cho nội dung dạy học cung cấp những tri thức đủ để nắm vững chuyên môn, nghề nghiệp; Phù hợp với trình độ người học: Đảm bảo tính vừa sức trong nhận thức của sinh viên; Tính hiện đại: Nội dung, chương trình đào tạo phải phản ánh thành tựu hiện đại của nhân loại cả lý thuyết lẫn thực tiễn ứng dụng thuộc lĩnh vực khoa học đó, phù hợp với thực tiễn Việt nam.

Như vậy chương trình, nội dung đào tạo là hệ thống về chương trình, hình thức đào tạo của nhà trường. Hiện nay trong các trường cao đẳng về quy mô đào tạo thường có chương trình đào tạo như: đào tạo hệ cao đẳng, đào tạo hệ trung cấp, đào tạo liên kết, đào tạo ngắn hạn, quy mô đào tạo đa dạng, mở rộng.

2.2.3.3. i ngũ gi ng viên, cán b , nhân viên

Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng bao gồm những người trực tiếp giảng dạy và quản lý giáo dục. Theo quyết định số 538/TCCP-TC của Ban tổ chức Chính phủ, giảng

viên, trong trường đại học, cao đẳng được xếp ở ba ngạch sau: giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp. Với mỗi ngạch đều có những qui định cụ thể về tiêu chu n nghiệp vụ riêng. Giáo dục đại học, cao đẳng có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội. Chính vì vậy, đội ngũ giảng viên dạy ở bậc đại học, cao đẳng có vai trò rất lớn, trực tiếp đào tạo ra một lực lượng lao động có tri thức, trình độ tay nghề cao góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách người học, qua dạy học để giáo dục những ph m chất tốt đẹp của người lao động, giúp người học hình thành và phát triển những thái độ, những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý riêng trong quan hệ với gia đình và xã hội. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mục tiêu giáo dục, đào tạo bao gồm cơ cấu, chất lượng, số lượng giảng viên, nhận thức chính trị, ph m chất đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và những kiến thức, k năng cần thiết khác, nghiệp vụ sư phạm, năng lực sư phạm, k năng công cụ.

Tập thể HSSV vừa có vai trò là đối tượng, vừa có vai trò là chủ thể của quá trình đào tạo. Với tư cách là đối tượng, HSSV nhận sự tác động có định hướng, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức và có hệ thống của đội ngũ cán bộ giảng viên. Với tư cách là chủ thể, HSSV tiếp nhận các tác động trong quá trình đào tạo một cách có chọn lọc, có sự phân tích, đánh giá thông qua lăng kính chủ quan của mình. Từ đó, tích cực, chủ động sáng tạo, tự biến các tác động, các yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu phấn đấu, rèn luyện của bản thân. Quá trình đào tạo cao đẳng cần có sự tác động qua lại, thống nhất giữa hai thành tố là hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của HSSV. Sự thống nhất này phải mang tính biện chứng, phải là sự tác động hai chiều. Giảng viên giữ vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn cách thức tổ chức quá trình đào tạo nhưng phải "lấy sinh viên làm trung tâm". Tức là phải tập trung vào đối tượng HSSV, hướng vào HSSV trong quá trình đào tạo nhằm đưa ra những tác động phù hợp nhất để phát huy tối đa khả năng rèn luyện nghề nghiệp của người học. Sinh viên dưới sự hướng dẫn của giảng viên phải tự chủ, phát huy tính sáng tạo trong quá trình tiếp cận và thu nhận kiến thức nghề nghiệp.

2.1.3.4. i u ki n cơ s hạ tầng kỹ thuật

Các cơ sở đào tạo nói chung và nhà trường nói riêng, chất lượng đào tạo cũng như chất lượng đầu ra quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi nhà trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, trong đó không thể không kể đến yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Ngoài các yếu tố như nội dung chương trình,

giáo trình đào tạo, đội ngũ cán bộ giảng dạy, công tác quản lý, công tác kiểm tra, đánh giá yếu tố cơ sở vật chất có vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố cơ sở vật chất k thuật có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo là: Hệ thống hạ tầng: Ban Giám hiệu, trường, lớp, thư viên, khu thể thao, sân bãi; Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường: Thư viện, thư viện điện tử, mạng internet, hệ thống thiết bị lưu trữ dữ liệu, hệ thống phần mềm mới được cập nhật; Trang thiết bị thực hành phục vụ cho dạy và học: Các thiết bị dạy học như: hệ thống máy chiếu, vi tính có kết nối mạng Internet, hệ thống âm thanh, ánh sáng, hệ thống nghe nhìn. Kinh phí đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, học tập có đáp ứng đủ nhu cầu giảng dạy và học tập. Đặc biệt các trang thiết bị dành cho các phòng thực hành cần nguồn kinh phí lớn, đồng thời nhu cầu phải thường xuyên nâng cấp, đầu tư đúng quy chu n đúng thực tế sử dụng để giảng dạy cho học sinh sinh viên, tránh sự lỗi thời, lạc hậu.

2.2.4. Chất lƣợng đào t o Trƣờng Cao đ ng

2.2.4 1 Tr ờng Cao ẳng trong h th ng giáo dục qu c d n

Là một bậc học của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Luật Giáo dục 2005, Điều 38: Đào tạo trình độ Cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học, tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc người có bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành . Mục a, khoản 1, Điều 42 nêu rõ: Trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng . Khoản 1, Điều 43 qui định: Sinh viên học hết chương trình cao đẳng, có đủ điều kiện thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu theo qui định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo thì được hiệu trưởng trường cao đẳng hoặc trường đại học cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng .

2.2.4 2 Mục tiêu ào tạo

Mục tiêu đào tạo hệ cao đẳng là nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, k năng nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, nhằm tào điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Mục tiêu đào tạo có quan hệ biện chứng với các thành tố khác của quá trình đào tạo hệ cao đẳng. Mục tiêu là định hướng, song muốn thực hiện được mục tiêu cũng phải có một đội

ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ đảm bảo; nội dung và chương trình đào tạo phải sát thực với mục tiêu đề ra.

2.2.4 3 N i dung ào tạo

Nội dung đào tạo là hệ thống những tri thức, k năng được truyền thụ và rèn luyện trong quá trình đào tạo. Cụ thể, đó là các khối kiến thức chung như: ngoại ngữ, tin học, chính trị. Các kiến thức, k năng chuyên ngành ở trình độ Cao đẳng. Kiến thức phát triển tư duy khoa học, các kiến thức về đạo đức, lao động, th m mĩ. Nội dung đào tạo chịu sự quy định, chi phối, định hướng của mục đích đào tạo và được thể hiện cụ thể trong chương trình, kế hoạch đào tạo cũng như là trong một loạt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường với mục tiêu chung là hoàn thiện nhân cách người lao động mới xã hội chủ nghĩa.

2.2.4 4 Ph ơng pháp và ph ơng ti n ào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên ngành kế toán về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ bà rịa vũng tàu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)