TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ MỸ THO, TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trường hợp nghiên cứu tại dự án quảng trường trung tâm tỉnh tiền giang (Trang 35)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Mỹ Tho là một trong 11 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Tiền Giang; có 11 phường và 06 xã; diện tích tự nhiên là 8.154,08 ha; dân số trung bình năm 2017 là 288.385 người, mật độ dân số 2.775 người/km2; là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Địa hình tương đối bằng phẳng, nghiên dần từ Đông sang Tây, cao nhất là khu vực trung tâm từ 2,5-3,6 m, cao độ trung bình từ 1,5-2m tại khu vực nội thị, khu vực ngoại thị từ 1-1,5m. Đặc điểm thủy văn chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, có hệ thống sông, rạch đa dạng như: sông Tiền, Bảo Định, rạch Gò Cát, Cái Ngang,…

Ranh giới hành chính

. Phía Đông giáp huyện Chợ Gạo. . Phía Tây giáp huyện Châu Thành.

. Phía Nam giáp sông Tiền và Thành phố Bến Tre. . Phía Bắc giáp huyện Châu Thành.

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Mỹ Tho nằm tại vị trí trung tâm của tỉnh Tiền Giang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 72 km và Thành phố Cần Thơ 110 km.

Vị trí địa lý kinh tế đối nội: Thành phố được xem như là đô thị trung tâm trung chuyển quan trọng của các huyện, thị trong tỉnh. Ngoài ra, do vị trí nằm ven bờ sông Tiền và là đầu mối giao lưu thủy bộ trên trục sông này nên đây cũng là nơi quy tụ các loại tàu thuyền đánh bắt vào vị trí hàng đầu của tỉnh.

Về vị trí đối ngoại: Thành phố là đô thị nằm ở vị trí tiếp giáp giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL, được xem như là điểm trung chuyển về giao lưu kinh tế quan trọng giữa 2 vùng kinh tế trên với 2 tuyến giao thông thủy bộ quan trọng là QL1A và sông Tiền.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.1.1.2 Hạ tầng giao thông

- Về đường bộ: Trục quốc lộ 1A từ Trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi về vùng ĐBSCL ngang qua địa bàn Thành phố tại ngã ba Trung Lương, từ đây có tuyến nối QL50 về các huyện phía Đông và quay về Thành phố Hồ Chí Minh qua cầu Mỹ Lợi. Ngoài ra Thành phố còn là khởi điểm của tuyến QL60 đi Bến Tre và các thành phố ven biển vùng ĐBSCL qua cầu Rạch Miễu, tuyến đường tỉnh 864 chạy cặp sông Tiền hướng về các huyện phía Tây. Thành phố có 75 tuyến đường chính, trong đó có 72 tuyến đường nội ô.

- Về đường thủy: Thành phố là đô thị đầu tiên trên trục sông Tiền đi từ cửa Tiểu đến Phnom Penh. Trong thành phố có con rạch quan trọng là Bảo Định chia Thành phố thành 2 khu vực tả ngạn và hữu ngạn. Đặc điểm nổi bật trong cảnh quan địa lý là vườn cây ăn trái ở các xã thuộc Thành phố; kinh tế vườn đã tạo thành vành đai xanh của Thành phố, bao bọc khu nội ô, tạo nên địa hình khá đặc biệt, có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hình 2.1: Bản đồ hành chính Thành phố Mỹ Tho 2.1.2 Về điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Về kinh tế

Có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tăng bình quân 10,23%/năm. Đời sống và việc làm của nhân dân ngày càng được cải thiện nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 55,9 triệu đồng/năm, năm 2017 đạt 95 triệu đồng, tăng 17%.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP Mỹ Tho giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính:%

Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân Tổng số 10,97 11,16 11,47 10,23

Khu vực I 101,37 100,89 101,91 1,07

Khu vực II 114,04 115,95 120,2 15,34

Khu vực III 113,72 118 122,12 14,8

Nguồn:Niêm giám thống kê TP. Mỹ Tho.

Ngành nông-ngư-lâm nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với việc sản xuất nông nghiệp đô thị. Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất ngành nông-lâm- ngư nghiệp bình quân giai đoạn 2015-2017 đạt 1,07%.

Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 15,34%. Các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch phát triển đa dạng ở nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đời sống. Tốc độ tăng bình quân là 14,8%.

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của TP Mỹ Tho giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: %

Khu vực Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Khu vực I 6,4 5,73 5,11

Khu vực II 55,4 55,15 59,16

Khu vực III 38,2 34,11 35,73

Nguồn:Niên giám thống kê TP. Mỹ Tho.

Cơ cấu kinh tế Thành phố chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp, khu vực công nghiệp-xây dựng vẫn chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu; khu vực thương mại - dịch vụ có phát triển nhưng chưa ổn định, trong đó nhất là ngành dịch vụ chưa ổn định do chất lượng chưa cao, đáp ứng nhu cầu hiện nay.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.1.2.2 Về văn hóa -xã hội

* Trên lĩnh vực Giáo dục và đào tạo:

Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp, có 15 trường đạt chuẩn quốc gia, hệ thống cơ sở giáo dục từng bước được đầu tư nâng cấp. Đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo và nâng chuẩn, do đó chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt. Hiện nay toàn Thành phố có 72 trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT; trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng y tế, nghề, đại học.

* Trên lĩnh vực Y tế: Hệ thống cơ sở y tế công của Thành phố được hình thành rộng khắp ở 2 tuyến: Bệnh viện Thành phố và trạm y tế 17/17 phường xã, tất cả đều đạt chuẩn y tế quốc gia. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố còn có một số phòng mạch Đông y, Tây y, nhà thuốc và cơ sở y học dân tộc, bệnh viện đa khoa trung tâm, bệnh viện y học dân tộc tỉnh, bệnh viện tư nhân,… đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

* Trên lĩnh vực văn hóa thông tin: Thành phố hiện có 18 Nhà văn hóa (1 nhà văn hóa Thành phố, còn lại phường xã) được đầu tư xây dựng quy mô lớn, đạt chuẩn theo qui định. Tập trung thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. toàn thành phố có 123/123 khu phố, ấp văn hoá; 17/17 phường, xã văn hoá; 41 cơ sở thờ tự văn hóa; 20 con đường văn hóa và 3 công viên văn hóa.

* Các vấn đề xã hội: Giai đoạn (2013-2017) Thành phố thực hiện phong trào "đền ơn đáp nghĩa" mang lại nhiều kết quả, giúp nâng mức sống của các đối tượng chính sách lên ngang bằng với mức sống bình quân trong Thành phố. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; hàng năm xây dựng, sửa chữa trên 150 căn nhà tình nghĩa, đại đoàn kết. Giải quyết việc làm hàng năm trên 6.400 lao động, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 1,63%, tỷ lệ hộ nghèo 1,13%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2017 là 95 triệu đồng.

2.1.2.3 Nguồn nhân lực

Thành phố Mỹ Tho đất hẹp người đông, dân số chiếm hơn 14% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số là 2.775 người/km2. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.3: Cơ cấu dân số thành phố Mỹ Tho giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Dân số 100,00 100,00 100,00

Phân theo giới tính

. Nam 48,60 48,69 48,70

. Nữ 51,40 51,31 51,30

Phân theo khu vực

.Thành thị 61,22 61,28 61,30

. Nông thôn 38,78 38,72 38,70

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 0,75 0,82 0,94

Nguồn: Niên giám thống kê TP. Mỹ Tho.

Dân số năm 2017 là 228.385 người, tăng 5,15% so năm 2015; về cơ cấu dân số nam tăng dần, năm 2015 dân số nam chiếm 48,60% đến năm 2017 dân số nam chiếm 48,70%; Tỷ trọng dân số thành thị chiếm cao hơn 61,30%, nông thôn chiếm 38,70%. Dân số thành phố Mỹ Tho có cơ cấu trẻ, hầu hết có công ăn việc làm, chỉ còn 10% đang có việc làm nhưng không ổn định.

2.2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM TỈNHTIỀN GIANG TIỀN GIANG

Dự án Quảng trường Trung tâm tỉnh Tiền Giang được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 theo Quyết định 1733/QĐ-UBND ngày 24- 7-2012, quy mô 43,956 ha, bao gồm các khu: Đài Tưởng niệm Bác Hồ, bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm Văn hóa - TDTT, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật… với tổng khái toán vốn đầu tư khoảng 2.189 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh, là nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa của nhân dân và là điểm nhấn quan trọng của thành phố Mỹ Tho.

Một trong những điểm nhấn đầu tiên của Dự án đó là Dự án Sân lễ - Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang (QTTT) đã được động thổ khởi công vào ngày 7-2-2018. Đây là dự án thành phần đầu tiên triển khai trong QTTT

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

tỉnh, là nơi tổ chức các hoạt động quan trọng của tỉnh, là không gian cho người dân sinh hoạt cộng đồng, vui chơi, giải trí; đồng thời là tiền đề để khởi động triển khai các dự án thành phần còn lại của QTTT tỉnh.

Dự án Sân lễ có diện tích rộng 3,66 ha, gồm các hạng mục: Sân lễ có sức chứa khoảng 13.000 người; cây xanh, thảm cỏ; hệ thống phun nước trên mặt sân tại vị trí trung tâm sân chính; ghế ngồi nghỉ chân và các hạng mục phụ trợ. Tổng mức đầu tư cho dự án này hơn 84 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh, với thời gian thi công 8 tháng.

Dự án QTTT tỉnh rất được người dân trong tỉnh kỳ vọng nhằm tạo ra điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, trong những năm qua, do nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, nên tỉnh ưu tiên đầu tư các dự án có tính chất cấp bách, bức xúc, các dự án tạo động lực, làm đòn bẩy để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương nên chưa triển khai đồng bộ các dự án thành phần trong Dự án QTTT tỉnh. Đồng thời, để sử dụng đất hợp lý, mang lại hiệu quả, tỉnh cũng đã tiến hành điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Theo Quyết định 428, ngày 8/3/2017 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang, theo đó tổng diện tích đất quy hoạch Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang được điều chỉnh là 45,51 ha, trong đó, đất công trình công cộng và Trung tâm thương mại 32,62ha; đất khu ở 12,89 ha.

Trong khu đất công trình công cộng và Trung tâm thương mại gồm: các khu chức năng như khu tưởng niệm Bác Hồ và Đền thờ các Vua Hùng, Quảng trường, Trung tâm thương mại, Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao, Trung tâm văn hóa Thanh thiếu nhi, Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Trung tâm văn hóa tỉnh, Bãi xe - cây xanh, giao thông, công viên cây xanh, hành lang bảo vệ kênh, khu xử lý nước thải - nhà vệ sinh công cộng - nhà xe.

Đất khu ở gồm các hạng mục như: dân cư đô thị, đất sử dụng hỗn hợp, đất cây xanh - hành lang an toàn kênh và khu đất dành cho giao thông.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hình 2.2. Bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang

Nguồn: Trang Thông tin điện tử thành phố Mỹ Tho

Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 thực hiện đền bù giải tỏa khoảng 32 ha với số vốn hơn 1.000 tỉ đồng gồm: bồi thường, giải tỏa hơn 457 tỉ đồng cho 32 ha đất của 601 hộ dân bị ảnh hưởng; xây khu tái định cư 16ha (khoảng 242 tỉ đồng); san nền, đường giao thông, điện, cấp thoát nước (150 tỉ

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đồng); khu quảng trường quy mô 3,5ha (dự kiến 250 tỉ đồng). Giai đoạn 2 thực hiện giải tỏa và triển khai xây dựng theo quy hoạch được duyệt. UBND tỉnh đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất và đầu tư xây dựng hạ tầng tỉnh làm chủ đầu tư tiểu dự án Đền bù giải tỏa dự án Quảng trường Trung tâm tỉnh và dự án Đầu tư xây dựng Khu tái định cư để triển khai dự án Quảng trường Trung tâm tỉnh.

2.3. THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN SAU GIẢI TỎA BỞI DỰÁN QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM TỈNH TIỀN GIANG ÁN QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM TỈNH TIỀN GIANG

2.3.1 Các chính sách đền bù, tái định cư địa phương đã thực hiện2.3.1.1 Về bồi thường 2.3.1.1 Về bồi thường

a. Bồi thường về đất:

- Đất ở:

+ Trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở do cơ quan có thẩm quyền cấp thì được bồi thường 100% đơn giá đất ở.

+ Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc có giấy chứng nhận QSDĐ là đất nông nghiệp nhưng thực tế đã sử dụng đất ở trước ngày công bố quy hoạch sử dụng đất và không vi phạm quy hoạch thì được bồi thường như sau:

Trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở trước ngày 15/10/1993, thì người đang sử dụng đất được hỗ trợ về đất ở bằng 99,5% đơn giá với diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở theo qui định; phần diện tích đất ở vượt hạn mức được bồi thường, hỗ trợ theo loại đất nông nghiệp.

Trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng làm nhà ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004, thì người đang sử dụng đất được hỗ trợ bằng 49,5% đơn giá đất ở với diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở theo qui định; phần diện tích đất ở vượt hạn mức được bồi thường, hỗ trợ theo loại đất nông nghiệp.

Trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng làm nhà ở từ ngày 01/7/2004 trở về sau, thì người đang sử dụng đất chỉ được bồi thường, hỗ trợ theo loại đất nông nghiệp.

Trường hợp đất san lắp mặt bằng, lều, quán, thảo bạc, mái che không gắn liền với nhà ở trên cùng một thửa đất thì không được bồi thường đất ở, chỉ được bồi thường theo đơn giá đất nông nghiệp cộng hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Đất nông nghiệp: đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (đất vườn) và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (đất lúa) tùy theo vị trí, phạm vi có đơn giá theo qui định.

- Hỗ trợ đất nông nghiệp: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông và nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới xã, ranh giới khu dân cư (khoản 1, điều 28, Quyết số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang) thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh qui định nhưng không quá diện tích bị thu hồi.

Trường hợp thửa đất có địa điểm tương ứng có nhiều vị trí có mức giá khác nhau thì áp dụng theo vị trí có mức giá cao nhất (căn cứ Quyết định số 41/2014/QĐ- UBND ngày 9/12/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa (đất mộ): Bồi thường với giá là 428.800 đồng /m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trường hợp nghiên cứu tại dự án quảng trường trung tâm tỉnh tiền giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)