CHIẾN LƯỢC SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN SAU DI DỜI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trường hợp nghiên cứu tại dự án quảng trường trung tâm tỉnh tiền giang (Trang 59 - 63)

Chiến lược sinh kế của người dân là đưa ra những lựa chọn và quyết định trong việc sử dụng và quản lý các nguồn vốn, tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống.

Bảng 2.13. Chiến lược sinh kế của các hộ gia đình sau di dời

Đơn vị: 1.000 đồng/ hộ

STT Chỉ tiêu Số hộ Tổng giá trị

1 Gửi tiết kiệm, cho vay 36 19,315,000

2 Chi cho nơi định cư mới 125 105,985,000

3 Mua đồ dùng sinh hoạt 20 37,500

4 Mua đồ dùng, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh

31 993,000

5 Đầu tư vốn ban đầu làm nghề 35 435,000

6 Chi cho học tập 5 150,000

7 Học nghề 15 375,000

8 Trả nợ 20 600,000

9 Chi khác 21 23,100

Tổng 127,913,600

Nguồn: Kết quả điều tra

Bảng 2.15 cho thấy chiến lược sinh kế của các hộ gia đình sau di dời khỏi khu vực dự án Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang. Đa số các hộ chi tiêu tiền bồi thường để chi cho nơi ở mới, 39,18% số hộ chi tiêu để mua nơi ở mới. Tiếp đến là lựa chọn an toàn, đó là gửi tiết kiệm, cho vay để lấy lãi, chiếm 11,29% số hộ. Ngoài việc trang trải cho chỗ ở, có đến 9,7% hộ gia đình chi đầu tư ban đầu làm

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nghề, đồ dùng, máy móc phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiếp đến 6,27% hộ chi tiền vào mua đồ dùng sinh hoạt, 6,27% hộ gia đình dùng số tiền để trả nợ, 4,7% hộ gia đình chi tiền để học nghề, 1,57% chi cho học tập và còn lại chi cho việc khác.

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG * Ưu điểm

Về việc thực hiện các chính sách xã hội trong thời gian qua, công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được sự quan tâm hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời được sự phối hợp thực hiện của Hội Nông dân thành phố, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến Nông thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, các cơ sở đào tạo nghề nên việc triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn có nhiều kết quả tích cực. Cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hình thức giảng dạy gắn lý thuyết với thực hành, địa điểm mở lớp được địa phương sắp xếp, hỗ trợ,… đã tạo mọi thuận lợi cho người dân tham gia đào tạo nghề. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia các lớp đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp còn hạn chế. Còn tình trạng người lao động đăng ký tham dự lớp học nhưng đến khi mở lớp thì không tham dự đầy đủ. Kinh phí để thực hiện công tác giám sát của địa phương còn chưa bảo đảm. Nhân sự quản lý công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong lĩnh vực nông nghiệp còn kiêm nhiệm và thay đổi nhiều lần nên ảnh hưởng rất lớn đến việc theo dõi, triển khai và báo cáo đề xuất kịp thời.

* Hạn chế

Về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của các chủ hộ là trung bình và thấp, độ tuổi trung bình cao, số lao động chính trong tất cả hộ gia đình chiếm 35%, lao động phụ chiếm 13%; số người phụ thuộc trong các hộ gia đình khá cao; trong đó số người đang đi học chiếm 26%, số người không có việc làm chiếm 11%, số người ngoài tuổi lao động chiếm 9% và mất khả năng lao động chiếm 6%. Có thể thấy rằng đối tượng người dân thuộc dự án dễ bị tổn thương

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

bởi sự thay đổi của môi trường sống. Mặc dù dự án Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang là công trình trọng điểm của tỉnh góp phần để chỉnh trang đô thị, tạo không gian sinh hoạt chính trị, văn hóa, giao lưu của tỉnh, song do phải thực hiện giải tỏa, thu hồi 32 ha đất hoàn toàn, tái định cư nên đã có nhiều ảnh hưởng đến các các hộ dân sau giải tỏa của dự án, việc đảm bảo sinh kế của họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Trong quá trình bồi thường, một số hộ dân bị ảnh hưởng dự án cũng không đồng tình vì sinh kế của họ bị ảnh hưởng nặng nề mà giá bồi thường lại quá thấp.

Về thay đổi môi trường sinh kế, do độ tuổi chiếm đa số là trên 55 tuổi (35%), đây là nhóm tuổi lao động phụ, lớn tuổi, rất khó khăn trong tìm kiếm việc làm; các quy hoạch không đồng bộ giữa các ngành nghề có liên quan, chưa gắn kết như quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đào tạo và giải quyết việc làm,...các quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, phát triển kinh tế chậm được điều chỉnh, bổ sung, triển khai thực hiện đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.

Cơ hội tiếp cận các nguồn vốn sinh kế cũng còn gặp nhiều khó khăn trong mối quan hệ xã hội ở nơi ở mới chiếm 62,8%; mối quan hệ dòng họ, trong gia đình anh em không còn gần gũi, tốt hơn trước chiếm đến 72%, đối với bạn bè, đồng nghiệp chiếm 54%.

Về tài sản vật chất khác có một số biến động tăng, như nhu cầu chi cho phương tiện vận chuyển, ô tô (26,5%), xe máy (29,36%), tủ lạnh (1,83%), ti vi (3,27%). Các nguồn vật chất khác có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất là vàng, ngoại tệ, trang sức (33,81%), cây cảnh (27,08%), giường tủ (21,94%). Việc sụt giảm nguồn ngoại tệ, vàng, trang sức là do nhu cầu thay đổi chổ ở, số tiền đền bù không đủ cho nơi ở mới nên họ phải bán vốn tài sản tự có, có khi phải vay mượn thêm để đủ trang trải cho nhu cầu nơi ở mới.

Sau khi di dời khỏi nơi ở cũ, nhiều hộ dân cho rằng việc tái định cư đến nơi ở mới đã làm thay đổi nguồn lực tự nhiên của người dân và làm thay đổi sinh kế của họ. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Về các khoản thu nhập bình quân của hộ gia đình bị giảm rõ rệt sau khi di dời đến nơi ở mới, trung bình giảm 14,73%. Về chi tiêu bình quân của hộ gia đình đều có xu hướng tăng rõ rệt cho các khoản chi phí, gây thêm gánh nặng lên các hộ gia đình, chi tiêu thiết yếu tăng nhiều nhất là cho đầu tư kinh doanh, sản xuất 46,15%; chi tiêu y tế (23,33%) và giáo dục (5,66%), các khoản chi tiêu khác cũng tăng 20%. Trong khi đó, nhằm tiết kiệm chi tiêu không cần thiết nên các khoản chi tiêu cho hoạt động xã hội giảm 66,67%, chi tiêu cho tham quan giảm 58,9%, chi tiêu mua sắm, sửa chữa trong gia đình giảm 48,57%.

Về chiến lược sinh kế của các hộ gia đình sau di dời khỏi khu vực dự án Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang, Đa số các hộ chi tiêu tiền bồi thường để chi cho nơi ở mới, 39,18% số hộ chi tiêu để mua nơi ở mới. Tiếp đến là lựa chọn an toàn, đó là gửi tiết kiệm, cho vay để lấy lãi, chiếm 11,29% số hộ. Tuy nhiên, sự nỗ lực vươn lên của hộ gia đình chưa cao, chưa có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi từ nguồn vốn được bồi thường, một số hộ còn trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước.

Tóm lại, việc đảm bảo sinh kế của các hộ dân sau khi di dời thật sự là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay, là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời đảm bảo các vấn đề về xã hội, an ninh trật tự tại địa phương. Do đó, cần phải có định hướng, và tìm ra các giải pháp khả thi để đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trong thời gian tới.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN SINH KẾ CHO CÁC HỘ DÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỰ ÁN QUẢNG TRƯỜNG TRUNG TÂM

TỈNH TIỀN GIANG

Về định hướng chung trong trường hợp phải di dời chung cư để bố trí chỗ ở, sinh hoạt mới, chính quyền cần tạo điều kiện để sắp xếp người dân có điều kiện tái định cư tại chỗ hoặc gần nơi cũ, trong trường hợp không bố trí được, cần hỗ trợ người dân tìm nơi ở phù hợp để có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn chỗ ở cũ. Đây cũng là nguyện vọng chính đáng của người dân vùng bị giải tỏa. Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong nước và trên thế giới, một số nguyên tắc cần xây dựng và bảo đảm nhà ở cho người dân tái định cư được biết đến như: nhà ở cho dân tái định cư phải tốt hơn (hoặc ít nhất bằng) nhà ở hiện tại của họ, phải bảo đảm có sự đồng bộ giữa nhà ở và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đảm bảo sự đồng thuận, tự nguyện và tham gia của người dân trong quá trình thực tiện tái định cư. Chính quyền địa phương cần theo dõi, hỗ trợ tái định cư để giúp họ cải thiện sinh kế ở nơi ở mới. Khôi phục sinh kế không chỉ có nghĩa là khôi phục thu nhập mà còn khôi phục năng lực liên quan đến các nguồn tài nguyên con người, xã hội, tài chính, tự nhiên và vật chất.

Trước thực trạng sinh kế của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp để cải thiện sinh kế bền vững cho người dân sau tái định cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trường hợp nghiên cứu tại dự án quảng trường trung tâm tỉnh tiền giang (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)