Các chính sách đền bù, tái định cư địa phương đã thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trường hợp nghiên cứu tại dự án quảng trường trung tâm tỉnh tiền giang (Trang 43 - 52)

2.3.1.1 Về bồi thường

a. Bồi thường về đất:

- Đất ở:

+ Trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở do cơ quan có thẩm quyền cấp thì được bồi thường 100% đơn giá đất ở.

+ Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở hoặc có giấy chứng nhận QSDĐ là đất nông nghiệp nhưng thực tế đã sử dụng đất ở trước ngày công bố quy hoạch sử dụng đất và không vi phạm quy hoạch thì được bồi thường như sau:

Trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất làm nhà ở trước ngày 15/10/1993, thì người đang sử dụng đất được hỗ trợ về đất ở bằng 99,5% đơn giá với diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở theo qui định; phần diện tích đất ở vượt hạn mức được bồi thường, hỗ trợ theo loại đất nông nghiệp.

Trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng làm nhà ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004, thì người đang sử dụng đất được hỗ trợ bằng 49,5% đơn giá đất ở với diện tích đất ở thực tế đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất ở theo qui định; phần diện tích đất ở vượt hạn mức được bồi thường, hỗ trợ theo loại đất nông nghiệp.

Trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng làm nhà ở từ ngày 01/7/2004 trở về sau, thì người đang sử dụng đất chỉ được bồi thường, hỗ trợ theo loại đất nông nghiệp.

Trường hợp đất san lắp mặt bằng, lều, quán, thảo bạc, mái che không gắn liền với nhà ở trên cùng một thửa đất thì không được bồi thường đất ở, chỉ được bồi thường theo đơn giá đất nông nghiệp cộng hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Đất nông nghiệp: đất nông nghiệp trồng cây lâu năm (đất vườn) và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm (đất lúa) tùy theo vị trí, phạm vi có đơn giá theo qui định.

- Hỗ trợ đất nông nghiệp: Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở trong khu dân cư nhưng không được công nhận là đất ở; đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở riêng lẻ; đất vườn, ao có nhà ở dọc kênh mương và dọc tuyến đường giao thông và nông nghiệp tiếp giáp với ranh giới xã, ranh giới khu dân cư (khoản 1, điều 28, Quyết số 40/2014/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang) thì ngoài việc bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó; diện tích được hỗ trợ không quá 05 lần hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh qui định nhưng không quá diện tích bị thu hồi.

Trường hợp thửa đất có địa điểm tương ứng có nhiều vị trí có mức giá khác nhau thì áp dụng theo vị trí có mức giá cao nhất (căn cứ Quyết định số 41/2014/QĐ- UBND ngày 9/12/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang).

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa (đất mộ): Bồi thường với giá là 428.800 đồng /m2. - Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp: đối với những hộ gia đình, cá nhân có giấy chứng nhận QSDĐ ghi loại đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh thì được tính bằng 70% giá đất ở của thửa đất đó.

Bảng 2.4. Thực tế bồi thường thu hồi đất cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng

Đơn vị: đồng Số hộ được bồi thường/ tổng số Mức % bồi thường theo quy định Mức bồi thường từ chủ đầu tư Tổng diện tích đất (m2) Tổng giá trị bồi thường Có chứng nhận QSDĐ 201/250 100% giá đất giá đất100% 32.043,80 57.549.522 Không có giấy chứng nhận

QSDĐ nhưng đã chuyển đổi mục đích làm nhà trước 15/10/1993

9/250 99,5% giáđất giá đât100% 900 1.188.000 Đât nông nghiệp

150/250 Theo đơn giáquy định 170.000 tuỳTừ 87.000 -

vị trí 103.487 12.984.914 Hỗ trợ đất nông nghiệp

150/250 Theo quyđịnh Từ 423.000-1.655.000

tuỳ vị trí 103.487 74.518.165

Tổng 146.240.601

Nguồn: Kết quả điều tra

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Nhìn chung, qua quá trình khảo sát 250 hộ, cho thấy các hộ gia đình đã được bồi thường khá đầy đủ việc thu hồi đất với tổng số tiền lên đến 146 tỷ đồng. Có đến 201/250 hộ có chứng nhận quyền sử dụng đất, nên được chủ đầu tư bồi thường 100% theo giá đất, mức bồi thường dao động từ 1.058.000 – 4.137.000 đồng/m2 theo đúng quy định hiện hành. Tổng số đất có giấy chứng nhận được bồi thường là 32.043,80 m2, tổng số tiền bồi thường cho người dân khoảng 57,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 9 hộ không có giấy chứng nhận QSDĐ nhưng đã chuyển đổi mục đích làm nhà trước 15/10/1993, theo quy định đền bù 99,5% giá đất. Tuy nhiên, chủ đầu tư cũng đã tiến hành đền bù 100% giá đất cho tổng số 900m2 cho 9 hộ dân trên với tổng số tiền đền bù là 1,188 tỷ đồng.

Về việc bồi thường đất nông nghiệp, có 150/250 hộ dân được đền bù với mức giá từ 87.000-170.000/m2 tuỳ vị trí, tổng số tiền đền bù là 12,984 tỷ đồng. Ngoài ra, 150 hộ dân này còn được hỗ trợ đất nông nghiệp, về hỗ trợ giá đất nông nghiệp, chủ đầu tư bồi thường theo giá đất nông nghiệp tuy nhiên không hỗ trợ bằng 40% giá đất ở của thửa đất đó theo quy định. Với mức giá 423.000- 1.655.000/m2, tổng số tiền đền bù cho việc hỗ trợ đất nông nghiệp lên tới 74,5 tỷ đồng.

b. Bồi thường nhà ở, vật kiến trúc, công trình khác:

(Căn cứ Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 04/9/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang).

Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

- Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần mà phần còn lại sử dụng được thì được bồi thường phần công trình bị phá dỡ và cộng thêm chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại. Chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại của nhà, công trình bị phá dỡ được xác định cụ thể như sau:

+ Bằng 100% giá trị bồi thường phần nhà, công trình bị phá dỡ đối với nhà, công trình bị phá dỡ đến ranh giải tỏa.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Bằng 50% giá trị bồi thường phần nhà, công trình bị phá dỡ đối với nhà, công trình có diện tích phá dỡ lớn hơn diện tích giải tỏa (do phải phá dỡ thêm ngoài ranh giải tỏa tới bước cột gần nhất). Phần bồi thường và chi phí sửa chữa không vượt quá giá trị căn nhà.

Đối với nhà, công trình bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình.

Đối với nhà, công trình bị phá dỡ 50% diện tích căn nhà trở lên thì được bồi thường cho toàn bộ công trình.

Bảng 2.5. Thực tế bồi thường nhà ở, vật kiến trúc, công trình khác

Đơn vị: đồng

Số hộ được bồi thường Tổng giá trị bồi thường

Nhà, công trình bị phá dở từ

trên 50% diện tích 75 27.733.720.456

Công trình khác 105 6.145.932.354

Tổng 180 33.879.652.810

Nguồn: Kết quả điều tra

Thực tế, các hộ gia đình đã được bồi thường nhà ở và các công trình khác do bị ảnh hưởng bởi quảng trường trung tâm Tỉnh Tiền Giang. Có 75 hộ trên tổng số 250 hộ khảo sát được bồi thường nhà, công trình do bị phá dở trên 50% diện tích với tổng số tiền lên đến 27,733 tỷ đồng. Có 105/250 hộ gia đình được bồi thường cho các công trình khác, với tổng số tiền là 6,146 tỷ đồng.

c. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi:

Căn cứ Quyết định số 05/2015/QĐ-UBND ngày 9/02/2015 của UBND tỉnh Tiền Giang ban hành quy định về đơn giá bồi thường thiệt hại cây trái, hoa màu và vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng phát triển kinh tế để bồi thường.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.6. Thực tế bồi thường đối với cây trồng

Đơn vị: đồng

Số hộ được bồi thường Tổng giá trị bồi thường

Cây lâu năm 115 5.830.770.000

Cây hàng năm 82 3.457.878.000

Tổng 197 9.288.648.000

Nguồn: Kết quả điều tra

Về cây trồng, chủ đầu tư đã bồi thường cho 115 hộ có cây lâu năm, với số tiền là 5,83 tỷ và 82 hộ có cây hàng năm với số tiền là 3,458 tỷ đồng.

d. Bồi thường cho người lao động ngừng việc:

Tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, có thuê lao động theo hợp đồng lao động, bị ngừng sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất thì người lao động được bồi thường theo chế độ trợ cấp ngừng việc quy định khoản 3, Điều 62 của Bộ Luật Lao động. Đối tượng được bồi thường là người lao động qui định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Bộ Luật lao động. Thời gian tính bồi thường là thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh nhưng tối đa không quá 06 tháng.

2.3.1.2 Các chính sách hỗ trợ a. Hỗ trợ di chuyển

Hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở ra khỏi thửa đất đang sử dụng trong phạm vi tỉnh Tiền Giang được hỗ trợ chi phí di chuyển: 5.000.000 đồng/hộ; di chuyển sang tỉnh khác được hỗ trợ chi phí di chuyển: 7.500.000 đồng/hộ.

Hộ gia đình cá nhân bị giải tỏa một phần đất mà phải di chuyển nhà ở trong phạm vi thửa đất đó thì được hỗ trợ chi phí di dời với mức 3.000.000 đồng/hộ.

b. Hỗ trợ tiền thuê nhà

Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở mà không còn chỗ ở khác trong địa bàn xã Đạo Thạnh (nơi triển khai Dự án Quảng trường trung tâm), trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới được hỗ trợ tiền thuê nhà như sau:

- Trường hợp nhận tiền tái định cư:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hộ có từ 05 nhân khẩu trở lên: nhân khẩu từ thứ 5 trở đi công thêm 150.000 đồng/tháng/người.

Thời gian hỗ trợ tính từ lúc bàn giao mặt bằng đến khi nhận được nền tái định cư và cộng thêm 04 tháng xây dựng nhà ở. Thời gian hỗ trợ tối thiểu là 06 tháng.

- Trường hợp hộ tự lo chỗ ở:

Hộ có từ 01 đến 04 nhân khẩu: 900.000 đồng/tháng/hộ.

Hộ có từ 05 nhân khẩu trở lên: nhân khẩu từ thứ 5 trở đi công thêm 150.000 đồng/tháng/người.

Thời gian hỗ trợ tối thiểu là 06 tháng.

- Trường hợp hộ bị giải tỏa phải di chuyển nhà trong phạm vi thửa đất thì được hỗ trợ:

Hộ có từ 01 đến 04 nhân khẩu: 900.000 đồng/tháng/hộ.

Hộ có từ 05 nhân khẩu trở lên: nhân khẩu từ thứ 5 trở đi cộng thêm 150.000 đồng/tháng/người.

Thời gian hỗ trợ tối thiểu là 04 tháng.

c. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất:

- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định đời sống như sau:

Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trong địa bàn xã Đạo Thạnh thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chổ ở. Mức hỗ trợ cho 01 nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng:

30 kg gạo/tháng/nhân khẩu x 12.000 đồng/kg x 12 tháng = 4.320.000 đồng/nhân khẩu.

Thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng trên địa bàn xã Đạo Thạnh thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Mức hỗ trợ cho 01 nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng: TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

30 kg gạo/tháng/nhân khẩu x 12.000 đồng/kg x 24 tháng = 8.640.000 đồng/nhân khẩu.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở phải di chuyển chỗ ở có mức sống thuộc diện hộ nghèo theo qui định của cấp có thẫm quyền đang có hiệu lực thi hành thì được hỗ trợ vượt qua chuẩn nghèo. Mức hỗ trợ được tính bằng 30 kg gạo/tháng/hộ, thời gian hỗ trợ là 05 năm.

30 kg gạo/tháng/hộ x 12.000 đồng/kg x 60 tháng = 21.600.000 đồng/hộ.

d. Hỗ trợ khác:

- Hộ có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của nhà nước nếu phải di chuyển nhà ở thì được hỗ trợ với mức 2.000.000 đồng/hộ, người hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước không phải là lương, như hộ có người nhận trợ cấp bệnh di chứng chất độc da cam, người có suất trợ cấp người cao tuổi, trợ cấp cán bộ xã nghỉ việc,...)

- Hộ gia đình thương binh, liệt sĩ phải di chuyển chỗ ở thì được hỗ trợ với mức 6.000.000 đồng/hộ.

- Đối với những hộ không trực tiếp sản xuất nông nghiệp (không có đất sản xuất) nếu phải di chuyển nhà ở đi nơi khác thì được hỗ trợ để ổn định đời sống trong 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kg gạo cho 01 nhân khẩu/tháng:

30 kg gạo/tháng/nhân khẩu x 12.000 đồng/kg x 12 tháng = 4.320.000 đồng/nhân khẩu.

- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được công nhận là đất ở mà diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 05 lần hạn mức giao đất (trên 1.500 m2) thì phần diện tích trên 1.500 m2

được hỗ trợ bằng 80% mức hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư tại vị trí thửa đất.

- Hỗ trợ các trường hợp phải di chuyển chỗ ở nhưng không đủ điều kiện tái định cư. Mức hỗ trợ bằng 48.000.000 đồng/ hộ cho các đối tượng sau:

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp, có xây dựng nhà trước thời gian công bố quy hoạch 31/2/2013 phải di chuyển chỗ ở mà không còn nơi nào khác trên điạ bàn xã Đạo Thạnh, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi.

Hộ gia đình, cá nhân bị giải tỏa hết nhà nhưng không đủ điều kiện được bồi thường về đất do có nhà ở trên đất người khác (trừ trường hợp người thuê nhà, mượn đất của người có đất bị thu hồi) phải di chuyển chổ ở mà không còn nơi ở nào khác trên địa bàn xã Đạo Thạnh, có hộ khẩu tại nơi có đất bị thu hồi.

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất trồng cây hàng năm nhưng thực tế đã chuyển sang đất trồng cây lâu năm mà chưa điều chỉnh mục đích sử dụng trong GCNQSDĐ thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất trồng cây hàng năm, còn được hỗ trợ thêm khoảng chênh lệch giữa giá đất trồng cây lâu năm với giá đất trồng cây hàng năm, đồng thới được hỗ trợ đất nông nghiệp trong khu dân cư.

Chủ đầu tư hỗ trợ cho mỗi hộ gia đình bị ảnh hưởng phải di chuyển nhà được nhận bồi thường là 5 triệu đồng/ hộ. Trên thực tế, chủ đầu tự đã hỗ trợ cho 168 hộ gia đình bị ảnh hưởng phải chuyển nhà đi nơi khác với số tiền là 840 triệu đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư không hỗ trợ tiền thuê nhà, hay ổn định sản xuất cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

2.3.1.3 Chính sách tái định cư

a. Đối tượng, điều kiện được bố trí tái định cư:

Căn cứ khoản 1, 4 Điều 32, Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 16/12/2014 của UBND tỉnh Tiền Giang, cụ thể:

Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết diện tích đất ở mà không có chỗ ở (nhà ở và đất ở) nào khác trong địa bàn xã Đạo Thạnh (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định cư).

Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đảm bảo sinh kế cho người dân sau giải tỏa trường hợp nghiên cứu tại dự án quảng trường trung tâm tỉnh tiền giang (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)