Khái quát về các dự ántrồng rừng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ dự án đầu tư KINH DOANH RỪNG TRỒNG cây KEO LAI tại CÔNG TY TNHH MTV lâm NGHIỆP bến hải, QUẢNG TRỊ min (Trang 25 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái quát về các dự ántrồng rừng tại Việt Nam và tỉnh Quảng Trị

1.2.1.1. Một số chương trình,dự án trồng rừng tại Việt Namthời gian qua

Chương trình 327

Chƣơng trình 327 thực hiện theo Quyết định số 327 – CT, ngày 15.9.1992

của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ), nhằm tập trung tạo mới và bảo vệ rừng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

phòng hộ, rừng đặc dụng. Nhà nƣớc đầu tƣ hơn 3.680 tỷ đồng, đạt 89,8% mức kế hoạch, trong đó cho phát triển lâm nghiệp 1.627 tỷ đồng. Các dự án đã trồng mới 640 nghìn ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 1,7 triệu ha và bảo vệ 1,4 triệu ha/ năm. Nhờ vậy, đến nay cả nƣớc có 9,3triệu ha rừng, đƣa độ che phủ từ 24% (năm 1993) lên 28% (năm 1998). Trong quá trình thực hiện, các dự án đã di giãn 92.430 hộ, làm mới 5.000km đƣờng dân sinh và nhiều công trình phúc lợi công cộng khác. Các hộ nông dân còn tạo mới 89 nghìn ha cây công nghiệp, 31 nghìn ha vƣờn hộ, khai hoang, cải tạo 25 nghìn ha ruộng và tăng thêm 53 nghìn con trâu, bò.

Chƣơng trình 327 đã đáp ứng yêu cầu phủ xanh đất rừng vừa thực hiện phát triển kinh tế miền núi, khôi phục môi trƣờng sinh thái, vừa tạo việc làm, ổn định và

từng bƣớc nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. Song, do Chƣơng trình 327 trải rộng ở nhiều vùng, lĩnh vực, thẩm định sơ sài nên chất lƣợng dự án kém, hiệu quả thấp,quản lý vốn còn nhiều tiêu cực gây lãng phí.

Dự án 661

Dự án 661 hay còn gọi là Dự ántrồng mới 5 triệu ha rừng do Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo thực hiện theo Quyết định số 661/QĐ-TT ngày 29/7/1998. Đây là một chƣơng trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nƣớc với mục tiêu trồng mới và bảo vệ diện tích rừng hiện có nhằm nâng độ che phủ của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010, góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn nguồn gene và tính đa dạng sinh học, cung cấp nguyên liệu, đƣa lâm nghiệp thành ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.

Nhiệm vụ trồng mới 5 triệu ha gồm 1 triệu ha rừng phòng hộ đặc dụng, 2 triệu ha rừng sản xuất, 1 triệu ha cây lấy quả và khoanh nuôi, phục hồi 1 triệu ha rừng trồng phòng hộ đặc dụng. Năm 2011, Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Báo cáo tổng kết thực hiện Dự án “Trồng mới 5 triệu ha rừng” và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. [2 ] thì sau 13 năm thực hiện, tổng diện tích rừng đã trồng và khoanh nuôi tái sinh rừng đƣợc 4.675.006 ha, đạt 93,5% kế hoạch.

Tổng diện tích rừng cả nƣớc đã liên tục tăng lên từ 10.435.466 ha (rừng tự nhiên 9.533.401ha, rừng trồng 902.065ha) năm 1998 lên 13.388.075ha (rừng tự

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

nhiên 10.304.816ha, rừng trồng 3.083.259ha) năm 2010. độ che phủ rừng vì vậy cũng tăng từ 32% năm 1998 lên 39,5% năm 2010. Nếu tính cả diện tích cây cao su,

điều, cây ăn quả có tán che nhƣ cây rừng thì độ che phủ năm 2010 đạt 46,4%.

Dự án đã tạo ra những vùng nguyên liệu cho chế biến gỗ và trụ mỏ, nhƣ: Vùng gỗ trụ mỏ Quảng Ninh; Vùng nguyên liệu giấy cho các nhà máy giấy Bãi Bằng, Phú Thọ; An Hòa, Tuyên Quang;Đồng Nai, Lâm Đồng, KonTum,...; Vùng nguyên liệu ván nhân tạo cho các nhà máy ván dăm.. Nhiều khu rừng trồng sản xuất lớn hình thành tại hầu hết các địa phƣơng đang thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản và chế biến gỗ, lâm sản v.v…kích thích ngƣời dân trồng rừng nhiều hơn.

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đƣợc thực hiện trên phạm vi cả nƣớc không chỉ có ý nghĩa lớn về môi trƣờng mà còn tham gia giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân và góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất và ổn định đời sống dân cƣ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

1.2.1.2.Tình hình triển khai các dự án trồng rừng tại tỉnh Quảng Trị

Trong những năm qua tỉnh Quảng trị đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ trong công tác trồng rừng, nhờ vậy diện tích rừng trồng không ngừng đƣợc tăng lên. Các dự án trồng rừng đƣợc triển khai gồm Dự án 327, 661, Dự án trồng rừng JICA,

Dự án trồng rừng trên cát…, ngoài ra tỉnh còn có những đề án hổ trợ ngƣời dân trồng rừng kinh tế. Nhìn chung, các dự án trồng rừng nói trên không chỉ đem lại hiệu quả đáng kể về môi trƣờng, sinh thái mà cả về kinh tế, xã hội, góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, góp phần xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cƣ, tăng thu nhập cho dân cƣ sống ở nông thôn miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới. Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nƣớc và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đƣa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Mặc dù đóng góp của ngành lâm nghiệp trong GDP của tỉnh chƣa nhiều nhƣng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nhƣ giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động nông thôn tham gia nghề rừng thông qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để ngƣời dân có đất trồng rừng và tham gia các dự án trồng rừng kinh tế, quản lý bảo vệ rừng, khai thác gỗ và các sản phẩm từ gỗ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh rừng... là những nỗ lực của ngành nhằm xã hội hóa nghề rừng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân nông thôn miền núi.

Trồng rừng trên cát của Quảng Trị tiến triển tốt.Trung bình hàng năm, các xã vùng biển, vùng cát trồng mới từ 300-500ha rừng và trên 150 nghìn cây phân tán.

Năm 2016, trang Báo mới.com có bài viết“Trồng rừng trên cát ở Quảng Trị”[11] cho biết đến nay Quảng Trị đã trồng đƣợc hơn 7.000ha rừng phòng hộ và hơn 10 ngàn ha rừng sản xuất trên cát. Những cánh rừng trồng góp phần tăng độ mùn, sức mao dẫn bề mặt cho cát, biến các vùng đất hoang hóa trƣớc đây thành đất trồng trọtphục vụ cho lợi ích con ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ dự án đầu tư KINH DOANH RỪNG TRỒNG cây KEO LAI tại CÔNG TY TNHH MTV lâm NGHIỆP bến hải, QUẢNG TRỊ min (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)