Kinh nghiệm trồng rừng sản xuất của một số doanh nghiệp lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ dự án đầu tư KINH DOANH RỪNG TRỒNG cây KEO LAI tại CÔNG TY TNHH MTV lâm NGHIỆP bến hải, QUẢNG TRỊ min (Trang 28)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm trồng rừng sản xuất của một số doanh nghiệp lâm nghiệp

* Kinh nghiệm của C ng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Triệu Hải : là Doanh nghiệp Nhà nƣớc, trực thuộc UBND tỉnh Quảng Trị đóng tại KP2A - phƣờng 1 thị xã Quảng Trị-

Quảng Trị, ngành nghề chính: trồng rừng và chăm sóc rừng.

Năm 2018, với bài báo “Công ty Lâm nghiệp Triệu Hải luôn phát triển lên tầm cao mới” [3] của Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đƣa nêu các kinh nghiệmthực hiện đầu tƣ trồng rừng sản xuất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Triệu Hảinhƣ sau:

- Công ty trồng rừng bằng nguồn đầu tƣ của công ty và huy động vốn liên doanh liên kết của các thành phần kinh tế. Tính đến thời điểm này công ty đã trồng và quản lý hơn 5.200 ha, trong đó toàn bộ là rừng trồng sản xuất.

- Rừng trồng của công ty toàn bộ là rừng sản xuất, các loài keo là chủ yếu, rừng trồng đƣợc đầu tƣ thâm canh nên sản lƣợng, chất lƣợng ngày càng cao.

- Công ty thực hiện khai thác đúng thời gian, chu kỳ đầu tƣ, khai thác dạng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

cuốn chiếu để không làm vở tán rừng trong lâm phần, khai thác đến đâu trồng lại ngay trong năm đó, khai thác theo nhu cầu thị trƣờng đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho các nhà máy chế biến..

- Công ty tự sản xuất cây giống nhằm đảm bảo yếu tố quyết định đầu tƣ trồng rừng của công ty, quyết định về mức tăng trƣởng hàng năm, sản lƣợng gỗ khai thác trên một đơn vị diện tích. Công ty trồng rừng chủ yếu là cây gieo tạo bằng phƣơng pháp giâm hom, sử dụng cây mẹ đầu dòng có phẩm cấp chất lƣợng cao từ các trung tâm giống chuyển giao và từng bƣớc sử dụng cây nuôi cấy mô thay thế cây hom, nhằm tăng sản lƣợng rừng trồng trên đơn vị diện tích.

* Kinh nghiệm của C ng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận

Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận là doanh nghiệp Nhà nƣớc, có địa chỉ tại 30 đƣờng Yersin, Phƣờng Phú Trinh, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận. Ngành nghề chính là Trồng rừng và chăm sóc rừng.

Năm 2018, Báo Bình Thuận oline có bài viết “ Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận trồng rừng theo tiêu chuẩn Quốc tế FSC” [1] đã nêu các kinh nghiệm trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Bình Thuận.

- Xác định trồng rừng là nhiệm vụ hàng đầu, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận đã đề ra những chính sách, giải pháp để bảo vệ quỹ đất trồng rừng và nâng cao chất lƣợng rừng trồng theo tiêu chuẩn quốc tế .

- Công ty thƣờng xuyên đổi mới công nghệ trồng, chăm sóc rừng và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật.

- Tăng cƣờng bón phân, thâm canh, áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong việc trồng rừng. Đặc biệt, công ty là một trong những đơn vị đầu tiên ở khu vực Đông Nam bộ đƣợc cấp chứng chỉ rừng quốc tế và thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC. Tất cả các hoạt động của khâu lâm sinh phải thực hiện theo đúng quy trình, hƣớng dẫn của tổ chức quốc tế. Quá trình sản xuất, kinh doanh phải đƣợc ghi chép vào sổ tay giám sát đúng định kỳ, tần suất giám sát và các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải đảm bảo, duy trì, phát triển đa dạng sinh học, bảo vệ hành lang ven suối, rừng tự nhiên, rừng có giá trị bảo tồn cao.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Về công tác môi trƣờng phải tuân thủ thực hiện quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở 3 mức độ: Cấm sử dụng, hạn chế sử dụng và cho phép sử dụng các hóa chất dƣới dạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trƣởng. Tuyệt đối không dùng thuốc diệt cỏ có nồng độ cao, đốt diện tích rừng lớn. Công nhân phải tập huấn nghiệp vụ, quy trình kỹ thuật trồng rừng và công tác bảo vệ môi trƣờng. Các bao bì, túi nilon, chai lọ sau khi sử dụng phải thu gom vào các dụng cụ chứa vận chuyển về kho lƣu chứa chất thải nguy hại và đƣa đi xử lý theo hợp đồng với Công ty Môi trƣờng sạch Việt Nam, chi nhánh tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Công ty vừa xây dựng vùng nguyên liệu ổn định vừa góp phần bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo vấn đề an sinh xã hội.

- Xây dựng đƣợc vùng nguyên liệu ổn định, bảo vệ tốt môi trƣờng, xã hội và các mặt hàng sản xuất từ gỗ có cơ hội xuất khẩu vào thị trƣờng Mỹ, châu Âu. Khuyến khích đƣợc mọi thành phần kinh tế tham gia liên kết trồng rừng, bảo vệ rừng, chế biến gỗ xuất khẩu, tạo việc làm cho khoảng 200 lao động. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ của ngƣời dân đối với nghề rừng và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã. Thông qua các biện pháp cải tạo đất, kỹ thuật lâm sinh trồng rừng mới, trồng lại rừng, góp phần bảo vệ, phục hồi môi trƣờng sinh thái.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ tốt các khu rừng trồng, hành lang ven sông, suối, hồ, đập thủy lợi, hạn chế xói mòn đất. Công ty đã giao khoán 1.622,3 ha rừng tự nhiên cho 50 hộ đồng bào dân tộc thôn Tân Quang, xã Sông Phan, Hàm Tân bảo vệ và giao khoán 241,9 ha rừng trồng cho cho 2 hộ dân tại xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam bảo vệ.

* Kinh nghiệm ở Công ty TNHH Lâm nghiệp Tuyên Bình, Tuyên Quang

Công ty hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng, chăm sóc, ƣơm giống cây lâm nghiệp khai thác gỗ, khai thác củi, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.

Năm 2018, Báo ảnh Dân tộc và Miền Núi có bài viết “ Hiệu quả mô hình liên

kết trồng rừng tại Tuyên Quang” [4]. Bài viết này trình bày các kinh nghiệm đầu tƣ trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình.

Để đầu tƣ trồng rừng sản xuất, Công ty Lâm nghiệp Tuyên Bình, Tuyên

Quang đã thực hiện mô hình liên doanh, liên kết trồng rừng với ngƣời dân. Từ năm

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2006 đến nay Công ty có hơn 1.250 ha rừng liên kết với công nhân và các hộ ở địa bàn 6 xã của huyện Yên Sơn. Hiện đang thực hiện mô hình liên kết trồng rừng theo phƣơng thức:Công ty đầu tƣ giống, phân bón, thiết kế kỹ thuật và quản lý chung, ngƣời dân bỏ nhân công chăm sóc, bảo vệ, khai thác, khi kết thúc chu kỳ khai thác sẽ chia sản phẩm theo theo tỷ lệ đầu tƣ của mỗi bên.Với phƣơng thức trồng rừng

liên doanh, Công ty tiết kiệm đƣợc chi phí khi giảm một lƣợng lớn nhân công bảo vệ rừng.

Khi thực hiện liên doanh, các hộ coi khu rừng là tài sản của mình nên việc chăm sóc, bảo vệ rừng đƣợc tốt hơn, hạn chế mất mát. Trƣớc đây, mỗi ha rừng chỉ cho sản lƣợng gỗ khai thác từ 60 - 70 m3/ha thì nay đã tăng lên 90 - 100 m3/ha. Sản lƣợng gỗ tăng giúp thu nhập của các hộ trồng rừng tăng lên. Ngoài ra, thực hiện liên kết trồng rừng cũng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho ngƣời dân.Với hình thức liên doanh, liên kết trồng rừng khiến diện tích rừng trồng tăng hàng năm, thu nhập của ngƣời dân trên địa bàn đƣợc nâng cao.

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với C ng ty Lâm nghiệp Bến Hải

Từ những kinh nghiệm thực tiễn về trồng rừng sản xuất đƣợc của các Công

ty Lâm nghiệp nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Công ty Lâm

nghiệp Bến Hảitrong việc thực hiệndự án đầu tƣ trồng rừng sản xuất sau đây:

- Một là,Hội đồng thành viên, Ban giám đốc Công ty cần vận dụng linh hoạt

cáchình thức huy động vốn đầu tƣ thực hiện trồng rừng, trong đó cần mạnh dạn đổi mới bằng hình thức liên kết liên doanh từ các thành phần kinh tế để chủ động đƣợc nguồn vốn và đỡ các thủ tục rƣờm ràkhi huy động vốn bằng nguồn vốn vay của các

ngân hàng thƣơng mại.

-Hai là, duy trì và thực hiện tốt bộ tiêu chí về quản lý rừng bền vững mà Công ty đã đƣợc tổ chức GFA cấp giấy chứng nhận về quản lý rừng bền vững năm

2012 để thu đƣợc lợi ích cao hơn, nguồn thu ổn định hơn.

- Ba là, áp dụng mô hình trồng rừng liên kết liên doanh với hộ gia đình, cụ thể là ngƣời lao động trong Công ty để tạo điều kiện cho họ tăng thu nhập, giúp họ gắn bó với nghề rừng hơn, qua đó nâng caohiệu quả đầu tƣ trồng rừng của Công ty.

- Bốn là, đầu tƣ, nâng cấp hệ thống vƣờn ƣơm hƣớng tới đầu tƣ xây dựng nhà nuôi cấy môđể phục vụ lâu dài cho Dự án trồng rừng của Công ty.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, luận văn trình bày những lý luận cơ bản về đánh giá hiệu quả dự án dầu tƣ trồng rừng sản xuất. Trên cơ sở những lý luận chung về đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ trồng rừng sản xuất, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án đầu tƣ trồng rừng sản xuất làm cơ sở cho công tác thu thập thông tin. Bên cạnh đó, tìm hiểu một số vấn đề thực tiễn về hiệu quả dự án đầu tƣ trồng rừng sản xuất, và kinh nghiệm triển khai các dự án đầu tƣ trồng rừng sản xuất của một số Công ty Lâm

nghiệp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Công ty Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị.

Kết quả nghiên cứu Chƣơng 1 là cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả dự án đầu tƣ kinh doanh rừng trồng cây keo lai tại Công ty Lâm Nghiệp Bến Hải, Quảng Trịở chƣơng 2.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Chƣơng 2

HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƢ KINH DOANH RỪNG TRỒNG CÂY KEO LAI TẠI CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP BẾN HẢI,

QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát về C ng ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải tiền thân là Lâm trƣờng Bến Hảicó bề dày lịch sử gần 60 năm.

Lâm trƣờng Bến Hải đƣợc thành lập theo Quyết định số 2154/QĐ–UB ngày

13/11/1961 của UBND tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) trên cơ sở sát nhập Công ty Khai

thác gỗ Bãi Hà và Công ty Trồng rừng Vĩnh Linh với nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừngthông nhựa, khai thác gỗ và các lâm sản của rừng tự nhiêntrên địa bàn.

Từ tháng 7/1989 Bình Trị Thiên đƣợc chia tách thành ba tỉnh, Lâm Trƣờng Bến Hải đƣợc chuyển về tỉnh Quảng Trị quản lý theo Quyết định số 558/QĐ-UB ngày 05/12/1989 của UBND tỉnh.

Từ 03/11/1992, Lâm trƣờng trở thành Doanh nghiệp Nhà nƣớc theo Quyết định số 665/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Trị với nhiệm vụ trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc phía Tây huyện Vĩnh Linh với diện tích quản lý là 28.42ha.

Thực hiện Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ, ngày 19/12/2006 UBND tỉnh ra Quyết định số 2467/QĐ-UB về việc chuyển đổi

Lâm trƣờng Bến Hải thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải (gọi tắt là “Công ty Lâm nghiệp Bến Hải”). Trụ sở Công ty nằm trên đƣờng Nguyễn Du, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Diện tích rừng và đất rừng do Công ty quản lý là 9.446,6ha, phân bố ở phía Tây Bắc huyện Vĩnh Linh, gồm các tiểu khu

571, 572, 555, 547, 552, 544, 562, 563, 570, 556, 586, 548, 549, 587, 560, 561, 573,

574, 583, 584, thuộc địa giới hành chính của 6 xã:Vĩnh Hà, Vĩnh Long, Vĩnh Chấp, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn và Vĩnh Khê, thuộc huyện Vĩnh Linh. Ngành nghề sản xuất chính của Công ty là trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng, khai thác nhựa Thông, sản xuất kinh doanh chế biến sản phẩm gỗ, xuất nhập khẩu lâm sản, hàng mộc.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Từ khi thành lập đến nay Công ty Lâm nghiệp Bến Hải đã phát triển về mọi mặt, đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc phong tặng nhiều phần thƣởng cao quý nhƣ danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (tháng 10/10/2002), Huân chƣơng Độc lập hạng Ba (tháng 7/2006); ba năm liền (2001-2003) đƣợc Bộ Tài chính tặng Bằng khen về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách với nhà nƣớc. Ngoài ra, đơn vị còn đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và UBND tỉnh tặng cờkhen thƣởng và nhiều bằng khen.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của C ng ty

2.1.2.1. Chức năng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải, Quảng Trị là một doanh nghiệp Nhà nƣớc hạch toán độc lập, có tƣ cách pháp nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp,có Điều lệ tổ chức hoạt động, có vốn và tài sản riêng, có con dấu và đƣợc mở tài khoản giao dịch tại Kho bạcvà các Ngân hàng, có chức năng:

Tổ chức khai thác gỗ rừng trồng; hợp tác, liên doanh liên kết đầu tƣ sản xuất kinh doanh gỗ và lâm sản từ rừng, trồng rừng, xây dựng và phát triển vốn rừng các dự án trong và ngoài nƣớc; trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phát triển vốn rừng, khai thác và kinh doanh các loại cây giống Lâm nghiệp, Nông nghiệp; kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên liệu gỗ, lâm sản, hàng mộc, khoáng sản, nông sản và hàng nội thất; kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch sinh thái; tƣ vấn, khảo sát điều tra, thiết kế rừng và các công trình Lâm nghiệp nông nghiệp; khai thác khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, khai hoang cơ giới; thực hiện các dự án, đề tài khoa học về Lâm nghiệp, xây dựng các khu kinh tế mới, nông thôn mới.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Thực hiện chức năng trên Công ty có các nhiệm vụ sau:

- Quản lý, sử dụng, bảo toàn các nguồn vốn do chủ sở hữu giao gồm: tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức bộ máy quản lý Công ty, các đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ

Công ty. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Mua sắm, lắp đặt, đổi mới công nghệ, máy móc trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty.

- Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng, trực tiếp giao dịch và ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác trong và ngoài nƣớc.

- Đầu tƣ, liên doanh liên kết, góp cổ phần theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ do Công ty cung cấp theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

- Kinh doanh có lãi đảm bảo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tƣ do đại diện chủ sở hữu giao.

- Tự chủ củng cố, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát huy vai trò chủ đạo của một doanh nghiệp Nhà nƣớc, góp phần tích cực vào việc tổ chức sản xuất, nâng cao số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm để phù hợp với cơ chế mới.

- Tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc về quốc phòng, an ninh, trật tự, an

toàn xã hội, công tác phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng.

- Báo cáo đầy đủ trung thực, hạch toán chính xác theo các chế độ quy định.

- Tuyển chọn, thuê mƣớn, bố trí sử dụng, đào tạo và đào tạo lại, khen thƣởng, kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động. Lựa chọn hình thức trả lƣơng, thƣởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh và các quy định của Luật lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động theo quy định.

- Tham gia các phong trào xã hội và hoạt động từ thiện.TRƯỜ NG ĐẠ

I HỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ dự án đầu tư KINH DOANH RỪNG TRỒNG cây KEO LAI tại CÔNG TY TNHH MTV lâm NGHIỆP bến hải, QUẢNG TRỊ min (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)