BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng từ rau sam (portulaca oleracea l ), rau dền gai (amaranthus spinosus l ) trên bệnh trĩ nội độ II chảy máu (Trang 54)

4.1.1. Tuổi của bệnh nhân

Qua nghiên cứu, theo bảng 3.1 ta thấy, độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 36.27± 12.35, không có sự khác biệt về tuổi trung

tôi cũng tƣơng tự với các tác giả: Theo Nguyễn Mạnh Nhâm và Nguyễn Xuân Hùng (2004) tuổi trung bình là 45.2 ± 14.94 [5]. Theo Cao Thị Huyền Trang (2011), độ tuổi trung bình là 46.18 ± 13.04 [59]. Theo Tạ Đăng Quang (2012), độ tuổi trung bình là 45.77 ± 13.84 [58]. Theo Nguyễn Trung Học (2009) độ tuổi trung bình là 43.2 ± 12.7 [60].

Đây là độ tuổi lao động do đó ngƣời bệnh phải chịu nhiều áp lực về công việc, cuộc sống, ăn uống nhiều lúc không điều độ... làm nguy cơ mắc bệnh trĩ trong độ tuổi này tăng cao. Theo Nội kinh Tố Vấn, ở nữ giới 35 tuổi mạch Dƣơng minh bị suy, mặt bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu rụng, 42 tuổi Tam dƣơng bị suy ở trên, tóc bắt đầu trắng, 49 tuổi Nhâm mạch bị hƣ, mạch Thái xung suy yếu, thiên quý kiệt. Ở nam giới 40 tuổi, thận khí suy, tóc rụng răng khô, 48 tuổi dƣơng khí suy kiệt tóc bạc hoa râm, 56 tuổi can khí suy, cân không còn có thể động, 64 tuổi thiên quý kiệt. Điều đó cho ta thấy ở cả YHCT và YHHĐ đều chỉ ra rằng có mối liên quan giữa độ tuổi và tỷ lệ mắc bệnh.

4.1.2. Giới tính của bệnh nhân

Theo kết quả ở biểu đồ 3.1, xét chung trên cả hai nhóm, tỉ lệ bệnh nhân nữ giới chiếm 51.7% cao hơn so với nam giới. Kết quả này của chúng tôi khác so với các kết quả một số nghiên cứu trƣớc đó nhƣ: Nguyễn Thị Thúy Vân, Tạ Đăng Quang (2014) tỷ lệ nam giới chiếm 60%, nữ giới chiếm 40% [61], Tạ Đăng Quang (2012) tỷ lệ nam giới chiếm 59.17%, nữ giới chiếm 40.3% [58]. Theo Nguyễn Trung Học (2009) tỷ lệ nam giới là 53.5%, nữ giới là 46.5% [60].

Có kết quả nhƣ vậy, có thể do hai nguyên nhân. Thứ nhất, do nữ giới thƣờng trải qua quá trình sinh đẻ nên có yếu tố nguy cơ mắc bệnh trĩ cao, theo nghiên cứu của Tạ Đăng Quang (2012) 50% nữ giới khởi phát bệnh trong thời

kì mang thai. Nguyên nhân thứ hai, có thể do nữ giới thƣờng quan tâm đến vấn đề sức khỏe bản thân hơn so với nam giới, nên thƣờng chủ động đi khám và điều trị trong các giai đoạn sớm.

4.1.3. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân

Theo kết quả ở biểu đồ tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh trong khoảng thời gian trên 2 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 53.3%. Thời gian mắc bệnh trung bình của tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu là 2.22 ± 0.904 năm.

Kết quả khác với các nghiên cứu khác nhƣ: theo tác giả Trần Thị Thanh Hoa (2007) nhóm bệnh nhân mắc bệnh trong thời gian từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 47.2% và thời gian mắc bệnh trung bình là 7 ± 2.8 năm [62]. Theo Nguyễn Mạnh Nhâm và cs (2004) thời gian mắc bệnh trĩ trung bình là 8,5 năm, gặp khá phổ biến ở nhóm thời gian mắc bệnh từ 5 – 10 năm chiếm 43.4% [5].

Kết quả này là do các bệnh nhân trong nghiên cứu này có các triệu chứng gây khó chịu là chảy máu và đau tức hậu môn ở mức độ cấp, nên thƣờng bệnh nhân đến sớm nên thời gian mắc bệnh trƣớc đó thƣờng ngắn. Tuy nhiên số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 2 năm vẫn chiếm đa số, chứng tỏ bệnh trĩ vẫn là 1 bệnh có tỉ lệ mắc kéo dài và hay tái phát.

4.1.4. Thể búi trĩ

Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, ở cả hai nhóm, bệnh nhân mắc trĩ nội độ II chảy máu thể đơn lẻ chiếm tỉ lệ cao nhất là 71.7%, so với trĩ nội độ II chảy máu thể vòng chiếm 28.3%. Có kết quả nhƣ trên, có thể ở giai đoạn trĩ nội độ II có chảy máu là giai đoạn mới mắc và cấp tính, bệnh gây khó chịu nhiều, ngƣời bệnh thƣờng đến khám tại các cơ sở chuyên khoa ở ngay giai đoạn mới hình thành một vài búi trĩ. Với trĩ nội độ II có chảy máu thể vòng thì đây thƣờng là thể trĩ đã gây khó chịu cho bệnh nhân nhiều năm hơn, thƣờng đã tái

đi tái lại nhiều lần và gặp nhiều ở bệnh nhân lớn tuổi. Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi, trĩ nội độ II chảy máu thể đơn lẻ chiếm tỉ lệ cao nhất.

4.1.5. Tình trạng đau tức hậu môn và sƣng nề búi trĩ trƣớc điều trị

Qua bảng 3.5 và 3.7 ta thấy, ở cả hai nhóm đều có tình trạng đau tức hậu môn và sƣng nề búi trĩ trƣớc điều trị. Trong đó, mức độ đau nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất là 41.7%, tiếp đến là đau vừa chiếm tỉ lệ 31.7%; mức độ sƣng nề xung huyết nhẹ cũng chiếm tỉ lệ cao nhất là 56.7%, tiếp đến là xung huyết vừa chiếm 36.7%.

Có kết quả nhƣ trên do trong nghiên cứu của chúng tôi các bệnh nhân đều trong đợt cấp của bệnh, nên có tình trạng xung huyết phù nề búi trĩ gây cảm giác đau tức vùng hậu môn. Bên cạnh đó, mức độ đau tức và sƣng nề xung huyết búi trĩ thƣờng ở mức độ chịu đựng đƣợc nên bệnh nhân chấp nhận điều trị nội khoa thay vì điều trị ngoại khoa.

4.1.6. Tình trạng chảy máu khi đại tiện trƣớc điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua bảng 3.5, tất cả bệnh nhân đều có tình trạng chảy máu do điều kiện tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu đặt ra. Mức độ chảy máu từ dính phân khi đại tiện đến chảy máu thành tia. Các bệnh nhân đều trong giai đoạn trĩ viêm cấp, nên có tình trạng xung huyết mạnh vùng niêm mạc trực trạng tại vị trí các búi trĩ, do đó, khi bệnh nhân rặn đại tiện, làm tăng áp lực ổ bụng, tăng lƣu lƣợng máu đến niêm mạc trực tràng vùng hậu môn, tùy mức độ bệnh mà có tình trạng đại tiện máu khác nhau. Tuy nhiên, mức độ chảy máu nặng thành tia ít gặp, chỉ có 1 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 1.7%. Điều đó đƣợc giải thích là đa số bệnh nhân chảy máu mức độ nặng sẽ nhập viện điều trị nội trú và ƣu tiên các thủ thuật ngoại khoa.

4.1.7. Tình trạng rối loạn đại tiện trƣớc điều trị

Qua bảng 3.7 ta thấy, tình trạng rối loạn đại tiện của các bệnh nhân trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao là 95%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Tạ Đăng Quang, Lê Thành Xuân (2012) táo bón chiếm tỉ lệ 72.5% ở các bệnh nhân mắc bệnh trĩ [58]. Nguyễn Mạnh Nhâm và cs (2004) tỷ lệ táo bón trên bệnh nhân trĩ là 80% [5], theo tác giả Nguyễn Trung Học tỷ lệ bệnh nhân trĩ bị táo bón chiếm 84.4%, và do thói quen sinh hoạt chiếm 24.4% [60].

Rối loạn đại tiện mà tiêu biểu là táo bón luôn là yếu tố liên quan hàng đầu với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Do khi bị rối loạn đại tiện, dƣới tác dụng của áp lực tăng cao khi rặn, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo. Các búi trĩ sa xuống dƣới và dần dần nằm ở ngoài lỗ hậu môn, luồng máu tĩnh mạch trở về bị cản trở, trong khi đó luồng máu từ động mạch vẫn tới do áp lực cao. Quá trình đó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, lâu dài làm mức độ sa trĩ càng nặng lên. Bên cạnh đó, sự rối loạn điều hòa thần kinh vận mạch gây phản ứng quá mức điều chỉnh bình thƣờng của mạng mạch trĩ và vai trò của các shunt động tĩnh mạch. Khi các yếu tố khởi bệnh tác động làm các shunt mở rộng. Máu động mạch chảy vào ồ ạt làm các đám rối tĩnh mạch bị đầy giãn quá mức. Trên nền bệnh nhân phải rặn nhiều khi rối loạn đại tiện, sẽ làm cản trở máu về, các mạch máu phải tiếp nhận một lƣợng máu quá khả năng chứa đựng nên giãn ra (xung huyết) và nếu quá trình này tiếp tục sẽ gây xuất huyết.

4.1.8. Phân loại bệnh nhân theo thể bệnh y học cổ truyền trƣớc điều trị

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ chia làm 3 thể chính là thể huyết nhiệt huyết ứ, thể thấp nhiệt và thể khí huyết hƣ. Nguyên nhân của bệnh trĩ theo y học cổ truyền không chỉ là do bệnh lý tại chỗ ở vùng hậu môn mà còn là do tình trạng của toàn thân về âm dƣơng, khí huyết, tạng phủ cũng nhƣ các yếu tố lục dâm ở bên ngoài tác động gây nên.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi, theo bảng 3.9 thể bệnh huyết nhiệt huyết ứ là hay gặp nhất, chiếm tỉ lệ 78.3%, sau đó là thể khí huyết hƣ chiếm tỉ lệ 18.3% ; ít khi gặp thể thấp nhiệt chỉ chiếm 3.3%. Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Hồng Phƣơng (2009) cho rằng thể huyết nhiệt huyết ứ hay gặp nhất, tiếp đến là thể khí huyết hƣ [36].

Điều này có thể giải thích nhƣ sau: theo Y học cổ truyền trĩ nội là do ăn uống không điều độ, đại tiện thất thƣờng (táo bón, ỉa chảy…), mang vác nặng, đi xa, mang thai nhiều lần dẫn đến khô táo sinh nội nhiệt, nội nhiệt hạ xuống đại tràng, kinh lạc ngoằn ngoèo làm huyết trở về bị trở ngại gây huyết ứ lâu sinh nhiệt.Vì vậy nhiệt bức huyết vong hành gây chảy máu. Do vậy trong nghiên cứu thƣờng hay gặp nhất là thể huyết ứ (chiếm 78.3%), tiếp đến là thể khí huyết hƣ. Rất ít gặp thể thấp nhiệt vì đó là thể tƣơng đƣơng với thể trĩ tắc mạch có hoại tử của y học hiện đại cần can thiệp về thủ thuật hoặc phẫu thuật chứ không chỉ dùng thuốc điều trị nội khoa.

4.2. BÀN LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ

4.2.1.Đánh giá kết quả giảm đau và sƣng nề búi trĩ sau điều trị của hai nhóm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân đều giảm cảm giác đau tức hậu môn sau điều trị. Trong đó, khi so sánh về mức độ đau tức hậu môn ở hai nhóm, qua bảng 3.12 ta thấy, ở nhóm nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân

giảm mức độ đau cao hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.

Qua bảng 3.13 ta thấy hầu hết các bệnh nhân đều hết tình trạng sƣng nề búi trĩ sau điều trị, và sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0.05. Tuy nhiên, có thể thấy, nhóm bệnh nhân nghiên cứu có xu hƣớng giảm sƣng nề búi trĩ tốt hơn (với tỷ lệ bệnh nhân hết sƣng nề đến sƣng nề nhẹ là 96.6%) so với nhóm chứng (tỷ lệ bệnh nhân hết sƣng nề đến sƣng nề nhẹ là 83.3%).

Triệu chứng đau và sƣng nề xung huyết của bệnh trĩ có thể do hiện tƣợng viêm gây xung huyết, phù nề chèn ép. Mà viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) nhƣ đã trình bày ở trên có tác dụng kháng viêm (với mô hình gây viêm thực nghiệm). Tác dụng giảm viêm cũng làm cho thuốc có tác dụng giảm đau.

Kết quả giảm đau, sƣng nề và xung huyết búi trĩ của viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spino sus L.) trên lâm sàng và thực nghiệm trong nghiên cứu của chúng tôi cũng hoàn toàn phù hợp với lý luận của y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền, “thông bất thống, thống bất thông” (khi khí huyết lƣu thông thì không đau, đau là do khí huyết không lƣu thông). Một trong những nguyên nhân gây đau và xung huyết chủ yếu trong bệnh trĩ là do huyết ứ. Trong viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) có các vị rau sam và dền gai có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt lƣơng huyết, chỉ huyết, nhuận tràng dùng chữa chứng huyết ứ, kháng viêm, giảm tình trạng sƣng nề xung huyết của bệnh trĩ.

4.2.2. Đánh giá tình trạng chảy máu sau điều trị

Chảy máu là dấu hiệu thƣờng có và khó chịu nhất đối với bệnh nhân trĩ chảy máu. Trên lâm sàng chảy máu là triệu chứng chính làm ngƣời bệnh phải đi khám trĩ.

Thời gian cầm máu trung bình

Qua bảng 3.10 ta thấy rằng, ở nhóm nghiên cứu thời gian trung bình hết chảy máu thấp hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Kết quả cầm máu sau điều trị

Qua bảng 3.11 ta thấy kết quả cầm máu của nhóm nghiên cứu trƣớc và sau điều trị có sự khác biệt, có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

Sau điều trị, kết quả cầm máu của những bệnh nhân dùng viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) là rất rõ rệt

So kết quả cầm máu bệnh trĩ của các nghiên cứu khác dùng thuốc đã đƣợc công bố:

+Lƣơng Trần Khuê dùng bài thuốc Hòe hoa tán trong các đợt trĩ cấp đạt kết quả cầm máu 88,5% [27].

+Trần Thị Hồng Phƣơng dùng chè tan Bổ trung ích khí điều trị bệnh nhân đợt cấp trĩ nội đạt kết quả tốt 96% [30].

+Phạm Anh Thƣ dùng bài thuốc LVT (Lục vị gia giảm) đạt 93,3% cầm máu trong 07 ngày đầu điều trị [37].

+Đỗ Đức Vân và cộng sự đã sử dụng Daflon điều trị cho 45 bệnh nhân trĩ cấp tính thấy đạt kết quả cầm máu tốt là 29.5%, trung bình là 54.5% [54].

+Nguyễn Mạnh Nhâm (2001) sử dụng Ginko Fort điều trị đợt trĩ cấp kết quả là cầm máu 81,7% sau 6 ngày [55].

So sánh với kết quả cầm máu bằng các phƣơng pháp khác:

+Bành Văn Khừu bằng phƣơng pháp thắt vòng cao su phối hợp với tiêm dung dịch Novocain 0,25% và dung dịch khô trĩ (gồm Minh phàn 12g,

Đởm phàn 1,5g, nƣớc cất 100ml) cho các bệnh nhân trĩ nội độ II và III đạt kết quả cầm máu 96% [32].

+Lê Mạnh Cƣờng, Nguyễn Mạnh Nhâm điều trị 80 bệnh nhân trĩ nội độ I, độ II, độ III chảy máu bằng máy WD II (máy điện trực tiếp) đạt kết quả cầm máu là 97% [53].

*Nhƣ vậy so sánh kết quả cầm máu trên bệnh nhân trĩ chảy máu với một số phƣơng pháp khác thì tác dụng của viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) là rất tốt.

Theo quan niệm y học cổ truyền, huyết dịch ngƣời bình thƣờng đƣợc vận hành trong kinh mạch có tác dụng nhu nhuận dinh dƣỡng lục phủ ngũ tạng, cơ biểu cân mạch. Khí đƣa huyết đi mọi nơi không chỗ nào không đến. Xuất huyết là do huyết nhiệt vì nhiệt bức huyết vong hành, gây ra khí trệ huyết ứ. Viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) có thành phần chính là từ cao rau sam và cao rau dền gai. Rau sam (Portulaca Oleracea L.) có vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lƣơng huyết, chỉ huyết, thông lâm nên có tác dụng cầm máu. Trong thành phần hóa học của rau sam còn có 1-5mg% Fe, 26mg% vitamin C giúp tăng tác dụng cầm máu. Dền gai (Amaranthus Spinosus L.) có vị ngọt, tính hơi hàn có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thu liễm chỉ tả. Ngoài ra phần cây trên mặt đất và lá còn chứa rutin 1,9%. Ngoài tác dụng tăng sức chịu đựng của mao mạch, rutin còn có cơ chế tác dụng ức chế sự tự oxy hóa của Adrenalin, do đó làm kéo dài tác dụng co mạch của adrenalin. Tác dụng co mạch này rất có ý nghĩa trong sự cầm máu. Kết quả tác dụng cầm máu của viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) còn đƣợc chứng minh qua nghiên cứu thực

nghiệm: 2 loại cao rau sam và cao dền gai có tác dụng co mạch, co cơ trơn ruột, tác dụng giảm đau chống viêm. Vì vậy viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) vừa có tác dụng điều trị nguyên nhân, vừa có tác dụng điều trị triệu chứng của chảy máu.

Theo dõi tái phát chảy máu

Các bệnh nhân sau khi kết thúc điều trị 2 tuần sẽ đƣợc tiến hành theo dõi sau điều trị 1 tuần nữa. Trong thời gian 14 ngày điều trị và 7 ngày theo dõi sau điều trị, bệnh nhân đƣợc hƣớng dẫn sinh hoạt điều độ, có chế độ ăn uống thích hợp.

Kết quả theo bảng 3.26 tình trạng bệnh nhân tái phát chảy máu sau 1 tuần kết thúc điều trị ở nhóm chứng cao hơn nhóm nghiên cứu, 30% so với 20%. Điều này đƣợc giải thích là do viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.) và rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) có thành phần giúp làm bền vững thành mạch giúp tỉ lệ tái phát chảy máu thấp hơn.

4.2.3. Đánh giá tình trạng rối loạn đại tiện sau điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua bảng 3.14 ta thấy ở nhóm ở cả hai nhóm đều có sự cải thiện về tình trạng rối loạn đại tiện sau điều trị, nhƣng ở nhóm nghiên cứu có tỉ lệ bệnh nhân cải thiện tình trạng rối loạn đại tiện trƣớc và sau điều trị rất tốt, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Trong khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng từ rau sam (portulaca oleracea l ), rau dền gai (amaranthus spinosus l ) trên bệnh trĩ nội độ II chảy máu (Trang 54)