Tình trạng rối loạn đại tiện trƣớc điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng từ rau sam (portulaca oleracea l ), rau dền gai (amaranthus spinosus l ) trên bệnh trĩ nội độ II chảy máu (Trang 58 - 59)

Qua bảng 3.7 ta thấy, tình trạng rối loạn đại tiện của các bệnh nhân trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao là 95%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Tạ Đăng Quang, Lê Thành Xuân (2012) táo bón chiếm tỉ lệ 72.5% ở các bệnh nhân mắc bệnh trĩ [58]. Nguyễn Mạnh Nhâm và cs (2004) tỷ lệ táo bón trên bệnh nhân trĩ là 80% [5], theo tác giả Nguyễn Trung Học tỷ lệ bệnh nhân trĩ bị táo bón chiếm 84.4%, và do thói quen sinh hoạt chiếm 24.4% [60].

Rối loạn đại tiện mà tiêu biểu là táo bón luôn là yếu tố liên quan hàng đầu với bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Do khi bị rối loạn đại tiện, dƣới tác dụng của áp lực tăng cao khi rặn, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo. Các búi trĩ sa xuống dƣới và dần dần nằm ở ngoài lỗ hậu môn, luồng máu tĩnh mạch trở về bị cản trở, trong khi đó luồng máu từ động mạch vẫn tới do áp lực cao. Quá trình đó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý, lâu dài làm mức độ sa trĩ càng nặng lên. Bên cạnh đó, sự rối loạn điều hòa thần kinh vận mạch gây phản ứng quá mức điều chỉnh bình thƣờng của mạng mạch trĩ và vai trò của các shunt động tĩnh mạch. Khi các yếu tố khởi bệnh tác động làm các shunt mở rộng. Máu động mạch chảy vào ồ ạt làm các đám rối tĩnh mạch bị đầy giãn quá mức. Trên nền bệnh nhân phải rặn nhiều khi rối loạn đại tiện, sẽ làm cản trở máu về, các mạch máu phải tiếp nhận một lƣợng máu quá khả năng chứa đựng nên giãn ra (xung huyết) và nếu quá trình này tiếp tục sẽ gây xuất huyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng từ rau sam (portulaca oleracea l ), rau dền gai (amaranthus spinosus l ) trên bệnh trĩ nội độ II chảy máu (Trang 58 - 59)