Thực tế cho thấy, hiện nay thị trường dịch vụ thẻ của Việt Nam chưa có sự phát triển bước ngoặt về chất một phần do không có được môi trường pháp lý - kỹ thuật thuận lợi. Do vậy, song song với các giải pháp đã nêu trên, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ bằng cách hoàn thiện hành lang pháp lý và hạ tầng kỹ thuật viễn thông.
3.4.1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thẻ.
Thứ nhất, cần tạo lập hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
Trước tiên, song song với việc phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt, Chính phủ nên có những nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể hoặc hỗ
trợ cho việc thực hiện Đề án để khuyến khíc và dần đi vào bắt buộc đối với việc
thẻ phát triển mà còn giúp Chính phủ kiểm soát được nền kinh tế, đồng thời thu
được một nguồn thu đáng kể cho Ngân sách thông qua công cụ thuế.
Thứ hai, cần ban hành các quy định cụ thể về hoạt động thanh toán thẻ để các ngân hàng có thể áp dụng những hình thức thanh toán qua thẻ mới.
Hiện tại, Chính phủ đã ban hành Luật Giao dịch điện từ năm 2005, song mới chỉ tạo nền tảng pháp lý cho các giao dịch điện tử trong thương mại, Luật Giao dịch điện tử vẫn không thể hiện hết những đặc trưng riêng của thương mại điện tử, do vậy cần có các văn bản dưới luật và thông tư hướng dẫn thi hành . Vì thế nên nhiều ngân hàng vẫn chưa áp dụng hình thức thanh toán thẻ qua mạng vì lo ngại rủi ro.
Thứ ba, bổ sung khung hình phạt cho tội phạm thẻ.
Chính phủ cần phải có quy định tội danh và khung hình phạt nghiêm khắc trong Bộ luật Hình sự đối với loại tội phạm thẻ. Các hoạt động giả mạo thẻ thường có liên quan đến các yếu tố nước ngoài nên Chính phủ có thể tham khảo luật pháp quốc tế để ban hành các điều khoản có tính thực thi cao, phù hợp với thông lệ quốc tế, tránh những tranh chấp quốc tế có thể xảy ra mà không mâu thuẫn với hệ thống luật Việt Nam.
3.4.1.2. Hoàn thiện hành lang kỹ thuật
Chính phủ phải có những biện pháp nhằm nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng cho sự phát triển của công nghệ Ngân hàng ứng dụng trong hoạt động thanh toán bằng cách tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, công nghệ viễn thông, đồng thời khuyến khích, thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào lĩnh vực này. Có như vậy hạ tầng kỹ thuật mới theo kịp và đáp ứng tốt cho sự phát triển thanh toán bằng thẻ trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, Chỉnh phủ nên xem xét, hỗ trợ các ngân hàng như giảm thuế nhập khẩu máy móc phục vụ cho hoạt động thẻ, tạo điều kiện thành lập các cơ sở, nhà máy sản xuất máy móc linh kiện thay thế cho các thiết bị như
ATM, POS...nhằm giảm giá thành, giúp ngân hàng có khả năng tự trang bị và mở rộng mạng lưới thanh toán hơn nữa.
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.4.2.1. Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thanh toán thẻ
Hiện tại, cơ sở pháp lý cho việc phát triển thanh toán thẻ ngân hàng do NHNN ban hành mới chỉ có Quyét định 20/2007/QĐ - NHNN ngày 15/5/2007 về Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng. Theo đó, môi trường kinh doanh thẻ nói chung và thanh toán thẻ nói riêng dã thông thoáng hơn với việc loại bỏ giấy phép con đối với các ngân hàng tham gia, nhưng vẫn phải đáp ứng những điều kiện cụ thể được Quy chế quy định, và NHNN sẽ đánh giá sự tuân thủ các tổ chức đó.
Thời gian tới, NHNN tiếp tục củng cố hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán thẻ, nhất là các chế tài áp dụng xử lý đối với các hành vi giả mạo, lừa đảo trong giao dịch thẻ phù hợp với thông lệ quốc tế, hành vi tội phạm thẻ, tiết lộ thông tin, ăn cắp thông tin khách hàng sử dụng vào mục đích gian lận trong thanh toán thẻ. Đồng thời xây dựng quy định về dự phòng rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ, về phí thanh toán và đề xuất xây dựng các tổ chức chuyên trách tập hợp và cung cấp thông tin liên quan đến các phương tiện thanh toán bị mất cắp, bị gian lận... tăng cường vai trò giám sát của NHNN đối với các phương tiện thanh toán và hệ thống thanh toán.
Đồng thời, NHNN cần nhanh chóng ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể những nghị định của Chính phủ ban hành liên quan đến hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để sớm đưa chúng vào cuộc sống.
3.4.2.2. Hỗ trợ về tài chính kỹ thuật để giúp các Ngân hàng nhanh chóng kết nối vào trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất
Năm 2006, Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất Banknetvn đã chính thức đi vào hoạt động và đến năm 2008 đã kết nối thành công với liên minh thẻ Smartlink. Tuy thế, hiện nay trên thị trường vẫn chưa thống nhất và chưa
kết nối được hết hệ thống ngân hàng với nhau dẫn đến sự phát triển không đồng bộ của thị trường, gây ra tình trạng đầu tư không hiệu quả. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường trong nước đã có sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài thì vẫn đề thống nhất hệ thống giữa các ngân hàng là một vấn đề cấp thiết cần làm ngay.
Bên cạnh đó, NHNN cũng nên tham khảo các kinh nghiệm thực tiễn, yêu cầu về mặt kỹ thuật và hợp tác với các tổ chức thẻ quốc tế (đặc biệt là các trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất tại Trung Quốc hay Singapore) để đưa ra phương hướng thực hiện cụ thể.
3.4.3. Kiến nghị đối với hiệp hội thẻ Việt Nam
Hiệp hội thẻ Việt Nam được thành lập với vai trò là nơi hợp tác trao đổi giữa các ngân hàng tham gia hoạt động thẻ tại Việt Nam, đồng thời là đầu mối tổ chức, nghiên cứu và kiến nghị những biện pháp nhằm phát triển thị trường thẻ với các cơ quan chức năng. Trong thời gian tới, Hiệp hội nên thực hiện những biện pháp sau:
- Hiệp hội thẻ cần đưa ra các quy định đối với các thành viên trong việc cung cấp thông tin và là đầu mối phối hợp hành động phòng chống các hành vi gian lận trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ngân hàng trên thị trường. Hiệp hội thẻ cũng là đầu mối tổ chức, nghiên cứu đưa ra các đề uất hạn chể rủi ro trong kinh doanh thẻ, đầu mối liên lạc với các tổ chức thẻ quốc tế trong hoạt động phòng chống giả mạo thẻ và tổ chức các khoá học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên trong hoạt động phòng chống rủi ro kinh doanh thẻ.
- Thường xuyên tổ chức các hình thức trao đổi thông tin về kinh nghiệm, giải pháp giải quyết những hạn chế trong hoạt động thẻ giữa các ngân hàng, xem xét và thành lập đơn vị quản lý rủi ro và có cơ chế trao đổi thông tin kịp thời, hiệu quả.
- Làm đầu mối tập hợp các phản ánh của các ngân hàng thành viên về những khó khăn vướng mắc của các ngân hàng thành viên trong hoạt động thẻ để kiến nghị với NHNN.
- Đầu mối phối hợp và kiến nghị với NHNN xây dựng hành lang pháp lý để các ngân hàng có căn cứ pháp lý và thống nhất thực hiện hoạt động thanh toán thẻ.
3.4.4. Kiến nghị đối với các Bộ ngành có liên quan
3.4.4.1. Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ thông tin và truyền thông cần tham gia với tư cách là đơn vị truyền thông, đóng góp vào việc thay đổi nhận thức của ngừoi dân về thói quen sử dụng thẻ cũng như ích lợi của việc thanh toán thẻ thay vì thanh toán bằng tiền mặt bằng tuyên truyền phổ biến, nâng cao hiểu biết của đại bộ phận dân chúng. Trong bối cảnh tội phạm thẻ ngày càng phát triển với những hình thức tinh xảo hơn, thì nếu người dân được tiếp vận với các thông tin hướng dẫn về thao tác sử dụng thẻ, vấn đề an toàn, bảo mật thông tin thẻ qua các phương tiện thông tin đại chúng liên tục thì họ sẽ dần có thói quen sử dụng thẻ an toàn và tránh được những rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí khi đưa tin cũng cần nghiên cứu đầy đủ, có chiều sâu, để tránh gây tâm lý bất an khi sử dụng thẻ để toanh toán trong dân cư.
3.4.4.2. Kiến nghị với các cơ quan Điện lực, Bảo hiểm, Viễn thông
Những cơ quan này cần có sự phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để tiến tới thu phí điện nước, bảo hiểm, điện thoại cố định, Internet đều qua thẻ, góp phần thúc đẩy các ngân hàng đưa ra những loại hình thanh toán đa dạng hơn, qua đó thu hút thêm khách hàng, đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán bằng thẻ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận cơ bản và thực trạng phát triển hoạt động thanh toán tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á ở chương 1 và chương 2, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp với NHTMCP Đông Nam Á, cùng với những kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Hiệp hội thẻ nhằm phát triển hoạt động thẻ thanh toán tại NHTMCP Đông Nam Á.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, nhiều ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã chú trọng vào phát triển hoạt động thanh toán thẻ nhằm mở rộng kinh doanh, tạo thêm lợi nhuận. Tuy cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ thẻ tại Hà Nội, nhưng hoạt động thanh toán thẻ tại NHĐNA ngoài những thành công đã đạt được vẫn còn một số thiết sót cần phải sửa chữa. Chính vì thế, việc nghiên cứu và đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ có ý nghĩa thực tiễn cao trong giai đoạn hiện nay.
Với kết cầu gồm 3 chương, Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp phát triển hoạt động thẻ thanh toán tại NHTMCP Đông Nam Á” đã tập trung nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hoá những nội dung cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ và phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM.
Thứ hai, Luận văn đã tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại NHĐNA, đồng thời đưa ra những nhận xét về thành tựu và hạn chế của hoạt động này cùng nguyên nhân cụ thể.
Thứ ba, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại NHĐNA
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên Luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm,góp ý của thầy giáo để Luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2014)
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định 50/2007/QĐ - NHNN, Hà Nội
3. Lê,Thị Kim Thu (2013), Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Hà Nội, truy cập ngày 22/03/2009, từ trang web http://phapche.vn/archive/index.php?t- 32.html
4. Phạm, Thị Hồng Thu (2008) “Rủi ro do thói quen và sự hiểu biết về sử dụng thẻ”, Tạp chí Ngân hàng, 11, tr.30-32
5. Hoàng, Thắng (2008), “Thẻ ngân hàng Việt Nam với những cơ hội và thách thức “, “Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, 9 (254), tr 30-32
6. Đào, Anh Tuấn (2008), “Bàn về thu phí sử dụng dịch vụ ATM”, Tạp chí Ngân hàng, 24, tr 30-33
7. Phạm, Thị Bích Hạnh (2008), “Định hướng phát triển thẻ thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam”,”Tạp chí Phát triển kinh tế, 215,tr30-32
8. Nguyễn, Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, tr.1207-1320, Hà Nội.