Thi hành một số điều Pháp lệnh thúy 2004 quy định hệ thông cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành thú y từ trung ương đến địa phương Quy định mới này có nhiều thay

Một phần của tài liệu Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trang 28 - 29)

đổi so với Nghị định 93/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thú y 1993.

Ở trung ương Cục thú y là cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản là cơ quan quản lý nhà nước về thú y thuộc Bộ Thủy sản. Cục Thú y có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thú y động vật trên cạn trong phạm vi cả nước. Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Thúy sản thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thú y đối với động vật dưới nước và lưỡng cư trong phạm vi cả nước. Các chức năng, nhiệm

VỤ, quyền hạn và cơ câu tô chức của hai cục trên đo hai bộ tương ứng quy định. Hiện tại,

thuộc Cục Thú y có các trung tâm thú y vùng và các trạm kiểm dịch động vật cửa khâu thuộc Cục thú y. Các Trung tâm thú y vùng là các cơ quan trực thuộc Cục thú y quản lý công tác thú y trong khu vực được phân công, thực hiện chẩn đoán, phòng chống dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu và giúp Cục thú y kiểm tra

đôn đốc về công tác thú y tại địa bàn được phân công. Các trạm kiểm địch động vật cửa khâu thực hiện công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật xuất nhập khâu.

Ở địa phương. các tỉnh và thành phó trực thuộc trung ương có hai cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp tỉnh là Chi cục thú y tỉnh/thành (thuộc sở Nông nghiệp và PTNT, đối với thú y động vật trên cạn) và Chi cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản (thuộc sở Thủy sản, đối với thú y thủy sản và lưỡng cư) giúp UBND tỉnh/thành quản lý nhà nước về thú y ở cấp tỉnh và có nhiệm vụ chân đoán, phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguôn gốc động vật lưu thông tiêu dùng trong nước, quản lý thuốc thú y. Hiện tại, thuộc Chi cục thú y ở các đầu mối giao thông có các trạm kiểm dịch động

vật và các Trạm thú y cấp huyện. Các trạm kiểm dịch động vật có nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu thông, vận chuyển trong nước. Trạm kiểm dịch động vật cửa khâu thuộc Chi cục thú v làm nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật lưu

thông trao đối giữa hai tỉnh biên giới của Việt Nam và của nước giáp Việt Nam.

Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có cơ quan quản lý nhà nước về thú y cấp huyện (Trạm thú y) thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thú y (đối với động vật trên cạn) theo phân công của Chi cục thú y và có trách nhiệm giúp UBND huyện và cấp tương đương về công tác thú y trong phạm vi quản lý của mình.

Ở xã, phường và thị trấn (cập xã) có nhân viên thú y được nhận phụ cấp công tác theo quy định của UBND cấp tỉnh lây từ ngân sách của địa phương. Các cơ sở chăn nuôi tập trung phải có cán bộ chuyên môn về thú y để thực hiện công tác thú y của cơ sở và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về thú y có thầm quyên. 5.5. Điều tra tình hình dịch bệnh

Người cán bộ thú y làm công tác phòng dịch trong một vùng tương đối rộng (một huyện hay một tỉnh) cần phải thường xuyên nắm được tình hình dịch bệnh ở vùng đó để có cơ sở đề ra các biện pháp phòng dịch cụ thể. Phải năm được vùng nảo hay xảy ra dịch

kiện chăn nuôi, công tác vệ sinh phòng bệnh, biện pháp tiêm phòng và các yêu tố khác ảnh hưởng đên việc phát sinh dịch.

Để quản lý tốt tình hình dịch, phải điều tra dịch tễ ở trong vùng băng cách thăm hỏi, dựa vảo triệu chứng, bệnh tích và thu thập bệnh phẩm và thực hiện các phương pháp chân đoán xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Qua điều tra dịch tễ học, có thể xác định quy luật dịch, nhờ đó mà xây dựng bản đồ dịch tễ của vùng, giúp việc chỉ đạo phòng dịch

được thực hiện một cách chủ động và có hiệu quả. Công tác điều tra và quản lý dịch phải dựa vào một mạng lưới cán bộ thú y có tô chức tốt, hoạt động chặt chẽ và một hệ thông cơ sở vật chất kỹ thuật thích đáng thì mới có thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trang 28 - 29)