2.4.1 Những thành t u đạt được
Được thành lập từ ngày 09/11/1992, trải qua nhiều khó khăn, thách thức, các thế hệ cán bộ nhân viên Công ty Khai thác thủy lợi Thái Nguyên luôn giữ vững mối đoàn kết, thống nhất, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành dân sinh kinh tế trong hệ thống; huy động nhiều nguồn vốn để tu bổ, sửa chữa, cải tạo, duy trì và nâng cao năng lực của hệ thống; bảo vệ an toàn tất cả các công trình qua thiên tai.
Hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do Công ty quản lý được đầu tư mạnh mẽ bằng cả vốn ngân sách Nhà nước và vốn thủy lợi phí của Công ty. Hàng loạt công trình được xây mới, cải tạo, nâng cấp nhằm nâng cao khả năng tiêu tự chảy của hệ thống. Nhiều tuyến kênh và công trình đầu mối được kiên cố hóa, chủ yếu tập trung ở một số công trình lớn như các hồ: Núi Cốc, Suối Lạnh, Bảo Linh, Quán Chẽ, Phú Xuyên, Gò Miếu, Trại Gạo và một số công trình được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, nạo vét hồ đập, gia cố kênh mương như: Sửa chữa nâng cấp hồ Đồng Xiền, xã Yên Lạc (Phú Lương); đập thủy lợi Nghinh Tác, xã Phương Giao (Võ Nhai); hồ chứa nước Đèo Bụt, xã Phượng Tiến (Định Hóa); cải tạo, sửa chữa kênh Gò Miếu (Đại Từ);
cải tạo sửa chữa các tuyến kênh đập Khe Dạt và các hồ chứa huyện Phú Lương; đập Líp, xã Minh Đức (Phổ Yên); sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và kiên cố hóa kênh mương các loại.
Đồng thời, Công ty đã thực hiện đảm nhận tưới cho 70% diện tích sản xuất lúa và cây trồng các loại trên toàn tỉnh, với tổng diện tích tưới tiêu hàng năm trên 61 nghìn héc- ta. Bên cạnh đó, Công ty thường xuyên sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi để bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của bà con. Công ty đã chỉ đạo Xí nghiệp KTTL Hồ Núi Cốc, các Trạm KTTL ở các địa phương quản lý công trình an toàn, dành nguồn nước phục vụ sản xuất chủ động điều tiết, tích nước trong các hồ chứa, quản lý chặt chẽ nguồn nước, điều tiết nước tưới hợp lý, tiết kiệm, không để thất thoát và lãng phí nguồn nước.
Trong công tác quản lý chi phí SXKD Công ty đã thực hiện được các kết quả như sau: - Công tác xây dựng định mức chi phí: Đối với các khoản mục chi phí, Công ty đều có các định mức chi cụ thể đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, hợp lý tiết kiệm. Công ty đã xây dựng được định mức về KHTSCĐ, định mức về nhân công, định mức về công cụ dụng cụ cho công tác duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho vận hành các máy bơm, trạm bơm. Việc xây dựng các định mức chi phí SXKD tương đối chi tiết và khoa học, đảm bảo cho việc quản lý chi phí SXKD hiệu quả, tiết kiệm.
- Công tác lập kế hoạch chi phí: Dựa theo các quy định về quản lý khai thác và bảo vệ hệ thông các công trình thủy lợi, Công ty đã thực hiện lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Kế hoạch chi phí SXKD được lập gắn liền với kế hoạch sản xuất hàng năm của Công ty.
- Công tác kiểm soát chí phí: Công ty luôn chú trọng các biện pháp kiểm soát chi phí kinh doanh hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty. Các khoản chi phí được quản lý nghiêm túc, kiểm soát chặt chẽ vật tư từ cấp phát đầu ra hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, quý, năm theo định mức và theo cơ chế khoán kinh phí. Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu bán hàng có xu hướng giảm. Tỷ trọng giá vốn hàng bán so với doanh thu năm 2015 là 72,61%; năm 2018, tỷ trọng này giảm
xuống còn 70,58%. Chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm tỷ trọng giảm dần trong cơ cấu chi phí SXKD của Công ty. Năm 2015, tỷ trọng chi phí dịch vụ mua ngoài là 9,16%, năm 2018 tỷ trọng này giảm còn 6,2%.
- Công tác phân tích chi phí: Trong công tác phân tích chi phí SXKD, Công ty thực hiện phân tích sự biến động của chi phí SXKD kỳ thực hiện so với kế hoạch. Việc phân tích này được thực hiện hàng năm khi kết thúc năm tài chính. Công ty đã thực hiện phân tích sự biến động của tổng chi phí kỳ thực hiện so với kế hoạch; Phân tích sự biến động của chi phí nhân công kỳ thực hiện so với kế hoạch; Phân tích sự biến động của chi phí sửa chữa thường xuyên kỳ thực hiện so với kế hoạch; Phân tích sự biến động của chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ thực hiện so với kế hoạch.
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
- Công tác xây dựng định mức chi phí: Công ty chưa xây dựng định mức tiêu thụ điện năng; định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc xây dựng định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành các máy bơm, trạm bơm chưa hợp lý. Công ty xây dựng định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho tất cả các loại máy bơm, vào tất cả các vụ (xuân, hè) và áp dụng chung cho tưới và tiêu nước dẫn đến khó áp dụng để tính toán chi phí đối với mỗi loại máy bơm.
- Công tác lập kế hoạch chi phí: Việc lập kế hoạch chi phí mang tính ước lượng, căn cứ vào kết quả thực hiện của năm trước, dự đoán tình hình biến động của năm kế hoạch. Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ bao gồm các khoản chi phí lương, chi phí quản lý, chi phí sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi. Trong đó, Công ty không chi tiết cụ thể các khoản chi phí. Điều này dẫn đến việc Công ty chưa chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi phí.
- Công tác kiểm soát chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm. Năm 2015 tổng chi phí SXKD của Công ty là 74.049 triệu đồng, năm 2016 tổng
chi phí tăng thêm 2.173 triệu đồng (tăng 2,93%). Năm 2017, tổng chi phí tăng thêm 2.619 triệu đồng so với năm 2016 (tăng 3,44%). Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,65% so với năm 2015; Năm 2017 tăng 6,16% so với năm 2016. Năm 2018 tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm song vẫn ở mức cao (tăng 5,25%). Chi phí bằng tiền khác tăng nhanh trong năm 2016 và 2017. Năm 2016 chi phí bằng tiền khác tăng 3,78% so với năm 2015; năm 2017 chi phí bằng tiền khác tăng 4,74%. Chi phí bằng tiền khác so với doanh thu chiếm tỷ trọng khá lớn (năm 2015 chiếm 28,86%%; năm 2016 chiếm 29,13%; năm 2017 chiếm 29,58%).
Tỷ trọng tổng chi phí SXKD so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ rất cao và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, 2016, 2017, 2018 tỷ trọng chi phí SXKD so với doanh thu của Công ty lần lượt là 98,81%; 98,92%; 99,19%; 99,27%. Tỷ suất chi phí tiền lương của Công ty cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2015 – 2018, từ 59,3% năm 2015 lên 62,39% năm 2018. Điều này có nghĩa là để tạo được 100 đồng doanh thu thì Công ty ngày càng phải chi nhiều chi phí tiền lương hơn.
Có thể thấy công tác kiểm soát chi phí của Công ty thực hiện với hiệu quả chưa cao, đặc biệt là năm 2016 và năm 2018, sản lượng tăng không đáng kể hoặc giảm mạnh nhưng chi phí SXKD vẫn tăng ở mức cao.
- Công tác phân tích sự biến động của chi phí: Việc phân tích sự biến động chi phí SXKD của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên chưa hoàn chỉnh. Việc phân tích mới chỉ được tiến hành phân tích hành năm giữa số thực hiện với số kế hoạch với những chỉ tiêu rất chung chung như tổng chi phí, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp...Công ty chưa thực hiện phân tích sự biến động đối với từng khoản mục chi phí, từng yếu tố chi phí nên với thực trạng các khoản mục, yếu tố chi phí tăng lên nhưng Công ty chưa có các biện pháp phù hợp để sử dụng hợp lý các khoản chi phí này.
Những tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây: - Các cán bộ làm công tác quản lý chi phí trong đó có cán bộ lập kế hoạch (phòng Kế hoạch) đa số là các cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch.
Bên cạnh đó, Công ty chưa xây dựng quy trình lập kế hoạch SXKD nói chung, kế hoạch chi phí SXKD nói riêng một cách đầy đủ, khoa học.
- Công ty chưa thực hiện giám sát thực hiện kế hoạch chi phí SXKD một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, Công ty chưa có các biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí. Công ty cũng chưa có cách thức quản lý và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả.
- Công ty chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện phân tích chi phí kinh doanh. Thêm vào đó, các đơn vị phòng ban trực thuộc Công ty chưa chú trọng đến công tác này.
2.5 Kết luận chương 2
Chương 2 của luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí SXKD tại Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên. Trong công tác quản lý chi phí SXKD Công ty đã thực hiện được các kết quả như: Công ty đã xây dựng được định mức về KHTSCĐ, định mức về nhân công, định mức về công cụ dụng cụ cho công tác duy tu, sửa chữa các công trình thủy lợi, định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho vận hành các máy bơm, trạm bơm. Việc xây dựng các định mức chi phí SXKD tương đối chi tiết và khoa học, đảm bảo cho việc quản lý chi phí SXKD hiệu quả, tiết kiệm. Công ty đã thực hiện lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, luôn chú trọng các biện pháp kiểm soát chi phí kinh doanh hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty, thực hiện phân tích sự biến động của chi phí SXKD kỳ thực hiện so với kế hoạch.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên còn một số tồn tại, hạn chế như: Công ty chưa xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp một cách đầy đủ, khoa học. Việc xây dựng định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành các máy bơm, trạm bơm chưa hợp lý; Việc lập kế hoạch chi phí mang tính ước lượng, căn cứ vào kết quả thực hiện của năm trước, các chỉ tiêu chi phí mang tính chung chung, không cụ thể; công tác kiểm soát chi phí của Công ty thực hiện với hiệu quả chưa cao, sản lượng tăng không đáng kể hoặc giảm mạnh nhưng chi phí SXKD vẫn
tăng ở mức cao; Việc phân tích sự biến động chi phí SXKD chưa hoàn chỉnh. Việc phân tích mới chỉ được tiến hành phân tích hành năm giữa số thực hiện với số kế hoạch với những chỉ tiêu rất chung chung như tổng chi phí, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp...
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN L CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC THỦY LỢI THÁI NGUYÊN
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên
Công ty TNHH MTV khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Công ty có nhiệm vụ: Quản lý khai thác và bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo phân cấp; Tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác trong Tỉnh; Tổ chức sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác ngoài nhiệm vụ công ích. Để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và toàn diện trong sản xuất nông nghiệp; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Công ty Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên xây dựng kế hoạch quản lý, khai thác công trình thủy lợi và tổ chức sản xuất kinh doanh khác trong năm 2019 và trong những năm tới với các nội dung sau [17]:
- Thực hiện quản lý, vận hành khai thác công trình an toàn, chủ động tích nước đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu dùng nước cho các ngành khác. Thực hiện nhiệm vụ tưới, tiêu đảm bảo tưới hết diện tích theo chỉ tiêu, kế hoạch của Công ty được UBND tỉnh giao.
- Phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng quy hoạch đầu tư xây dựng thêm công trình hồ chứa và các đập dâng, kiên cố hoàn thiện hệ thống kênh mương ở các hồ chứa, đập dâng phát huy hiệu quả của công trình, tăng diện tích tưới.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn, làm tốt công tác phòng chống lụt bão cho các công trình thủy lợi được quản lý, đặc biệt chú ý khu vực đầu mối các hồ chứa nước. Có phương án sẵn sàng vận hành trạm bơm tiêu úng Cống Táo khi có yêu cầu.
- Thực hiện tích trữ đủ, điều tiết nguồn nước hợp lý, tiết kiệm để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và các yêu cầu dùng nước khác trong và ngoài tỉnh.
- Tham mưu với các cấp và ngành trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đổi mới sự hoạt động các tổ chức thủy nông cơ sở để quản lý, bảo vệ và khai thác có hiệu quả hệ thống các công trình thủy lợi đã xây dựng trên địa bàn.
- Xây dựng, sửa chữa các công trình đã xuống cấp theo đúng chủ trương, chính sách của tỉnh đề ra và phát huy hiệu quả của công trình trọng điểm hồ Núi Cốc, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.
- Thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp các công trình được giao bằng các nguồn vốn đảm bảo theo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra; quản lý các chi phí nguồn vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
- Hoàn thành, đảm bảo chất lượng lập hồ sơ thiết kế xây dựng, gia cố, sửa chữa các công trình theo đúng thời hạn đã ký với chủ đầu tư.
- Thực hiện việc thanh lý và ký kết hợp đồng dùng nước với các khách hàng.
- Tổ chức nuôi trồng thuỷ sản ở các hồ chứa do công ty quản lý, đảm bảo công việc và thu nhập ổn định cho người lao động, khai thác tốt nguồn lợi tổng hợp và tăng cường công tác quản lý bảo vệ, tăng tuổi thọ công trình.
- Có phương án đề nghị UBND tỉnh cho lập các dự án đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình nhất là các hồ chứa. Tiếp tục liên hệ chặt chẽ với các bộ ngành ở địa phương và trung ương để tranh thủ các nguồn vốn thực hiện dự án để nâng cấp đảm bảo an toàn hồ đập, đảm bảo nguồn nước cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác.
3.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp
Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng tại Công