Các sản phẩm, dịch vụ chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 46)

Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên là cung ứng đủ nước cho cây trồng phát triển theo thời vụ thời kỳ sinh trưởng (bao gồm cả tưới và tiêu). Công ty Khai thác thủy lợi Thái Nguyên là DN hoạt động công ích, đặc thù của công ty là hoạt động theo mùa vụ, gắn liền sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều yếu tố thời tiết thiên nhiên. Sản phẩm chính của công ty là “dịch vụ nước” được thể hiện bằng số lượng diện tích (ha) tưới vụ xuân, vụ mùa, vụ đông và diện tích tiêu vụ mùa.

Bên cạnh sản phẩm là “dịch vụ nước” theo đơn đặt hàng của Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, Công ty còn hoạt động trong lĩnh cấp nước thô cho nhà máy nước Tích Lương và nhà máy nước Yên Bình, cấp nước cho tỉnh Bắc Giang... Công ty hoạt động theo mùa vụ, tuy có sự chênh lệch nhẹ trong năm nhưng điều đó không ảnh hưởng bởi vì đặc thù của ngành phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngoài sản phẩm dịch vụ chính là tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước thô cho các nhà máy nước, Công ty còn thực hiện dịch vụ khảo sát, thiết kế, hoạt động khai thác cá, hoạt động cho thuê sử dụng mặt nước hồ Núi Cốc, hoạt động tài chính và một số hoạt động khác. Các hoạt động này mang lại nguồn thu đáng kể cho Công ty. Với đặc điểm là doanh nghiệp hoạt động công ích, Công ty thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nước tưới tiêu cho các diện tích nông nghiệp theo đơn đặt hàng của tỉnh Thái Nguyên, nên các nguồn thu hầu như được xác định trước.

Số lượng sản phẩm “dịch vụ nước” của công ty giai đoạn 2015 – 2018 được thể hiện qua bảng số liệu 2.1. Số liệu trong Bảng 2.1 cho thấy, các sản phẩm, dịch vụ chính của Công ty bao gồm dịch vụ cung cấp nước cho Nhà máy nước Yên Bình và Tích Lương, cung cấp nước cho tỉnh Bắc Giang và dịch vụ tưới tiêu nước. Cung cấp nước cho 2 nhà máy nước Yên Bình và Tích Lương chiếm tỷ trọng chủ yếu. Dịch vụ tưới tiêu nước được thực hiện theo đơn đặt hàng của UBND tỉnh Thái Nguyên, diện tích tưới tiêu nước tăng trong giai đoạn 2015 – 2018, từ 61.552 ha năm 2015 lên 63.130 ha năm 2018.

Bảng 2.1 Các sản phẩm, dịch vụ chính của Công ty STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2016/201 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

(+,-) % (+,-) % (+,-) %

A Dịch vụ cung cấp nước

1 Cấp nước cho nhà máy nước Tích Lương và

nhà máy nước Yên Bình (1000 m3) 17.250 20.800 26.170 25.120 3.550 20,58 5.370 25,82 -1.050 -4,01

2 Cấp nước cho tỉnh Bắc Giang (1000 m3) 9.700 6.600 6.268 1.500 -3.100 -31,96 -332 -5,03 -4.768 -76,07

Tổng cộng cấp nước (1000 m3) 26.950 27.400 32.438 26.620 450 1,67 5.038 18,39 -5.818 -17,94

B Dịch vụ tưới tiêu nước

1 Diện tích tưới tiêu nước cho lúa (ha) 59.806 61.585 61.564 61.564 1.779 2,97 -21 -0,03 0 0

2 Tưới nước cho rau màu,cây công nghiệp (ha). 191 191 191 191 0 0 0 0 0 0

3 Tiêu úng Cống Táo 1.555 1.555 1.555 1.555 0 0 0 0 0 0

Tổng cộng tưới tiêu (h ) 61.552 63.331 63.310 63.310 1.779 2,89 -21 -0,03 0 0

2.2.2 Kết quả sản xuất inh d nh gi i đ ạn 201 – 2018

Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên được UBND tỉnh Thái Nguyên giao trực tiếp quản lý 82 công trình thủy lợi gồm có: 40 hồ chứa, 37 đập dâng, 4 trạm bơm điện tưới, 01 trạm bơm tiêu úng Cống Táo huyện Phổ Yên. Hồ Núi Cốc là một trong những hồ chứa lớn nhất với diện tích lên đến 25.000 km2. Ngay từ những ngày đầu được UBND tỉnh giao, ban lãnh đạo Công ty đã tổ chức triển khai, xây dựng kế hoạch khai thác các lợi ích tổng hợp từ hồ nhằm tối ưu hóa mục đích và công năng sử dụng, song vẫn phải đảm bảo được cảnh quan, môi trường sinh thái phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

Trong các nhiệm vụ chính trị được giao, việc sử dụng nguồn nước của hồ Núi Cốc để cung cấp, phục vụ tưới tiêu cho hơn 61 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và hai huyện Phổ Yên, Phú Bình là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện khai thác các lợi ích an sinh xã hội tổng hợp khác như: Cung cấp nước sạch cho Nhà máy nước Tích Lương và Yên Bình, phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, cung cấp nước cho nhà máy nước Yên Bình, cung cấp nước cho hệ thống Sông Cầu tỉnh Bắc Giang. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 – 2018 được thể hiện qua Bảng số liệu 2.2

Số liệu trong 2.2 cho thấy Công ty đạt lợi nhuận dương qua các năm. Năm 2015 lợi nhuận sau thuế đạt 781 triệu động, năm 2016 lợi nhuận đã tăng đáng kể so năm 2015. Năm 2017 và năm 2018 lợi nhuận sau thuế giảm mạnh so với năm 2015 và 2916. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế giảm 187 triệu đồng (giảm 23,82%); năm 2018 lợi nhuận sau thuế giảm 31 triệu đồng so với năm 2017. Việc sụt giảm lợi nhuận sau thuế ở năm 2017 và năm 2018 do nguyên nhân tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Nội dung này sẽ được phân tích chi tiết ở các phần sau.

Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Năm 2016/201 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017

(+,-) % (+,-) % (+,-) %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 74.942 77.055 79.485 80.795 2.113 2,82 2.430 3,15 1.310 1,65

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 74.942 77.055 79.485 80.795 2.113 2,82 2.430 3,15 1.310 1,65

4.Giá vốn hàng bán 54.419 55.483 56.825 57.024 1.064 1,96 1.342 2,42 199 0,35

5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20.523 21.572 22.660 23.771 1.049 5,11 1.088 5,04 1.111 4,9

6.Doanh thu hoạt động tài chính 117 159 105 118 42 35,9 -54 -33,96 13 12,38

7.Chi phí tài chính 8,58 6,35 7,13 7,50 -2,23 -25,99 0,78 12,28 0,37 5,19

Trong đó: chi phí lãi vay 8,37 6,89 7,43 7,35 -1,48 -17,68 0,54 7,84 -0,08 -1,08

8.Chi phí bán hàng 0 0 0

9.Chi phí quản lý DN 19.630 20.739 22.016 23.178 1.109 5,65 1.277 6,16 1.162 5,28

10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 1.001 986 742 704 -16 -1,57 -244 -24,73 -38 -5,17

11.Thu nhập khác 21 25 23 21 4 19,05 -2

12.Chi phí khác 0 0 0

13.Lợi nhuận khác 0 21 25 23 21 4 19,05 -2

14.Tổng lợi nhuận trước thuế 1.001 1.007 767 727 5 0,52 -240 -23,82 -40 -5,26

15.Chi phí thuế thu nhập DN hiện hành 220 221 169 160 1 0,52 -53 -23,82 -9 -5,26

16.Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 781 785 598 567 4 0,52 -187 -23,82 -31 -5,26

2.3 Th c trạng công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên giai đoạn 201 -2018.

Chi phí kinh doanh của Công ty là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Hai khoản chi phí kinh doanh chủ yếu của Công ty là chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính. Cụ thể, hiện nay các khoản chi phí tại Công ty bao gồm: Chi phí tiền lương và phụ cấp lương; Các khoản phải nộp tính theo lương; Khấu hao cơ bản TSCĐ (những tài sản phải tính khấu hao); Nguyên vật liệu chính để vận hành bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị; Sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Chi phí tiền điện bơm nước tưới tiêu; Chi phí quản lý DN; Chi phí phòng chống bão lụt; Chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế - kỹ thuật; Chi phí cho công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ CTTL; Chi nạo vét bùn, cát các cửa cống, kênh mương; Chi khác.

Trong công tác quản lý chi phí, Công ty đã thực hiện quản lý chi phí theo các quy định của Nhà nước và được cụ thể hóa trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty.

2.3.1 Công tác xây d ng định mức chi phí sản xuất inh d nh

Đối với các khoản mục chi phí, Công ty đều có các định mức chi cụ thể đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, hợp lý tiết kiệm. Công ty thực hiện khoán cho các xí nghiệp thủy nông và các phòng ban theo cơ chế dân chủ, công khai. Các chỉ tiêu giao khoán được dự thảo gửi các đơn vị thảo luận, thống nhất trước khi chính thức giao nhận khoán chi phí. Công ty thực hiện khoán theo các yếu tố chi phí cho từng loại thiết bị, công việc bao gồm: khoán chi phí vật liệu, khoán chi phí nhiên liệu, khoán chi phí điện năng, khoán chi phí tiền lương, khoán chi phí nạo vét kênh mương, duy tu, sửa chữa máy móc, thiết bị, chi phí phòng chống bão lụt.... Trong phạm vi tổng chi phí được giao, các đơn vị, bộ phận có thể điều chỉnh chi phí linh hoạt theo chủng loại và chất lượng thiết bị, nhưng phải đảm bảo các chi phí theo quy trình công nghệ, tiền lương và các chế độ cho người lao động theo quy định. Cụ thể công tác xây dựng định mức các khoản chi phí tại Công ty được thực hiện theo các nội dung như sau:

a. Định mức KHTSCĐ: Thực hiện tính khấu hao theo Thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013; Thông tư số 147/2016/TT-BTCngày 13 tháng 10 năm

2016; Thông tư số 28/2017/TT-BTC ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định;

b. Định mức chi phí lương:

* Đối với chi phí lương của bộ phận lao động gián tiếp: Thực hiện định mức tiền lương theo ngày công lao động ( 22 công lao động/tháng; mỗi công là 8h làm việc). * Đối với chi phí lương của công nhân viên các Xí nghiệp và các Trạm KTTL thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi (lao động trực tiếp): Công ty xây dựng định mức công lao động, từ đó xây dựng định mức tiền lương.

Định mức công lao động của Công ty được xác định theo các công việc như sau:

- Định mức nhân công kiểm tra vi phạm, thu gom rác, phế thải, xử lý các hư hỏng nhỏ khu vực bờ mái kênh tưới, tiêu: Các công việc thực hiện bao gồm: Kiểm tra hiện trạng toàn bộ tuyến kênh, sông; phát hiện các sự cố, hư hỏng của mái kênh, bờ kênh, bờ và mái sông; mức độ bồi lắng của lòng kênh; Phát hiện và lập biên bản các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên tuyến kênh; Xác định lượng rau, bèo, rác trên mặt kênh; sông; Ghi kết quả thực hiện công việc quản lý, kiểm tra vào sổ nhật ký tuyến kênh, bàn giao lại sổ nhật ký, biên bản kiểm tra vi phạm cho đơn vị trực tiếp quản lý tại cơ sở.

Bảng 2.3 Định mức nhân công kiểm tra vi phạm, thu gom rác, phế thải, xử lý các hư hỏng nhỏ khu vực bờ mái kênh tưới, tiêu

Đơn vị tính: công/1km kênh mương, sông/01 lần

Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng

Công tác quản lý, kiểm tra kênh, mương tưới, tiêu

Nhân công: Cấp bậc thợ bình quân:

bậc 3,5/7 Công 0,100

Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên - Định mức vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu: Các công việc thực hiện làvớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương, mặt sông đưa lên thuyền và chuyển vào bờ; Vận chuyển rau, bèo, rác đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc thu gom đến nơi đổ quy định; Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định;

ghi kết quả thực hiện công việc quản lý, kiểm tra vào sổ nhật ký thực hiện và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý công trình. Tần suất thực hiện: Bình quân 01 tháng/01 lần.

Bảng 2.4 Định mức nhân công vớt bèo, rau, rác trên mặt kênh mương tưới tiêu

Đơn vị tính: công/1 ha mặt nước/01 lần

Loại công tác Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng

Công tác quản lý, kiểm tra kênh, mương tưới, tiêu

Nhân công: Cấp bậc thợ bình quân:

bậc 3,5/7 Công 0,177

Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên

- Áp dụng hệ số K= 1 (0,177 công/1ha mặt nước) với các tuyến kênh có khoảng cách giữa đỉnh 2 mái trong bờ kênh B ≤ 10 m; Với các kênh, sông có 10 < B ≤ 20 m, K= 1,2; B > 20 m, K= 1,5.

- Định mức kiểm tra, bảo dưỡng các cống và công trình trên kênh: Các công việc thực hiện là:

+ Kiểm tra (bao gồm công tác kiểm tra bằng siêu âm, đo lún nghiêng xê dịch, lặn dưới nước... tùy theo quy mô các cống); phát hiện và xử lý các hư hỏng nhỏ;

+ Vớt, thu gom bèo, rác, phế thải khu vực thượng hạ, lưu cống trong phạm vi 30m; vận chuyển đến vị trí tập kết thuận tiện cho việc thu gom đến nơi đổ quy định;

+ Sửa chữa các sụt sạt, hư hỏng phần xây lắp nhỏ với khối lượng đất ≤ 1 m3; khối lượng xây đúc ≤ 0,2 m3; mái lát ≤ 2 m2;

+ Sơn các bộ phận bằng sắt (01 năm/01 lần); Bảo dưỡng các bộ phận của máy đóng mở; vận hành đóng mở thử cống;

+ Vệ sinh thu dọn hiện trường sạch sẽ, tập trung dụng cụ lao động về nơi quy định; ghi kết quả thực hiện công việc vào sổ nhật ký và bàn giao lại cho đơn vị trực tiếp quản lý tại cơ sở.

Bảng 2.5 Định mức nhân công kiểm tra, bảo dưỡng các cống và công trình trên kênh

Đơn vị tính: 01 cửa cống/01 lần

Loại công tác Thành phần

hao phí Đơn vị Loại cống tiết diện tương đương F (m

2)

F≤0,5 0,5<F≤1,0 1,0<F ≤10

Kiểm tra, bảo dưỡng cống điều tiết Nhân công: Bậc thợ bình quân: bậc 4/7 Công - Cống có cửa van: 0,384 - Cống không có cửa van: 0,118 - Cống có cửa van: 0,590 - Cống không có cửa van: 0,177 - Cống có cửa van: 0,765 - Cống không có cửa van: 0,249

Nguồn: Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên

Với các cống có diện tích cửa van lớn hơn 10 m2, cứ tăng lên 5 m2 đuợc tính thêm 1,0 công /01 công trình /01 lần kiểm tra, bảo dưỡng cống.

Với các công trình trên kênh (không phải là cống): Áp dụng mức công 0,5 công/01 công trình/ 01 lần kiểm tra.

Với các cống lớn: công tác kiểm tra bằng siêu âm, đo lún nghiêng xê dịch, kiểm tra xói lở hạ lưu, thuê thợ lặn, được thực hiện 01 năm/01 lần (nguồn kinh phí có dự toán riêng và thực hiện bằng nguồn vốn sửa chữa thường xuyên hàng năm).

- Định mức quản lí, kiểm tra hồ đập: Các công việc thực hiện là tiến hành kiểm tra các hạng mục công trình đầu mối của hồ chứa bao gồm: đập chính, đập phụ, cống lấy nước, nhà quản lý; đi vòng quanh khu vực lòng hồ để thực hiện các công việc sau: + Kiểm tra bằng mắt thường và các phương tiện kỹ thuật để phát hiện các sự cố, hư hỏng của các hạng mục công trình đầu mối; Phát hiện và lập biên bản các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trong hành lang bảo vệ của công trình (nay là Luật Thủy lợi);

+ Thực hiện việc tu sửa sụt sạt nhỏ của mái đập, mặt đập với mức độ sụt sạt đất ≤ 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)