Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 97 - 102)

Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí tại Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên ở Chương 2, Chương 3 của luận văn đã nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí SXKD tại Công ty. Các giải pháp được đề xuất bao gồm:

- Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh: Hoàn thiện xây dựng định mức chi phí vật tư, nguyên nhiên liệu vận hành bảo dưỡng, xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp

- Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh: Nâng cao năng lực của cán bộ phòng Kế hoạch – Kỹ thuật, hoàn thiện quy trình lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh

- Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh: Tăng cường giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch chi phí; Tăng cường quản lý công tác tưới, tiêu; Hoàn thiện cách thức quản lý và kiểm soát chi phí

- Hoàn thiện công tác phân tích chi phí kinh doanh: Hoàn thiện tổ chức phân tích chi phí kinh doanh; Hoàn thiện các nội dung phân tích chi phí kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý chi phí SXKD, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên cần vận dụng linh hoạt, tổng hợp các giải pháp trên nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi mang tính đặc thù, nó chịu tác động rất nhiều vào các yếu tố như: diễn biến thời tiết, cơ cấu tổ chức sản xuất nông nghiệp, biến động của giá cả thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô, địa bàn sản xuất rộng khắp nhiều địa phương, điều kiện sản xuất không ổn định... nên việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nói chung, quản lý chi phí sản xuất không được ổn định. Việc quản lý tốt chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, phát triển doanh nghiệp. Chính vì thế việc áp dụng các giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Thái Nguyên là điều rất cần thiết. Các kết quả đạt được của luận văn là:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chi phí SXKD và quản lý chi phí SXKD với các nội dung như khái niệm, phân loại, nội dung chi phí SXKD; khái niệm, nội dung quản lý chi phí SXKD; các yếu tố ảnh hưởng đển công tác quản lý chi phí SXKD. Nội dung quản lý chi phí SXKD bao gồm công tác xây dựng định mức chi phí SXKD; Lập kế hoạch chi phí SXKD; Kiểm soát chi phí SXKD; Phân tích sự biến động của chi phí SXKD.

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí SXKD tại Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên. Trong công tác quản lý chi phí SXKD Công ty đã thực hiện được các kết quả như: Công ty đã xây dựng được hầu hết các định mức chi phí; thực hiện lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình, luôn chú trọng các biện pháp kiểm soát chi phí kinh doanh hướng tới mục tiêu tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty, thực hiện phân tích sự biến động của chi phí SXKD kỳ thực hiện so với kế hoạch. Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty còn một số tồn tại, hạn chế như: Công ty chưa xây dựng định mức chi phí quản lý doanh nghiệp một cách đầy đủ, khoa học. Việc lập kế hoạch chi phí mang tính ước lượng, căn cứ vào kết quả thực hiện của năm trước, các chỉ tiêu chi phí mang tính

chung chung, không cụ thể; công tác kiểm soát chi phí của Công ty thực hiện với hiệu quả chưa cao. Việc phân tích sự biến động chi phí SXKD chưa hoàn chỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: (1) Hoàn thiện công tác xây dựng định mức chi phí sản xuất kinh doanh; (2) Hoàn thiện công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh; (3) Tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh; (4) Hoàn thiện công tác phân tích chi phí kinh doanh; (5) Một số giải pháp khác.

2. Kiến nghị

Để thực hiện quản lý chi phí SXKD một cách hiệu quả, một số kiến nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên được đề nghị như sau:

- UBND tỉnh Thái Nguyên cần rà soát, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khai thác công trình thủy lợi trên cơ sở các văn bản qui phạm pháp luật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi của Nhà nước và của Bộ NN&PTNT phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa, môi trường và kinh tế-xã hội có tính đặc thù của tỉnh, chú trọng vận dụng các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường trong quản lý khai thác công trình thủy lợi, nâng cao vai trò chủ thể của nhân dân và các bên có liên quan.

- UBND tỉnh Thái Nguyên cần nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong quản lý khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh để làm cơ sở cho Công ty cũng như các địa phương xác định chính xác định mức chi phí, tạo thuận lợi cho công tác quản lý chi phí chặt chẽ hiệu quả.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp. NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[2] Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008). Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà Nội.

[3] Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính, Hà Nội. [4] Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội. [5] Bộ tài chính (2009), Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày ngày 21 tháng 1 năm 2009

Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;

[6] Bộ tài chính (2018), Thông tư số 73/2018/TT-BTC ngày ngày 15 tháng 8 năm 2018 Hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn Nhà nước (hiệu lực từ 1/10/2018);

[7] Chính phủ (2017), Nghị định số 129/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi;

[8] Chính phủ (2018), Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

[9] Ngô Thị Kim Thanh, Lê Văn Tâm (2010), Giáo trình quản trị doanh nghiệp. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[10] Viên Thị An, Lê Thị Kim Hoa (2016), Giáo trình quản trị sản xuất, NXB Tài chính; [11] Trần Quốc Hưng (2015), Quản trị doanh nghiệp nâng cao. Khoa Kinh tế và Quản

lý, Trường Đại học thủy lợi.

[12] Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính.

[13] Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình, “Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình: Doanh nghiệp Nhà nước luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/cong-ty-tnhh-mtv- khai-thac-cong-trinh-thuy-loi-quang-binh-doanh-nghiep-nha-nuoc-luon-hoan- than.htm, ngày 05/03/2019;

[14] Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, “Quản lý các công trình thuỷ lợi: Hiệu quả từ xoá bỏ cơ chế bao cấp”, http://baoquangninh.com.vn/kinh-

te/201703/quan-ly-cac-cong-trinh-thuy-loi-hieu-qua-tu-xoa-bo-co-che-bao-cap- 2334889/, ngày 13/03/2017;

[15] Nguyễn Thị Lý (2017), “Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí sản xuất kinh tại Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi Hải Hậu tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thủy lợi.

[16] Trần Văn Dân (2016), “Hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Nam Ninh – Nam Định”,

Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thủy lợi.

[17] Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên (2015, 2016, 2017, 2018),

Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2017, 2018.

[18] Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên (2015, 2016, 2017, 2018),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)