Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 72 - 74)

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên còn một số tồn tại, hạn chế như sau:

- Công tác xây dựng định mức chi phí: Công ty chưa xây dựng định mức tiêu thụ điện năng; định mức chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc xây dựng định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho công tác vận hành các máy bơm, trạm bơm chưa hợp lý. Công ty xây dựng định mức vật tư, nguyên nhiên liệu cho tất cả các loại máy bơm, vào tất cả các vụ (xuân, hè) và áp dụng chung cho tưới và tiêu nước dẫn đến khó áp dụng để tính toán chi phí đối với mỗi loại máy bơm.

- Công tác lập kế hoạch chi phí: Việc lập kế hoạch chi phí mang tính ước lượng, căn cứ vào kết quả thực hiện của năm trước, dự đoán tình hình biến động của năm kế hoạch. Kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ bao gồm các khoản chi phí lương, chi phí quản lý, chi phí sửa chữa thường xuyên các công trình thủy lợi. Trong đó, Công ty không chi tiết cụ thể các khoản chi phí. Điều này dẫn đến việc Công ty chưa chủ động trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi phí.

- Công tác kiểm soát chi phí: Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên qua các năm. Năm 2015 tổng chi phí SXKD của Công ty là 74.049 triệu đồng, năm 2016 tổng

chi phí tăng thêm 2.173 triệu đồng (tăng 2,93%). Năm 2017, tổng chi phí tăng thêm 2.619 triệu đồng so với năm 2016 (tăng 3,44%). Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018. Năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,65% so với năm 2015; Năm 2017 tăng 6,16% so với năm 2016. Năm 2018 tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm song vẫn ở mức cao (tăng 5,25%). Chi phí bằng tiền khác tăng nhanh trong năm 2016 và 2017. Năm 2016 chi phí bằng tiền khác tăng 3,78% so với năm 2015; năm 2017 chi phí bằng tiền khác tăng 4,74%. Chi phí bằng tiền khác so với doanh thu chiếm tỷ trọng khá lớn (năm 2015 chiếm 28,86%%; năm 2016 chiếm 29,13%; năm 2017 chiếm 29,58%).

Tỷ trọng tổng chi phí SXKD so với tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ rất cao và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, 2016, 2017, 2018 tỷ trọng chi phí SXKD so với doanh thu của Công ty lần lượt là 98,81%; 98,92%; 99,19%; 99,27%. Tỷ suất chi phí tiền lương của Công ty cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2015 – 2018, từ 59,3% năm 2015 lên 62,39% năm 2018. Điều này có nghĩa là để tạo được 100 đồng doanh thu thì Công ty ngày càng phải chi nhiều chi phí tiền lương hơn.

Có thể thấy công tác kiểm soát chi phí của Công ty thực hiện với hiệu quả chưa cao, đặc biệt là năm 2016 và năm 2018, sản lượng tăng không đáng kể hoặc giảm mạnh nhưng chi phí SXKD vẫn tăng ở mức cao.

- Công tác phân tích sự biến động của chi phí: Việc phân tích sự biến động chi phí SXKD của Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Thái Nguyên chưa hoàn chỉnh. Việc phân tích mới chỉ được tiến hành phân tích hành năm giữa số thực hiện với số kế hoạch với những chỉ tiêu rất chung chung như tổng chi phí, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp...Công ty chưa thực hiện phân tích sự biến động đối với từng khoản mục chi phí, từng yếu tố chi phí nên với thực trạng các khoản mục, yếu tố chi phí tăng lên nhưng Công ty chưa có các biện pháp phù hợp để sử dụng hợp lý các khoản chi phí này.

Những tồn tại hạn chế nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau đây: - Các cán bộ làm công tác quản lý chi phí trong đó có cán bộ lập kế hoạch (phòng Kế hoạch) đa số là các cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác lập kế hoạch.

Bên cạnh đó, Công ty chưa xây dựng quy trình lập kế hoạch SXKD nói chung, kế hoạch chi phí SXKD nói riêng một cách đầy đủ, khoa học.

- Công ty chưa thực hiện giám sát thực hiện kế hoạch chi phí SXKD một cách chặt chẽ. Bên cạnh đó, Công ty chưa có các biện pháp hữu hiệu trong việc sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí. Công ty cũng chưa có cách thức quản lý và kiểm soát chi phí một cách hiệu quả.

- Công ty chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện phân tích chi phí kinh doanh. Thêm vào đó, các đơn vị phòng ban trực thuộc Công ty chưa chú trọng đến công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao quản lý chi phí sản xuất, kinh doanh tại công ty tnhh một thành viên khai thác thủy lợi thái nguyên (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)