Phân tích tình hình quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội (Trang 63 - 68)

Hà Nội.

Trong những năm qua có thể thấy Công ty luôn phối kết hợp tốt với các tổ chức thủy nông cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ cấp, thoát nước, vận hành khai thác các công trình thủy lợi.

2.3.2 Phân tích tình hình quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi của Công ty ty

Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm 3 nội dung chính là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh tế. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết, nếu thiếu bất cứ nội dung nào thì công tác quản lý, khai thác đều không đạt hiệu quả.

2.3.2.1 Quản lý công trình

Hiện nay vấn đề khai thác đi đôi với bảo vệ công trình thủy lợi là một điểm được quan tâm nhiều. Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi vẫn còn rất phổ biến. Việc quản lý công trình thủy lợi hầu hết đều do Công ty và các tổ chức thủy nông địa phương đảm nhận mà hầu như không có sự tham gia của nông dân. Các công trình thủy lợi được đặt rải rác ở các địa phương, nông dân là người tiếp xúc nhiều nhất với các công trình đó, do vậy việc họ không tham gia vào quản lý đã tác động nhiều tới ý thức sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi.

UBND quận, huyện, Phòng NN

UBND xã

Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội

Tổ chức thủy nông cơ sở Sở NN & PTNT

(Chi cục thủy lợi) UBND thành phố

nông cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.

Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đã phần nào được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng hư hỏng quá nặng. Hằng năm được sự quan tâm của các cấp chính quyền, tận dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các tổ chức tài trợ và nguồn vốn tự có Công ty thường xuyên tiến hành xử lý kịp thời các sự cố của các công trình thủy lợi, đồng thời đầu tư xây dựng những công trình mới hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất cho bà con nông dân các huyện, xã trong địa bàn quản lý.

Hiệu quả trong duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi được biểu hiện rõ nét nhất qua chỉ tiêu: khối lượng nạo vét giảm do kiên cố hóa kênh mương. Hằng năm Công ty đều phải chi khoản tiền rất lớn cho việc nạo vét, tu bổ kênh mương. Tuy nhiên, với các kênh đã cứng hóa thì lượng chi phí cho việc nạo vét, tu bổ đã giảm hẳn so với trước cứng hóa bởi khối lượng nạo vét, tu bổ kênh mương giảm đi rất nhiều so với trước cứng hóa, số lần nạo vét, tu bổ cho kênh đã cứng hóa chỉ từ 2 – 3 lần/năm, còn kênh đất thường là 5 – 6 lần/năm.

Bên cạnh đó, khi kênh mương được kiên cố hóa thì tình trạng ách tắc dòng chảy không còn xảy ra. Qua đây cho thấy hiệu quả của việc kiên cố hóa kênh mương đến tình hình nạo vét, tu bổ là rất đáng kể. Thiết nghĩ, đây là một giải pháp hàng đầu trong công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi có hiệu quả. Chính vì vậy Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội cần đẩy nhanh tốc độ kiên cố hóa kênh mương để phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp nói riêng và phòng chống bão lụt nói riêng.

2.3.2.2 Quản lý nước

Quy trình tổ chức cung cấp, phân phối nước tưới cho các địa phương được tiến hành như sau: các UBND quận, huyện, xã (đơn vị quản lý thủy nông cơ sở) phải ký hợp đồng sử dụng nước với Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội về quy mô diện tích và mục đích sử dụng nước cho các đối tượng, các cây trồng vật nuôi theo mùa vụ sản xuất. Hàng vụ, căn cứ vào lịch sản xuất của từng địa phương các cụm trạm thủy nông cùng với các đơn vị quản lý thủy nông cơ sở thống nhất xây dựng lịch

tưới, thời gian tưới, số ngày tưới luân phiên cho từng đơn vị. Việc mở cống lấy nước ở đầu các kênh cấp I và cấp II do Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội đảm nhận. Các đơn vị có lịch lấy nước phải cử người để bảo vệ và dẫn nước trên kênh cấp I và cấp II. Các tổ tự đảm nhận việc dẫn nước từ cống đầu kênh cấp III và cấp IV, dẫn nước vào ruộng cho các hộ nông dân. Hiện nay, việc phân phối nước tưới cho các đơn vị thực hiện ít nhất là 5 lần/vụ song hành cùng quá trình phát triển của cây lúa như thời kì làm đất gieo mạ, thời kì cấy, lúa trổ bông…, lịch tưới tại Công ty tương đối nhịp nhàng, đồng bộ, đáp ứng phần lớn nhu cầu tưới nước cho các đơn vị. Trong khi đó việc điều tiết nguồn nước và tổ chức dẫn nước tưới từ cống đầu kênh cấp III đến ruộng của dân còn bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập. Một số nơi người dân còn đào bới, đục khoét kênh mương để lấy trộm nước, sử dụng nước lãng phí, tranh chấp nước… Nhìn chung, việc dẫn và phân phối nước tại hệ thống kênh nội đồng chưa khoa học, không đáp ứng được yêu cầu và kĩ thuật tưới theo nguyên tắc: tưới xa trước, gần sau, cao trước, thấp sau. Điều này gây thiệt thòi, mất công bằng cho các hộ cuối kênh, cuối tuyến bị thiếu nước, những hộ sản xuất ở khu vực thấp dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc khi gieo sạ xong phải tổ chức tiêu nước. Nước tưới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì,…phục vụ 2 vụ sản xuất là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, bao gồm các diện tích lúa, mạ màu, cây công nghiệp và NTTS.

Do ảnh hưởng của đợt mưa cuối tháng 10 năm 2008 đã làm hư hỏng nhiều công trình nghiêm trọng. Đầu năm 2009 thời tiết diễn ra khá phức tạp, từ đầu vụ Đông Xuân rét đậm rét hại kéo dài không những ảnh hưởng xấu tới cây trồng mà còn gây khó khăn cho công tác tưới tiêu do vậy chưa được cấp nước kịp thời. Bước sang vụ Hè Thu nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao, độ bốc hơi lớn, vào giai đoạn phục vụ nước tưới cho lúa trổ mực nước trên các triền sông xuống rất thấp, đặc biệt là nguồn nước tạo nguồn của hệ thống song Duong, sông Hong, nhưng với sự điều tiết linh hoạt của các cống điều tiết trong hệ thống bổ sung nguồn nước chống hạn kịp thời, giải quyết được hạn hán phục vụ cấp nước tưới kịp thời.

Năm 2011, khi công tác quy hoạch đất đai cơ bản hoàn thành thì diện tích hợp đồng tưới tăng lên khá nhiều. Bên cạnh đó Công ty đã đầu tư kinh phí nâng cấp một số đoạn

kênh nên tưới thêm được phần diện tích tăng thêm do trước đây không có nước để sản xuất lúa mà chỉ sử dụng để trồng màu.

Đánh giá chung: Từ thực trạng trên cho thấy công tác tưới tiêu trên địa bàn nói chung được thực hiện khá tốt. Trong quá trình tưới Công ty thực hiện đúng quy trình, tưới đợt nào nghiệm thu đợt đó đúng theo diện tích thực tưới do vậy diện tích nghiệm thu đạt khá cao so với diện tích hợp đồng.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng cần nhìn nhận những tồn tại. Cơn lũ lịch sử năm 2010 đã tàn phá nặng nề hệ thống công trình thủy lợi, nhiều công trình hư hỏng chưa được sửa chữa nhưng vẫn phải vận hành tưới nước, cộng với ở một số cụm trạm việc đóng mở cống tưới không đúng quy trình đã gây thất thoát nước. Hệ thống kênh mương nội đồng của một số địa phương không được tu bổ, bờ vùng bờ thửa kém nên việc tưới nước và giữ nước tại chân ruộng hết sức khó khăn, ý thức về tiết kiệm nguồn nước của một số bộ phận cán bộ địa phương và người dân chưa thực sự được nâng cao. Sự phối kết hợp giữa cụm trạm thủy nông với một số địa phương chưa chặt ch trong việc điều tiết phân phối nguồn nước, có một số đơn vị chưa có đội thủy nông cơ sở nên công tác đưa dẫn nước và phân phối nguồn nước còn gặp khó khăn nhiều hạn chế, còn xảy ra ách tắc lãng phí nước.

Trong quá trình tưới nước một số cụm trạm còn lúng túng, sự phối hợp giữa cụm trạm với các địa phương chưa chặt ch . Tỉ lệ hoàn thành hợp đồng chỉ là đánh giá xem công tác tưới có đảm bảo nước đủ cho diện tích sản xuất hợp đồng hay không chứ chưa đủ khẳng định công tác tưới có đạt hiệu quả cao hay không. Bởi trong quá trình tưới vẫn xảy ra tình trạng lãng phí nước do các cụm trạm chỉ đạo thiếu kiên quyết. Quy trình vận hành, quy trình tưới của một số công trình chưa xây dựng, chưa cụ thể, sát đúng, cộng với ý thức tiết kiệm nước ở một số cụm trạm, một số bộ phận nhân dân chưa cao đều khiến quá trình tưới tiêu còn gặp lúng túng trong điều hành phân phối nước. Đối với NTTS do diện tích không lớn do vậy ở nhiều nơi người dân tự ý đào phá công trình, lắp đặt ống nước để dẫn nước về ao hồ hay tận dụng nước rò rỉ từ những công trình thủy lợi bị hư hỏng. Thực trạng này không những ảnh hưởng tới chất lượng công trình mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả tưới.

2.3.2.3 Quản lý kinh tế

Quản lý kinh tế thực hiện trên hai lĩnh vực: quản lý nguồn thu và quản lý chi. Nguồn thu của doanh nghiệp bao gồm:

- Kinh phí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp do chính sách miễn thủy lợi phí để quản lý, vận hành và bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi;

- Thu thủy lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải thu theo quy định của pháp luật;

- Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, khôi phục công trình thủy lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức;

- Cấp bù hoạt động công ích do nguồn thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý; - Các khoản thu từ khai thác tổng hợp công trình thủy lợi và thu khác.

Nguồn kinh phí thường được cấp dựa trên kế hoạch, với số vượt kế hoạch Công ty s đề nghị cấp bù. Công ty được quyền tự chủ trong việc sử dụng kinh phí để chi phí cho hoạt động hàng năm, bao gồm cả các chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa công trình thủy lợi do Công ty quản lý. Ngoài chi phí phục vụ hoạt động của Công ty thì Công ty còn hỗ trợ các tổ chức thủy nông cơ sở một phần chi phí trong công tác duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các công trình do địa phương quản lý.

Ta thấy chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương chiếm tỉ trọng khá lớn (năm 2014 chiếm 52% tổng kế hoạch chi) trong khi chi phí cho công tác sửa chữa thường xuyên luôn thấp hơn chỉ chiếm 14,8 %. Hiện nay, nhiều công trình sử dụng lâu năm, đang xuống cấp trầm trọng cần có kinh phí sửa chữa kịp thời hàng năm vậy mà so với chi phí về tiền lương và các khoản chi khác thì chi phí cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn luôn thấp hơn. Theo quy định các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi được chủ động trong việc bố trí lao động và phương thức trả lương dựa trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương đã được phê duyệt. Tuy nhiên, theo đánh giá hiện nay Công ty cần phải giảm các khoản chi về lương để đầu tư cho

công tác sửa chữa, nâng cấp công trình. Trước hết cần giảm định biên lao động, đồng thời nâng cao trình độ quản lý và khả năng công tác của cán bộ, nhân viên Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)