Giải pháp trong công tác quản lý công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội (Trang 91 - 97)

a. Hoàn thiện về kỹ thuật phục vụ công tác quản lý công trình

Công trình thủy lợi nói chung là để điều phối nước phục vụ sản xuất, dân sinh. Tuy nhiên, mỗi công trình đều có những đặc điểm riêng về kỹ thuật do vậy để quản lý tốt cần nắm vững kỹ thuật của từng loại công trình. Qua tìm hiểu thực tế, tác giả xin nhấn mạnh một số nguyên tắc cần lưu ý sau:

- Đối với kênh mương

+ Khả năng chuyển tải nước của kênh phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế. + Tổn thất nước do thấm gây nên ít nhất.

điều tiết là nhỏ nhất.

+ Kênh không có hiện tượng biến hình.

+ Không để bèo, rau, rác, cỏ mọc làm ảnh hưởng tới việc dẫn nước.

Trong khi quản lý kênh mương phải đảm bảo độ dốc đáy kênh các cấp phù hợp với chỉ tiêu thiết kế. Kênh mương luôn đáp ứng nhu cầu dẫn nước và tháo nước, giữ gìn bờ kênh không bị vỡ lở, sạt mái, tràn nước. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng hưởng lợi cùng tham gia quản lý và bảo vệ. Vì hệ thống kênh mương nằm rải trên một diện tích rất rộng có thể liên xóm, liên xã, liên huyện.

Trong công tác sử dụng kênh: tránh hiện tượng tràn gây sự cố, khi dẫn nước luôn phải đảm bảo mặt nước trong kênh thấp hơn bờ mặt kênh một trị số an toàn theo thiết kế. Lưu lượng dẫn trong kênh phải ổn định, nếu có nhu cầu tăng, giảm lưu lượng thì phải tăng giảm dần dần tránh đột ngột dễ gây ra xói lở, trượt mái kênh. Tăng cường kiểm tra, xử lý đảm bảo thời gian chuyển nước không gây ra sự cố. Thực hiện việc tu sửa theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Đối với trạm bơm

+ Kiểm tra trước khi khởi động máy ít nhất hai giờ trước khi vận hành.

+ Nếu máy bơm có nhiều tổ máy phải khởi động lần lượt từng tổ máy theo nguyên tắc tổ máy có công suất nhỏ khởi động sau, trình tự khởi động từng tổ máy bơm phải tuân theo đúng yêu cầu thiết kế.

- Đối với cống điều tiết nước

+ Cống điều tiết nước khi hoạt động phải đóng mở từ từ, từng đợt để dòng chảy sau cống không thay đổi đột ngột và nhanh chóng được điều hòa trên toàn bộ mặt cắt ngang kênh.

+ Cống điều tiết nước chỉ được sử dụng đúng vào nhiệm vụ thiết kế và kế hoạch dùng nước, phải có kế hoạch vận hành cống cụ thể: máy đóng mở, dây cáp, van ty, phanh hãm và rãnh cống.

Bên cạnh kỹ thuật công trình thì còn cần tính toán chính xác các định mức như:

+ Trước khi đóng mở cần phải kiểm tra các thiết bị an toàn như định mức về kỹ công trình. Các chỉ tiêu định mức vừa phải kết hợp tính hợp lý của tình hình thực tế tại đơn vị, vừa phải kết hợp hợp lý tính tiên tiến nhất định, lại vừa phải thể hiện sự nỗ lực mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Cần tránh việc xác định định mức một cách quá cao dẫn đến khó hoàn thành hoặc xác định định mức một cách quá thấp dẫn đến tính ỷ lại và lãng phí tiền của Nhà nước. Một số nội dung chính cần lưu ý là:

- Đối với định mức kỹ thuật. Việc tính toán các định mức phải dựa trên cơ sở khoa học về kỹ thuật, bảo đảm xác định sự đúng đắn các hao phí cụ thể, nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của sửa chữa.

+ Xác định thời gian cần bảo dưỡng, sửa chữa theo định mức (tần suất thiết kế). + Hao phí nguyên vật liệu, vật tư cho quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.

+ Hao phí lao động, cấp bậc công việc phù hợp với từng việc sửa chữa, bảo dưỡng. + Tổng chi phí hằng năm cho việc sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.

- Đối với định mức sử dụng nước tưới

+ Cần xác định được năng lực thực tế của từng công trình.

+ Xác định các vùng đất thuộc Công ty phục vụ có nhu cầu tưới nước khác nhau, mức độ phục vụ khác nhau.

+ Xác định nhu cầu sản xuất, dân sinh trong địa bàn phụ trách, kể cả việc thay đổi cơ cấu sản xuất để đáp ứng với nhu cầu thực tế.

+ Căn cứ vào khả năng thực tế của hệ thống công trình và nhu cầu thực tế đưa ra được một hệ thống lượng nước theo nhu cầu Công ty có thể đáp ứng được cho từng loại yêu cầu về nước.

+ Đối với các vùng trọng điểm vụ Hè thu khó khăn về nước tưới thì cần phải cân đối nguồn nước ngay từ vụ Đông xuân để có phương án bổ sung nguồn nước tưới.

- Đối với định mức sử dụng điện năng

+ Cần đánh giá lại năng lực thực tế của các trạm bơm hiện tại.

+ Tính toán số liệu tưới, tiêu thực tế của các năm điển hình mưa (10 năm). + Tính toán theo các tần suất mưa (đợt, tháng, năm…)

+ Tính toán hệ số lượng mưa yêu cầu tưới, tiêu tại mặt ruộng theo các tần suất. + Lập biểu đồ yêu cầu nước.

+ Lập biểu đồ dung tích chứa các vùng tiêu để xác định diện tích ngập khi bơm tiêu. + Tính toán mực nước ở các trạm bơm theo các tần suất khác nhau.

+ Lập biểu đồ mực nước ngoài sông theo quá trình tuần, tháng, năm.

+ Tính toán công suất, điện lượng theo khả năng của các máy bơm với điều kiện mưa max, trung bình, min.

+ Diễn toán tính công suất và điện lượng tiêu thụ.

+ Diễn toán lập quá trình lưu lượng tưới, tổng lượng nước tưới với diện tích được tưới theo các tần suất vụ, năm.

+ Lập biểu đồ quan hệ định mức tiêu thụ điện năng theo các tần suất từng vụ, từng năm.

b. Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình

Trước hết công tác quản lý không phải bắt đầu sau khi xây dựng công trình xong mà trong quá trình khảo sát, thiết kế, người thiết kế đã phải chú ý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và người quản lý như thiết bị an toàn, những điều kiện cần thiết để sửa chữa và duy tu bảo dưỡng, công tác quan trắc, các điều kiện vận hành công trình. Người quản lý muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ cần phải nắm vững tài liệu kỹ thuật về thiết kế, bản v thi công, ưu nhược điểm và biện pháp xử lý trong quá trình thi công, tài liệu nghiệm thu. Tiến hành kiểm tra, rà soát lại từng hệ thống công trình thủy lợi để đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch tu sửa kịp thời những hư hỏng ở công

trình đầu mối, không để xảy ra sự cố khi vận hành. Để đảm bảo cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi có hiệu quả cao, tôi xin đưa ra một số lưu ý chủ yếu sau:

- Quá trình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cần đảm bảo tính đồng bộ, tránh hiện tượng trong cùng một công trình nhưng chỉ sửa chữa một vài điểm, như vậy cũng không thể đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả.

- Đối với các cống ngăn mặn giữ ngọt cần phải chú trọng sửa chữa các cánh cống, máy đóng mở để chủ động trong công tác tiêu thoát lũ và luôn giữ đúng mực nước quy định không để ngập úng, hay hạn hán. Thường xuyên kiểm tra nồng độ mặn của các công trình ngăn mặn giữ ngọt để thông báo cho các địa phương chủ động phương án bơm nước tưới tránh bị nhiễm mặn. Bên cạnh đó còn cần phải dọn vật nổi trước cống và kiểm tra sự làm việc của các thiết bị có liên quan, định kì kiểm tra các thiết bị và có biện pháp xử lý kịp thời xử lý vật chắn ở cửa van.

- Đối với các trạm bơm cần tập trung sửa chữa, thay thế các phụ tùng, thiết bị hư hỏng. Kiểm tra, khảo sát các tuyến đường dây điện, cho thay thế một số xà, sứ, dây điện không đảm bảo cách điện và không đủ tải.

- Đối với hệ thống kênh mương cần đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa kênh mương. Trong quá trình thi công cần kiểm tra giám sát chặt ch để đảm bảo chất lượng công trình. Nạo vét kênh mương phải tiến hành triệt để nhằm đảm bảo dẫn nước thông suốt.

c. Tăng cường kiên cố hóa kênh mương

Ngoài kiên cố hóa hệ thống kênh mương do Công ty quản lý thì còn cần phải kiên cố cả kênh mương nội đồng vì nếu chỉ có kênh mương cấp I, cấp II tốt còn kênh mương cấp III, cấp IV không đảm bảo thì hệ thống không thể vận hành tốt được.

Kiên cố hóa kênh mương là biện pháp thay thế kênh đất bằng kênh xây, đúc có tính chống thấm nước mặt cắt ngang dạng hình chữ nhật. Biện pháp này không những phòng chống thấm cao mà hiệu quả và tác dụng mang lại rất lớn không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh lương thực,

quan cho môi trường, điều phối nước tốt hơn. Để thực hiện một cách hiệu quả việc kiên cố hóa kênh mương cần phải quan tâm thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:

- Công tác quy hoạch thủy lợi

Phải đảm bảo tính ổn định về quy hoạch. Đây là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét kỹ để trả lời cho câu hỏi kênh này đã nên kiên cố hóa hay chưa. Nếu kênh chưa ổn định quy hoạch thì nhất thiết chưa nên. Ổn định về quy hoạch cần được xem xét về một số khía cạnh như căn cứ theo quy hoạch phát triển địa phương về cây trồng liên quan đến nhu cầu dùng nước, về quy hoạch khai thác nguồn nước, về phát triển dân sinh, kinh tế. Trong trường hợp nếu quy hoạch đã được rà soát tương đối kỹ lưỡng, cần xem xét vấn đề kiên cố hóa kênh mương nào trước, kênh nào sau trên cơ sở nguồn vốn, hiệu quả tổng hợp do kiên cố hóa kênh mương mang lại (kinh tế, kỹ thuật, quản lý).

- Chọn giải pháp công nghệ

Giải pháp kiên cố hóa kênh mương rất đa dạng, tuy nhiên việc chọn giải pháp nào phải căn cứ theo tình hình thực tế về khả năng thiết kế, thi công nhằm đạt được hiệu quả cao nhất như: công nghệ mới gia cố mái kênh bằng công nghệ NeoWeb, công nghệ kênh bằng kết cấu kênh bê tông đúc sẵn …

- Lựa chọn kết cấu

Thiết kế phải căn cứ vào đặc điểm, kỹ thuật thủy lợi, đặc điểm riêng biệt của từng vùng, kinh nghiệm của các địa phương khác đã kiên cố hóa kênh mương để lựa chọn kết cấu kên mương hợp lý, đạt hiệu quả sử dụng cao. Khảo sát kỹ và xác định các kênh cần được kiên cố và gia cố để phục vụ cho liên huyện, liên xã, thôn xóm. Xác định hình dạng mặt cắt kênh, căn cứ và so sánh các loại hình dạng có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

- Tìm nguồn vốn

Tranh thủ vốn đầu tư của Nhà nước, các thành phần kinh tế, các hiệp hội và đặc biệt là các dự án phi Chính phủ nước ngoài, dự án hỗ trợ phát triển, đồng thời huy động vốn đóng góp của cộng đồng.

- Lập kế hoạch

Cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết, ưu tiên công trình trọng điểm tiến hành trước. Như vậy, trước hết cần ưu tiên kiên cố hóa hệ thống kênh cấp I, cấp II trên địa bàn xã.

- Triển khai thực hiện

Cần thi công dứt điểm, làm kênh nào dứt điểm kênh đó, hoàn thành ngay. Trong quá trình thi công cần kiểm tra, giám sát chặt ch để đảm bảo chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình của công ty tnhh một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi hà nội (Trang 91 - 97)