thống công trình thủy lợi
Nhiệm vụ của Công ty là vận hành Hệ thống công trình thủy lợi Hà Nội, đảm bảo cấp nước tưới, tiêu cho 59.788,56 ha của 08 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội và một phần diện tích của huyện Mê Linh, tỉnh Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Do đặc thù địa bàn hoạt động rộng, khối lượng công việc lớn nên Công ty cần thường xuyên giám sát và đánh giá công tác quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời, phát hiện các cụm trạm làm thất thoát nước, hư hại công trình thủy lợi để có hình thức xử phạt đủ răn đe. Bên cạnh đó công tác giám sát, đánh giá còn giúp những nhà lập kế hoạch nhận rõ điểm tích cực cần phát huy và tồn tại cần xử trong công tác quản lý, khai thác từ đó giúp công tác lập kế hoạch sâu sát và mang lại hiệu quả trong giai đoạn kế tiếp.
Bên cạnh đó để giải quyết tận gốc vấn đề vi phạm CTTL cần tiến hành công tác khảo sát hiện trạng các đơn vị vi phạm phân ra loại hình và nguyên nhân vi phạm chủ yếu.
Phân tích môi trường
Xây dựng định hướng và nhiệm vụ cho năm tới
Lập kế hoạch chi tiết
Tổng hợp kế hoạch năm của Công ty
Xem xét, phê duyệt
chính để làm nhà ở, bãi để vật liệu, bãi đổ rác thải, vị trí nước xả thải công nghiệp... Trên cơ sở đó các ban ngành phối hợp với các đơn vị chủ quản, các địa phương đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp với nội dung như sau:
- Với nhóm nguyên nhân là do sự thiếu hiểu biết về pháp luật thì tập trung vào các hoạt động tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền hình, phát thanh, ở các thôn xóm về Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ CTTL, treo băng rôn khẩu hiệu, hình ảnh minh họa ... giúp người dân nâng cao nhận thức về pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL từ đó ý thức và tự tháo dỡ các công trình, vật kiến trúc, cây cối vi phạm.
- Với nhóm nguyên nhân là biết nhưng cố tình vi phạm nhằm phục vụ lợi ích của cá nhân thì cùng với việc tăng cường công tác tuyên truyền đơn vị còn tăng cường sự phối hợp với các địa phương có công trình vi phạm để tiến hành các bước vận động hộ gia đình, cá nhân có công trình tiến hành giải tỏa trả lại nguyên trạng. Đối với những trường hợp không tự nguyện chấp hành, cần phải kiên quyết triển khai các bước cưỡng chế, phối hợp với chính quyền địa phương để lập biên bản, đề nghị chính quyền giải tỏa, xử lý vi phạm phạt theo 99 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ CTTL; đê điều, phòng, chống lụt, bão.
- Với tốc độ đô thị hóa như hiện nay thì quy hoạch thủy lợi phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Các khu vực dân cư cần có hệ thống xử lý nước thải và tiêu thoát riêng, ưu tiên tiêu ra sông ngoài, tránh tiêu vào sông nội đồng ảnh hưởng đến năng lực tưới tiêu của hệ thống.
- Có sự phối hợp chặt ch giữa Công ty và chính quyền địa phương nơi quản lý các công trình đó bằng cách thường xuyên cử cán bộ đi kiểm tra và phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, tái vi phạm để có biện pháp giải tỏa.
- Ngoài việc tăng cường tuần tra phát hiện vi phạm, lập biên bản các trường hợp vi phạm. Đồng thời phải có hình thức khuyến khích cộng đồng tự giám sát lẫn nhau, huy động cộng đồng hưởng lợi tham gia một cách tích cực và đầy đủ vào công tác quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tạo lên sự bền vững và hiệu quả mà công trình đó
mang lại.