Khái niệm và sự cần thiết Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước

1.3.1.1 Khái nim

Kiểm soát chi (KSC) thường xuyên NSNN là quá trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN theo các chính sách, chế độ, định mức và tiêu chuẩn chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý trong từng thời kỳ. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc nhà nước (KBNN) là việc KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ của các chủ thểchi thường xuyên NSNN đối với các cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục, điều kiện để có thể thực hiện chi thường xuyên NSNN. Trong đó thể hiện rõ là sự tuân thủ nội dung chi trong dự toán được duyệt hàng năm, mức tiền chi luôn nằm trong khuôn khổ dự toán được duyệt, các định mức, tiêu chuẩn chi luôn đảm bảo đáp ứng quy định hiện hành của Nhà nước theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính. Chính vì vậy, xét về hình thức, kiểm soát chi thường xuyên NSNN sẽ lấy đối tượng là hồsơ chứng từ, dự toán, mục lục NSNN để thực hiện.

1.3.1.2. S cn thiết phi thc hin Kim soát chi thường xuyên Ngân sách nhà

nước ti Kho bạc nhà nước

- Do yêu cầu của công cuộc đổi mới: Đổi mới vềcơ chế quản lý tài chính nói chung và đổi mới cơ chế quản lý NSNN nói riêng đòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên NSNN phải được chi đúng, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay, khi khả năng ngân sách còn quá hạn hẹp mà nhu cầu chi phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng thì việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên NSNN là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước, các ngành, các cấp. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa trong việc thực hành, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, đồng thời cũng góp phần nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy được vai trò của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt là hệ thống Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát, thanh toán trực tiếp đến từng khoản chi thường xuyên NSNN cho các đối tượng sử dụng đúng chức năng, nhiệm vụđã được nhà nước giao.

- Do hạn chế từ chính bản thân cơ chế quản lý chi NSNN:Cơ chế quản lý chi thường xuyên NSNN đã được thường xuyên sửa đổi hoàn thiện, nhưng vẫn chỉ quy định những vấn đề chung nhất mang tính nguyên tắc, dẫn đến không thể bao quát hết tất cả các hiện tượng phát sinh trong quá trình thực hiện quản lý, kiểm soát chi

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thường xuyên NSNN. Mặt khác, cùng với sự phát triển không ngừng của các hoạt động kinh tế - xã hội, các nghiệp vụ chi thường xuyên NSNN cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.

Do vậy cơ chế quản lý kiểm soát chi thường xuyên NSNN không theo kịp với hoạt động chi NSNN. Từ đó, một số cơ quan, đơn vị, cá nhân lợi dụng khai thác những kẽ hở của cơ chế nhằm tham ô, trục lợi, công quỹ của Nhà nước. Từ thực tế đó đòi hỏi phải có các cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng kinh phí NSNN của các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN nhằm ngăn chặn tiêu cực, phát hiện những điểm chưa phù hợp trong cơ chế quản lý, từđó kiến nghị với các ngành, các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời để cơ chế quản lý và kiểm soát chi NSNN ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽhơn.

- Do ý thức của các đơn vị sử dụng NSNN: Các đơn vị sử dụng NSNN thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng hết số kinh phí đã được cấp, không quan tâm tới việc chấp hành đúng mục đích, đối tượng và dự toán được duyệt. Các đơn vị thường lập hồ sơ chứng từ thanh toán sai chếđộ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước quy định. Vì vậy cần thiết phải có một cơ quan chức năng có thẩm quyền để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN của các đơn vị sử dụng NSNN. Tại đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và lãng phí trong quá trình sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị, đảm bảo các khoản chi NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

- Do tính đặc thù của các khoản chi NSNN: Các đơn vị được Nhà nước cấp phát kinh phí sẽ không phải hoàn trả trực tiếp cho Nhà nước về số kinh phí đã sử dụng; cái mà họ phải hoàn trả cho Nhà nước chính là kết quả công việc đã được giao. Tuy nhiên, việc dùng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả công việc trong một số trường hợp sẽ gặp khó khăn và không toàn diện. Do vậy, cần thiết phải có một cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụđể thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi của NSNN đểđảm bảo cho việc chi trả của Nhà nước là phù hợp với nhiệm vụ được giao. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.3.2. Kho bạc nhà nƣớc: Trách nhiệm và quyền hạn trong việc kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc

Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủđiều kiện thanh toán theo quy định.

Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng, sốdư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN.

Kho bạc nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dung ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp sau đây:

+ Chi không đúng chếđộ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

+ Không đủcác điều kiện chi theo quy định.

Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về những hồsơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến Kho bạc nhà nước để kiểm soát.

Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính (bằng văn bản).

Cán bộ công chức Kho bạc nhà nước không tuân thủ thời gian quy định về kiểm soát chi quy định hoặc cố tình gây phiền hà đối với đơn vị sử dụng NSNN thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

1.3.3. Nội dung công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc

1.3.3.1 T chc b máy kim soát chi và xây dng kế hoch v Kim soát chi

Ngân sách nhà nước ti Kho bạc nhà nước

Kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống KBNN, khối lượng công việc kiểm soát chi thường xuyên NSNN chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Tổ chức công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN là một vấn đề cơ bản, có ý nghĩa quyết định sự thành công và tính hiệu quả hoạt động của Kho bạc Nhà nước. Mục tiêu của công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN hướng tới tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật các phương pháp kỹ thuật dùng để bày tỏ ý kiến đối với đối tượng kiểm soát chi.

- Về xây dựng kế hoạch kiểm soát chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc

Ngay từ đầu năm ngân sách dự toán chi thường xuyên sau khi được phân bổ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các đơn vị dự toán gửi đến KBNN để làm cơ sở cấp phát theo hình thức rút dự toán.

Các đơn vị sử dụng ngân sáchđược phân thành các đối tượng như sau: * Phân loại theo cấp ngân sách

Theo quy định của Luật NSNN, NSNN được phân ra: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong ngân sách địa phương có ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, phường, thị trấn.

* Phân loại tính chất nguồn kinh phí ngân sách

Theo quy định của chế độ kế toán và hoạt động nghiệp vụ KBNN có hai loại kinh phí: kinh phí thường xuyên không khoán (hay gọi là kinh phí không tự chủ) và kinh phí thường xuyên khoán (hay gọi là kinh phí tự chủ). Trong kinh phí khoán, kinh phí tự chủ phân ra làm ba loại: Kinh phí khoán theo Nghị định 130/2005/NĐ- CP; kinh phí khoán theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; kinh phí khoán một số đơn vị đặc thù.

1.3.3.2 Kim soát các khon chi theo d tóan Ngân sách nhà nước:

Bảo đảm các khoản chi phải có trong dựtoán NSNN được cấp có thẩm quyền giao, sốdư tài khoản dự toán của đơn vịcòn đủđể chi, trừ một số nội dung sau đây:

+ Vào đầu năm, dựtoán ngân sách và phương án phân bổngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan Tài chính và KBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụchi như: Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy, trừ khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa; Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương tình quốc gia; Chi bổsung cân đối cho ngân sách cấp dưới.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Chi từ nguồn tăng thu so với dựtoán được giao. + Chi từ nguồn dự phòng ngân sách.

+ Chi ứng trước dựtoán NSNN năm sau theo quyết định của cấp có thẩm quyển.

1.3.3.3 Kim soát, kim tra tính hp pháp, hp l ca các h sơ, chứng t theo

quy định đối vi tng khon chi.

Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp về con dấu và chữ ký của Thủ trưởng và Kế toán đơn vị sử dụng NSNN;

Kiểm tra, kiểm soát các điều kiện chi theo chế độ quy định, bao gồm:

+ Đã có trong dự toán chi NSNN hàng năm được cấp có thẩm quyền duyệt. + Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức.

+ Các khoản chi phải được Thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi. + Các khoản chi phải có đủ hồsơ, chứng từ hợp lệ.

Ngoài những nội dung trên, trong quá trình KSC thường xuyên NSNN qua KBNN cần thực hiện một số yêu cầu như: Trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc phải thực hiện đúng cácquy định về hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

1.3.3.4 Kim tra, kim soát các khon chi, bảo đảm đúng chếđộ, tiêu chuẩn, định

mức chi NSNN do cơ quan nhà nước có thm quyền quy định

+ Định mức tiêu chuẩn chỉ là giới hạn tối đa các mức chi tiêu cho một mục đích cụ thể của đơn vị sử dụng NSNN được cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành. Định mức, tiêu chuẩn là căn cứ quan trọng để lập dự toán chi NSNN hàng năm và là căn cứđể kiểm soát chi NSNN của KBNN.

+ Đối với những khoản chi chưa có định mức tiêu chuẩn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì KBNN căn cứ vào dựtoán được cơ quan cấp trên trực tiếp của đơn vị sử dụng NSNN phê duyệt làm căn cứđể kiểm soát.

1.3.3.5 Kim tra tn qu Ngân sách nhà nước ca cấp ngân sách tương ứng vi khon chi.

Tồn quỹ ngân sách phải đủ để cấp phát theo yêu cầu của đơn vị sử dụng NSNN (KBNN tỉnh, KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN cấp trung

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

ương khi chi ngân sách trung ương; KBNN huyện không phải kiểm tra tồn quỹ NSNN tỉnh khi chi ngân sách tỉnh).

1.3.4. Nguyên tắc kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc tại Kho bạc nhà nƣớc

Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản chi phải có trong dự toán NSNN được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủtrưởng đơn vị sử dung ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. Các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngày công lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Việc thanh toán các khoản chi NSNN tại KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, KBNN thực hiện thanh toán tại đơn vị sử dụng NSNN. Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tựquy định.

1.3.5. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc khoản chi thƣờng xuyên Ngân sách nhà nƣớc

1.3.5.1. Đối với các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương

Các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương trách nhiệm giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đảm bảo đúng đối tượng, đúng nội dung thẩm tra của cơ quan tài chính và đúng thời gian quy định. Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào TABMIS theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

1.3.5.2. Đối với cơ quan tài chính các cấp

- Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước. Trường hợp việc phân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao, không đúng chính sách, chế độ thì yêu cầu cơ quan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại;

- Đảm bảo tồn quỹ ngân sách nhà nước các cấp để đáp ứng các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn Luật. Trường hợp tồn quỹ ngân sách các cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chi, cơ quan tài chính được quyền yêu cầu (bằng văn bản) Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán một số khoản chi về mua sắm, sửa chữa theo từng nhiệm vụ cụ thể để đảm bảo cân đối quỹ ngân sách nhà nước, nhưng không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính được giao của đơn vị;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, không đúng chế độ quy định hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo, thì có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán.

- Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (gọi tắt là TABMIS) theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS.

- Đối với những khoản chi do cơ quan tài chính quyết định chi bằng hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)