Nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ KBNN và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 100)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ KBNN và chất lượng

lƣợng kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách

Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn và phẩm chất cán bộ KBNN là nhân tố quan trọng nhất nhằm tìm kiếm, sử dụng và phát huy cao năng lực, phẩm chất có trong mỗi cán bộ. Cán bộ làm công tác kiểm soát chi là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả kiểm soát chi. Để làm tốt công tác kiểm soát chi thường xuyên đòi hỏi chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chi ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng, có khảnăng làm chủ được công nghệ cao trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sử dụng thành thạo công nghệthông tin trong lĩnh vực kiểm soát chi. Có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh nghề nghiệp và văn minh, văn hóa nghề Kho bạc.

KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế cần thường xuyên hướng dẫn, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN như: cho cán bộđi học nâng cao chương trình tin học cơ sở và tiếng anh chuyên ngành, đối với hệ thống chương trình TABMIS thì phải học tập nghiên cứu chuyên sâu về nó. Chú trọng mở các lớp tập huấn ngắn hạn để bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức chuyên môn, cập nhật kiến thức mới, phổ biến kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả tốt trong công tác kiểm

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

soát chi thường xuyên ở những địa phương khác… về nội dung đào tạo, song song với việc trang bị kiến thức chuyên môn, cần phải trang bị cho cán bộ các kiển thức bổ trợ cho hoạt động kiểm soát chi như: kiến thức về pháp luật (Luật đấu thầu, hợp đồng kinh tế…) kiến thức ngoại ngữ, kiến thức về kinh tế, xã hội. Đặc biệt, phải bồi dưỡng cho cán bộ KSC kiến thức vềvăn hóa, văn minh công sở, nâng cao kỹnăng giao tiếp, ứng xử với khách hàng, làm cho cán bộ kiểm soát chi ý thức được trách nhiệm phục vụ khách hàng của một công chức nhà nước từđó sẽcó thái độ lịch sự, hòa nhã, tôn trọng khách hàng giao dịch tại kho bạc.

Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ để có thể kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng kinh phí của các đơn vị kịp thời, đúng chếđộ, đúng nội dung tính chất kinh tế. Đảm bảo luân chuyển cán bộtheo định kỳ 6 tháng một lần.

Ngoài ra cần hoàn thiện chếđộ kế toán nội bộ KBNN, một công cụ quan trọng của KB trong việc kiểm soát, cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN, bố trí phân công người và việc phù hợp với năng lực cán bộ, đảm bảo luân chuyển và kiểm soát chứng từ thuận lợi và có hiệu quả.

Bên cạnh đó, các hồ sơ bị KBNN từ chối thanh toán thường là do phía đơn vị chỉ sai, hạch toán sai. Do đó, cần nâng cao trình độ của kế toán các đơn vị nắm vững nghiệp vụ chuyên môn của mình, tuân thủ theo đúng quy định, quy chế đã ban hành để tránh tình trạng trả lại hồ sơ, tạo điều kiện cho Kho bạc kiểm soát dễ dàng, nhanh chóng được thanh toán các khoản chi, tiết kiệm thời gian, công việc và tiền bạc.

Bên cạnh đó cần phải thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN theo nghị định số192/2013/NĐ-CP ban hành ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí dự trữ quốc gia; KBNN và Nghị định số 58/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16/06/2015 sửa đổi bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh số192/2013/NĐ-CP.

Thực hiện khen thưởng kịp thời sẽ có tác dụng động viên cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kích thích phong trào thi đua trong đơn vị. Bên cạnh khen thưởng cần thực hiện các biện pháp xử phạt nghiêm minh, đúng người,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

đúng tội đối với những cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về kiểm soát chi gây thất thoát tiền và tài sản nhà nước, những cán bộ lợi dụng chức trách để vụ lợi, nhũng nhiễu khách hàng. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy KSC những cán bộ thoái hóa, biến chất không đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.

3.2.7. Tăng cƣờng phối hợp giữa các đơn vị sử dụng NSNN với KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành Tài chính, KBNN với các ban ngành, các đơn vị sử dụng NSNN. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn để các đơn vị sử dụng NSNN nắm bắt các quy định về NSNN, về vai trò trách nhiệm trong việc kiểm soát các khoản chi NSNN, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, KBNN thường xuyên kiểm tra lại các thông tin tiếp nhận, kịp thời phát hiện những sai sót hợp lý và phân phối kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp điều chỉnh đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản chi NSNN của đơn vị thụhưởng.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Hoàn thiện công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN nói chung và KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế nói riêng là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích NSNN. Đồng thời làm lành mạnh nền tài chính, nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong việc sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nói chung và NSNN nói riêng, đáp ứng được nhu cầu trong quá trình đổi mới chính sách tài chính của nước ta khi hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Qua khảo sát thực tế, thống kê, tổng hợp và phân tích, đềtài đã đánh giá được thực trạng công tác KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước Phú Vang, Thừa Thiên Huế thời gian qua đó chính là sự thay đổi về phương diện pháp lý; trình độ, năng lực của cán bộ công chức và cuối cùng là việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Từđó chỉ rõ những kết quảđạt được cũng như những hạn chế, bất cập của công tác KSC thường xuyên NSNN qua KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây. Đồng thời đưa ra các nhóm giải pháp, bao gồm cơ chế và quy trình có tính chất đổi mới cả vềphương thức và cách làm trong việc KSC thường xuyên NSNN tại KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế; đề xuất các điều kiện cần thiết chủ yếu có liên quan đến các cấp, các ngành và cho chính bản thân hệ thống KBNN để thực hiện có hiệu quảcơ chếKSC thường xuyên NSNN qua hệ thống KBNN thời kỳ tiếp theo.

Cơ chế KSC thường xuyên NSNN qua KBNN là vấn đề phức tạp, liên quan đến tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị có sử dụng NSNN, đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Các giải pháp phải có tính hệ thống và xuyên suốt, cần phải có sự sửa đổi, bổ sung từ các văn bản luật đến các văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành và địa phương. Để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế cần

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thực hiện đồng bộ các giải pháp đề xuất, mà trọng tâm là các giải pháp hoàn thiện quy trình giao dịch một cửa trong công tác kiểm soát chi.

Công tác KSC chi thường xuyên NSNN rất phức tạp, phong phú và đa dạng nên tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy, cô, các đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu này. Tác giả hy vọng bản luận văn này sẽ là cơ sở tham khảo để KBNN tiếp tục hoàn thiện cơ chế KSC thường xuyên NSNN trong thời gian tới.

2. Kiến nghị

Xu hướng về quản lý tài chính đối với đơn vị sử dụng NSNN đang thay đổi, chủ yếu sẽ thực hiện cơ chếNhà nước giao ngân sách đểcác đơn vị sử dụng NSNN tăng cường phân cấp, thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn. Cùng với đó thì rõ ràng các thủ tục về KSC tại KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huế đối với loại hình kinh phí thường xuyên của đơn vị từ nguồn NSNN đảm bảo phải có những thay đổi phù hợp, nhằm tạo điều kiện tự chủ cho đơn vị và hiệu quả sử dụng NSNN. Tác giảxin đưa ra một số kiến nghị vềcông tác KSC thường xuyên tại KBNN Phú Vang, Thừa Thiên Huếnhư sau:

2.1. Đối với nhà nƣớc

Cần cải cách mạnh mẽ về thể chế chính sách theo nền kinh tế thị trường thông qua hệ thống các văn bản có tính pháp lý cao theo sự đổi mới Luật NSNN,... Vì vậy, cần có chỉ đạo điều hành của Chính phủ để xây dựng khuôn khổpháp lý cũng như tổ chức thực hiện.

- Ban hành các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN qua KBNN, đảm bảo chi NSNN ngày một hợp lý và hiệu quả hơn.

- Có văn bản quy định cụ thểđối với loại hình đơn vị vừa đồng thời thực hiện các dự án, nhiệm vụ Nhà nước giao, vừa thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ, để tách bạch rõ về quỹ tiền lương, chi phí quản lý, các khoản chi phí chung... tránh việc ký các hợp đồng thuê khoán chuyên môn, trả tiền công theo các hợp đồng vụ việc và lẫn lộn trong việc thanh toán giữa các nguồn kinh phí khác nhau, đểKBNN có cơ sở kiểm soát.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên, định mức phân bổngân sách đểđảm bảo đặc thù của vùng miền, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, chống xa rời thực tiễn, đảm bảo thực hiện, dễ kiểm tra, kiểm soát. Ban hành hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN phù hợp với tình hình hiện tại và đồng bộcùng các cơ chế có liên quan khác. Để xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi thường xuyên NSNN là công việc khó khăn và phức tạp. Cho đến nay, hệ thống tiêu chuẩn định mức chi thường xuyên NSNN cho từng công việc, từng đối tượng vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và thống nhất. Hiện tại, cần sớm quy định và thống nhất các chếđộ, tiêu chuẩn, định mức của những lĩnh vực phổ biến, như mua sắm, sửa chữa, chi phí hội nghị, liên hoan, tổng kết, đại hội,.... Đối với những khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức nên áp dụng phương pháp quản lý theo kết quảđầu ra.

2.2. Đối với Bộ Tài chính

- Trong quy trình giao dự toán chi thường xuyên hàng năm: Bộ Tài chinh nên hướng dẫn việc giao dự toán kinh phí tự chủcho các đơn vị 1 lần vào đầu năm, hạn chế bổsung điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm đặc biệt là vào thời gian cuối năm.

- Ban hành văn bản hướng dẫn KSC thường xuyên NSNN qua KBNN. Thống nhất xây dựng nội dung hướng dẫn thủ tục KSC thường xuyên NSNN qua KBNN về một văn bản quy định chung, trong đó chia ra các phần hướng dẫn riêng: KSC kinh phí tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, KSC kinh phí tự chủ của đơn vị hành chính nhà nước, KSC kinh phí không tự chủ… Để tránh tình trạng như hiện nay rất nhiều văn bản hướng dẫn, nội dung cũng gần giống nhau nhưng khi bổ sung, sửa đổi lại không đồng bộ, khó khăn trong quá trình thực hiện. Trong đó cần lưu ý một số nội dung cụ thể về KSC kinh phí thường xuyên tự chủđối với đơn vị sử dụng NSNN như sau:

+ Để đơn vị được nhà nước giao quyền tự chủ về tài chính thực sự được tự chủ thì các văn bản quy định về KSC qua KBNN cần rõ ràng; phân biệt rõ thủ tục đơn vị cần mang đến KBNN để KSC giữa nguồn kinh phí tự chủ và kinh phí không được giao tự chủ, tránh các quy định chung chung và áp dụng gần giống nhau như hiện nay, phát sinh những khó khăn, thậm chí tiêu cực trong quá trình thực hiện.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

+ Có văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sử dụng ngân sách, có quy chế kiểm soát đối với các nội dung, định mức đã xây dựng, các định mức còn thiếu để quy chế chi tiêu nội bộ đã được xây dựng thực sựlà cơ sởđể đơn vị chấp hành và KBNN KSC trong quá trình thực hiện dự toán NSNN giao hàng năm. Đối với các khoản chi thường xuyên mà chưa quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ sẽkhông được thanh toán qua KBNN.

+ Có cơ chế theo dõi đánh giá hiệu quả chi NSNN đối với phần kinh phí thường xuyên giao cho đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời xác định trách nhiệm cá nhân của chủ tài khoản, kếtoán trưởng đơn vịđơn vị, của KBNN trong quá trình thực hiện chi tiêu NSNN.

2.3. Đối với Kho bạc Nhà Nƣớc

Việc thực hiện KSC tại KBNN trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi, khi cơ chế cũ đã phát sinh rất nhiều bất cập, lạc hậu; các cơ chế mới đang trong giai đoạn nghiên cứu để bổ sung, đổi mới; nhiều văn bản cơ chế có liên quan đã thay đổi. Quá trình thực hiện công tác KSC từ nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN giao cho đơn vị dự toán tại các KBNN địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng, phải vận dụng các văn bản có liên quan, nên KBNN cần tham mưu trình BộTài chính có hướng dẫn về một số nội dung đã lạc hậu trong các văn bản hiện tại để áp dụng KSC kinh phí thường xuyên cho các đơn vị; trong đó hướng dẫn thống nhất về thủ tục hồ sơ, thanh toán đối với kinh phí tự chủ để các đơn vị có cơ sở thực hiện, tránh những hướng dẫn chung chung như: kèm theo hồ sơ chứng từ khác, dễ phát sinh thêm nhiều thủ tục không cần thiết.

Ngoài ra KBNN cần có hướng dẫn thực hiện cho các KBNN địa phương trong các tình huống nghiệp vụ cụ thể, kịp thời giải đáp các vướng mắc liên quan trong quá trình thực hiện. Trong đó các nội dung cần phải lưu ý đó là:

- Hướng dẫn thống nhất hồsơ KSC gửi KBNN đối với đơn vị, trách nhiệm lập Bảng kê chứng từ thanh toán trong các trường hợp cụ thể, đơn vị chịu trách nhiệm kiểm soát chứng từ khi lập bảng kê gửi KBNN đề nghị thanh toán, để tạo chủđộng cho đơn vị, tự chịu trách nhiệm trong quá trình chấp hành dựtoán được giao. Tránh

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

yêu cầu nhiều thủ tục, hình thức nhưng lại không đạt được hiệu quả trong việc thực hiện KSC của KBNN.

- Đề nghị KBNN hoàn thiện hệ thống kế toán ngân sách từ cơ quan quản lý ngân sách, cơ quan quản lý quỹngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách. Quan tâm đặc biệt đến công tác kế toán NSNN xứng tầm với vị trí, vai trò của nó trong phục vụ quản lý ngân sách, kiểm toán ngân sách cũng như quyết toán ngân sách. Để hoàn thiện hệ thống kế toán cần phải nghiên cứu thiết kế phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu của công tác báo cáo và thiết kếtheo hướng thống nhất giữa kế toán quỹ ngân sách, kế toán ở các cấp ngân sách, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách. Phương án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ nước tại KHO bạc NHÀ nước PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ min (Trang 100)