Các phƣơng thức thanh tra,giám sát ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, GIÁM sát HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân của NGÂN HÀNG NHÀ nước CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 26 - 28)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.6. Các phƣơng thức thanh tra,giám sát ngân hàng

1.3.6.1. iám sát từ xa

a. Khái niệm

Giám sát từ xa là việc tổ chức phân tích, đánh giá tình hình của TCTD trên cơ sở bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu thống kê định kỳ do TCTD gửi đến TTGSNH

theo quy định, từđó có thể cảnh báo sớm cho các TCTD những hiện tƣợng bất thƣờng, những vấn đề cần thiết hoặckiến nghị biện pháp khắc phục kịp thời.

+ Mục tiêu của GSTX: là đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của TCTD, cảnh báo sớm, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Hoạt động GSTX là hoạt động định hƣớng cho hoạt động TTTC.

+ Phương thức GSTX cần một số điều kiện như:khuôn khổ luật pháp, quy chế an toàn, hạ tầng công nghệ, nhân lực, hệ thống kiểm toán, chế độ hạch toán, kỷ luật

thông tin báo cáo.

+ Đặc điểm chung của phương thức GSTX: (i) Việc giám sát do cơ quan TTGS

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

thực hiện tập trung; (ii) Dựa vào nguồn thông tin trên cơ sở báo cáo của TCTD, từ số liệu lịch sử và các nguồn thông tin khác; (iii) Việc giám sát thực hiện liên tục theo định kỳ; (iv) Các tiêu chuẩn xếp loại TCTD dựa trên tiêu chuẩn quy định (phƣơng pháp: CAMELS, FIRST, COLOMBO…)

+ Hạn chế của phương thức GSTX: (i) Không kiểm chứng đƣợc tính đầy đủ và trung thực của thông tin; (ii) Cần có thông tin bổ sung từ bên ngoài không nhất thiết phải thể hiện qua báo cáo nhƣ trao đổi trực tiếp với TCTD hay qua công ty kiểm toán, thông tin tín dụng…

b. Các phương pháp giám sát

+ Phương pháp giám sát tuân thủ: Đây là phƣơng pháp mà NHTW thông qua các báo cáo để kiểm tra và theo dõi việc tuân thủ của TCTD trong việc chấp hành đối với các quy định trong hoạt động ngân hàng do NHTW ban hành [20]

+ Phương pháp giám sát CAMELS

Đƣợc xây dựng dựa trên việc giám sát đối với từng hoạt động chủ yếu của

TCTD bao gồm các tiêu chí [Phụ lục số 02]: Vốn của ngân hàng (Capital); Chất lƣợng tài sản Có (Aset quality); Khả năng quản lý (Management ability); Khả năng sinh lời (Earnings); Khả năng thanh toán (Liquidity); Độ nhạy cảm với các rủi ro thị trƣờng

(Sentitivity).

Trên cơ sở giám sát từng hoạt động của TCTD, NHNN có thể đƣa ra những nhận xét, đánh giá xếp hạng cho từng hoạt động và từ đó đƣa ra những kết luận chung cho hoạt động tổng thể của TCTD [20]

1.3.6.2. Thanh tra tại chỗ

a. Khái niệm

Thanh tra tại chỗ là việc tiến hành thanh tra trực tiếp tại đối tƣợng thanh tra, trên cơ sở xem xét, kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, chứng từ gốc liên quan đến nội dung cần thanh tra do đối tƣợng thanh tra ghi chép và từ các nguồn thông tin khác nhằm xác định tính trung thực của vấn đề, từ đó đánh giá về từng mặt hoặc toàn bộ hoạt động của TCTD tại thời điểm thanh tra.

- Mục tiêu của TTTC: (i) Đánh giá mức độ tin cậy của những thông tin, tài liệu kế toán, tài chính mà TCTD cung cấp cho TTGS; (ii) Đánh giá tình hình chấp hành chính sách, pháp luật, các quy trình, chế độ của NHNN, phát hiện những vi phạm, sai sót và kiến nghị những biện pháp chấn chỉnh, xử lý; (iii) Đánh giá, đo lƣờng mức độ

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

rủi ro và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD; (iv) Phát hiện những quy trình, quy định chƣa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

- Đặc điểm của TTTC:(i) Thực hiện tại trụ sở TCTD; (ii) Tiếp cận trực tiếp với hồ sơ, tài liệu và ngƣời liên quan; (iii)Thực hiện theo quy trình sẵn có.

- Hạn chế của phương thức TTTC: (i) Bị giới hạn về thời gian và chủ yếu kiểm tra, đánh giá xu hƣớng rủi ro tại thời điểm nhất định; (ii) Việc phân tích thông tin theo

mục tiêu, phạm vi của cuộc thanh tra quyết định.

b. Phương pháp thanh tra

- Phương pháp thanh tra tuân thủ: Là phƣơng pháp thanh tra chủ yếu tập trung vào việc phát hiện, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật, việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng và các quy định khác có liên quan của đối tƣợng thanh tra.

Đặc điểm thanh tra tuân thủ là kiểm tra các thông tin, các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ của TCTD. Chỉ đánh giá, kết luận trong phạm vi nội dung, đối tƣợng, hành vi đƣợc thanh tra trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu cụ thể; không đánh giá chung cho cả tổng thể hệ thống.

- Thanh tra trên cơ sở đánh giá rủi ro: là phƣơng pháp thanh tra trong đó tập trung vào việc đánh giá TCTD trên các mặt: (i) Mức độ và xu hƣớng của rủi ro; (ii) Hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro; (iii) Khả năng tài chính của TCTD để chống đỡ các rủi ro có thể xảy ra. Đặc điểm: Cho phép định hƣớng thanh tra vào những lĩnh vực, những TCTD có mức độ rủi ro cao và những bộ phận chức năng có quy trình quản lý rủi ro không tốt. Dựa rất nhiều vào báo cáo kiểm toán, kiểm toán nội bộ của TCTD.

Kết hợp cả đánh giá khách quan và chủ quan của thanh tra viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOÀN THIỆN CÔNG tác THANH TRA, GIÁM sát HOẠT ĐỘNG QUỸ tín DỤNG NHÂN dân của NGÂN HÀNG NHÀ nước CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)