7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giải pháp 2
3.2.2.1.Giải pháp về phát triển nguồn lực 3.2.2.2.Nội dung của giải pháp
- Giải pháp về đất đai
Một trong những hạn chế trong phát triển kinh tế trang trại ở Huyện Diên Khánh là đất canh tác nhỏ lẻ, manh mún, xen kẽ không tập trung. Do vậy Huyện cần có chủ trương đối với hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp sống tại địa phương có nhu cầu mở rộng diện tích đất để sản xuất được ủy ban nhân dân các xã xem ưu tiên cho thuê đất để phát triển kinh tế trang trại.
Khuyến khích các hộ nông dân ,cá nhân ,tổ chức cho thuê, chuyển nhượng ruộng đất nhằm tập trung đất đai cho các trang trại có khả năng, tạo điều kiện tốt nhất để canh tác liền vùng liền khoảnh.Tuy nhiên quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần có sự quản lý nhà nhà nước nhất là cấp xã tránh tình trạng đầu cơ gay sự bất ổn về giá cả đất, dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp,tập trung các xã có điều kiện phát triển trang trại như:Diên Thọ,Diên Sơn,Diên Đồng,Diên Xuân,Suối Tiên….
- Giải pháp về vốn
Hiện nay vốn tự có của các trang trại vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Vì vậy, bản thân các chủ trang trại cần có những định hướng riêng để giải quyết vấn đề về vốn của mình theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài” bằng cách trồng thêm những cây ngắn ngày, hoặc chăn nuôi gia súc gia cầm, từ đó tích lũy vốn đầu tư mở rộng sản xuất. Chủ trang trại có thể hợp tác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như: thủy lợi, giao thông nội đồng, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản.... để giảm bớt căng thẳng về vốn.
- Giải pháp về nhân lực
Có thể nói nhân tố con người là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trình độ quản lý của các chủ trang trại trên địa bàn còn khá thấp vì họ chủ yếu xuất thân từ nông dân. Có đến 90% chủ trang trại có trình độ văn hóa từ THPT trở xuống, chỉ có 10% chủ trang trại có trình độ đào tạo là trung cấp. Điều này gây khó khăn cho chủ trang trại trong việc điều hành sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
Chất lượng lao động của trang trại cũng không cao, chủ yếu là lao động phổ thông. Hầu hết các trang trại chưa có lao động kỹ thuật để giám sát, đề xuất áp dụng để xử lý các vấn đề kỹ thuật.
3.2.2.3.Đóng góp của giải pháp
Khuyến khích các chủ trang trại khai thác, sử dụng đất hoang, đất trống , đồi núi trọc, mặt nước để phát triển trang trại tránh tình trạng gay lãng phí đất đai.
Hiện nay đối với diện tích trồng lúa việc dồn điền đổi thửa được thực hiện khá hiệu quả, tuy nhiên với bà con nông dân loại hình đất trang trại thì còn mới mẻ nhưng nếu đưa vào chủ trương hoàn toàn có thể vận động được người dân.
Các trang trại tiếp cận được nguồn vốn được thuận lợi hơn đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất của các trang trại. Để phát triển kinh tế trang trại theo hướng chất lượng cao. khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại hoạt động và phát triển đúng thực chất và đúng định hướng,đa dạng hóa sản phẩm.
Chủ trang trại cần thiết phải tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng về những kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất, về cách tiếp cận với kinh tế thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật- công nghệ mới. Chủ trang trại cần có sự tham quan học hỏi các trang trại hoạt động hiệu quả trong nước để tích lũy thêm kinh nghiệm thực tiễn. Đồng thời đối với những người lao động trong các trang trại cũng phải được huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo họ trở thành những lao động có kỹ thuật, có tay nghề vững vàng.
3.2.2.4.Điều kiện thực hiên giải pháp
Huyện cần quan tâm thực hiện đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những hộ gia đình phát triển trang trại cùng và có qui hoạch phát triển KTTT từng vùng ,địa phương phù hợp với qui hoạch chu kỳ sử Dụng Đất từng giai đoạn tại một số xã như :Diên Thọ,Diên Sơn,Diên Đồng,Diên Xuân,Suối Tiên
Trong kế hoạch phát triển KTTT hàng năm, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Diên Khánh, phòng kinh tế Huyện Diên Khánh và các ngành liên quan triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để các trang trại được hưởng chính sách vay vốn tín chấp theo thông tư 44/TT-BTC của Bộ Tài chính và tiếp cận các khoản vay vốn ưu đãi của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Xâyi dựngimôihìnhiquani hệitayibaigiữaichủitrangi trại,icôngi tyichếi biến-ithươngi
mạii vài ngâni hàngi nôngi nghiệp.i Đâyi lài hìnhi thứci cungi cấpi giống,i phâni bóni phụci vụi
sảnixuấtigắni vớiichoi vayivốni sảnixuấtidựaitrênicơi sởixáci lậpi mốiiquanihệikinhi tếigiữai
bai đốii táci cói tínhi chấti phápi lý.i Mốiiquani hệi đói là:i Quani hệi giữaiCôngi tyi vài trangitrạii
lài quani hệi cungi ứngi giống,i vậti tưi vài tiêui thụi sảni phẩmi choi trangi trại.i Quani hệi giữai
Ngâni hàngi nôngi nghiệpi vài trangi trạii lài quani hệi tíni dụng,i Ngâni hàngi kýi khếi ướci choi
trangi trạii vayi vốni sảni xuấti vài khii hếti hạni vayi cáci trangi trạii cói nghĩai vụi trải nợi choi
Ngâni hàngi theoi khếi ướci đãi ký.i Quani hệi giữai Ngâni hàngi vài Côngi tyi lài mốii quani hệi
thanhi toáni choi Côngi tyi giái trịi vậti tư,i giốngi theoi hóai đơni giaoi hàngi khii cungi cấpi choi
trangitrạii vớiigiáiphùihợp.
Nhà nước cần sớm đổi mới những chính sách ưu tiên về vốn, ưu đãi về thuế thích hợp với từng vùng, từng địa phương, từng ngành nghề trong từng thời kì nhất định để Cần có sự hỗ trợ nguồn vốn ngân sách cho phát triển KTTT.
Cần đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh và chuyên môn kỹ thuật cho các chủ trang trại và lao động trong trang trại. Bên cạnh đó, Phòng kinh tế huyện cần chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân huyện tiến hành rà soát, đánh giá nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng chủ trang trại, trên cơ sở đó hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại. Hình thức đào tạo phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực quản lý trang trại và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp theo từng loại hình và định hướng kinh doanh của trang trại. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các chủ trang trại.