Thực trạng các yếu tố nguồn lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025 (Trang 40 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng các yếu tố nguồn lực

-Về đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp nói chung và cho các trang trại nói riêng. Sự hình thành của các trang trại gắn liền với việc tập trung tích tụ ruộng đất. Quy mô đất đai là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất của các trang trại.

Bảng 2.2: Quy mô diện tích của các loại hình trang trại năm 2020 Mô hình Dưới 5 ha Từ 5-10 ha Từ 10-20 ha Trên 20 ha Tổng số TT trồng trọt - - 3 3 TT chăn nuôi 27 3 2 3 35 Cộng 27 3 2 6 38 Cơ cấu 71 7,9 5,3 15,8 100

[Nguồn: Phòng kinh tế huyện Diên Khánh]

Năm 2020, xét về quy mô diện tích cho từng loại hình kinh tế trang trại, thông qua bảng 2.6, trang trại có quy mô diện tích dưới 5 ha là 27 trang trại, chiếm 71 % tổng số trang trại, toàn bộ là các loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi. Trang trại có quy mô diện tích từ 5 đến 10 ha, có 3 trang trại và chiếm 7,9 % tổng số trang trại, cũng chỉ là các trang trại chăn nuôi. Quy mô trên 20 ha có 6 trang trại trong đó loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi và loại trồng trọt mỗi loại số lượng là 3.

Bảng 2.3: Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại huyện Diên Khánh năm 2019

(ĐVT: ha)

Các loại đất Tổng số TT trồng trọt TT chăn nuôi

Đất sản xuất nông nghiệp 117,5 76 41,5

-Đất trồng cây hàng năm 38 38 -

-Đất trồng cây lâu năm 79,5 38 41,5

Đất lâm nghiệp 52 15 37

Đất khác 8,5 0,5 8

Tổng cộng 179 92,5 86,5

Bình quân ha/ trang trại 4,7 30,8 2,5

Thông qua bảng 2.3, tổng diện tích đất sử dụng sản xuất trang trại ở huyện năm 2020 là 179 ha. Diện tích đất bình quân 4,7 ha/trang trại. Trong đó, diện tích đất của trang trại chăn nuôi là 86,5 ha, chiếm 48,32 % tổng diện tích đất trang trại và bình quân 2,5 ha/trang trại. Diện tích đất của trang trại trồng trọt là 92,5 ha, chiếm 51,68 % tổng diện tích đất trang trại và bình quân 30,8 ha/trang trại. Trang trại trồng trọt hiện chỉ có 3 trang trại đạt chuẩn được cấp giấy phép KTTT trên địa bàn huyện Diên Khánh.

- Nguồn lao động

Lao động là nhân tố quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại, ngoài lao động gia đình thì các trang trại cần sử dụng thêm lao động thuê bên ngoài. Quy mô của lao động cũng phản ánh quy mô sản xuất của trang trại.

Lao động của trang trại

Lao động là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất, trong mô hình trang trại lao động là yếu tố có ảnh hưởng đến năng suất của trang trại. Lao động của trang trại thường được chia làm hai thành phần chính là lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Trong đó lao động thường xuyên bao gồm lao động của gia đình chủ trang trại và lao động thuê ngoài. Theo thống kê của huyện Diên Khánh về lao động thường xuyên của trang trại trên địa bàn huyện qua bảng 2.4. có đến 20,4 % số lao động làm việc cho các trang trại trồng trọt, 79,6 % làm trong lĩnh vực chăn nuôi. Chỉ có 32,3 % số lao động thuộc về gia đình của chủ trang trại, còn lại là thuê mướn bên ngoài.

Bảng 2.4. Tình hình sử dụng lao động của các loại hình trang trại huyện Diên Khánh, năm 2019

Các chỉ tiêu ĐVT Tổng TT trồng trọt TT chăn nuôi

- Lao động gia đình Người 134 79 55

- Lao động thuê ngoài Người 281 117 164

+ Lao động thường xuyên Người 206 42 164

+ Lao động thời vụ Người 75 75 -

Tổng Người 415 196 219

-Thực trạng sử dụng vốn của trang trại

Quy mô vốn của trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp với quy mô lớn hơn kinh tế hộ. Muốn mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn đầu tư theo chiều sâu để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, cũng như tăng năng suất lao động đòi hỏi cần phải có sự đầu tư tương đối lớn về vốn để xây dựng cơ sở và mua sắm tài sản cố định sử dụng trong quá trình tổ chức sản xuất với thời gian tương đối dài. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là một trở ngại lớn cho trang trại trong việc khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động, đất đai… phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện thị trường. Thực trạng quy mô vốn đầu tư cho sản xuất của trang trại ở Huyện Diên Khánh năm 2020 thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.5. Quy mô vốn đầu tư sản xuất của các trang trại tại huyện Diên Khánh, năm 2020

Loại hình trang trại

Số trang trại

Quy mô vốn của 1 trang trại (triệu đ) < 300 300–500 500–800 > 800

1. Trang trại chăn nuôi 35 2 8 14 11 2. Trang trại trồng trọt 3 - - 1 2 Tổng cộng 38 2 8 15 13

[Nguồn: Phòng kinh tế huyện Diên Khánh]

Qua bảng 2.5 cho thấy, trong năm 2020 các trang trại trên địa bàn huyện chủ yếu có vốn đầu tư từ 500 triệu đồng trở lên, chiếm 73,68 % ( 28/38 trang trại ) tổng số trang trại. Đối với các trang trại chăn nuôi cũng cần có lượng vốn lớn nhưng các trang trại này có ưu thế là khả năng xoay vòng vốn nhanh vì chu kỳ chăn nuôi của các trang trại khoảng 3 đến 4 tháng một vòng.

2.2.2.2.Tồn tại và nguyên nhân

Đất huy động vào sử dụng sản xuất bình quân ở các loại hình trang trại khác nhau. Ngoài trang trại chăn nuôi có mức độ đầu tư cao, còn trang trại đất sử

dụng sản xuất của trang trại chủ yếu là đất chưa được nhà nước cấp giấy chứng lâu dài nên chủ trang trại chưa thật sự mạnh dạn đầu tư thâm canh sản xuất.

Quy mô sử dụng đất vào từng loại hình kinh tế trang trại phụ thuộc vào đối tượng sản xuất cần đất nhiều hay ít. Vì vậy, địa phương cần rà soát, quy hoạch vùng sản xuất gắn với đối tượng sản xuất cho phù hợp.Công tác giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại còn chậm,chưa được đề cao , nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ làm hạn chế đầu tư của các chủ trang trại.

- Quỹ đất dành cho trang trại chủ yếu là đất khai hoang, bán sơn địa. Hầu hết các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, gây không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế trang trại. Mặt khác, các trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình; một số trang trại có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động chỉ được thực hiện theo hình thức thoả thuận giữa hai bên, chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết việc làm.

- Hầu hết các trang trại đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất chưa có chính sách riêng về các nguồn vốn vay. Sự tham gia của các thành phần kinh tế khác, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)