Thực trạng phát triển về số lượng trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025 (Trang 38 - 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng trang trại

2.2.1.1. Mặt tích cực

- Sự phát triển của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh thời gian qua đã chứng minh được đây là mô hình kinh tế có hiệu quả về mặt kinh tế. Hiệu quả kinh tế từ các trang trại đã góp phần làm chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người nông dân không ngừng được cải thiện, thúc đẩy

nhanh chóng sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nói chung và Huyện Diên Khánh nói riêng.

- Sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng kinh doanh tổng hợp là một hướng đi phù hợp và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với các chủ trang trại trên địa bàn huyện Diên Khánh. Phát triển kinh tế trang trại theo hướng kinh doanh tổng hợp không chỉ giúp chủ trang trại tận dụng các nguồn lực dư thừa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần làm tăng hiệu quả về môi trường vì giảm được lượng chất thải ra môi trường xung quanh.

Năm 2015, toàn huyện có 139 trang trại, trong đó có 25 trang trại đạt tiêu chuẩn quy định. Đến cuối năm 2016 toàn huyện có 155 trang trại trong có 35 trang trại đạt tiêu chuẩn. Số trang trại đủ tiêu chuẩn cuối năm 2020 của toàn Huyện là 38. Giá trị thu nhập từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại liên tục tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được ổn định và phát triển, nhiều hộ nông dân đã xóa nghèo và vươn lên làm giàu. Nhìn chung các trang trại được cấp giấy chứng nhận đạt các tiêu chí theo quy định là những trang trại hoạt động hiệu quả, chủ trang trại có sự yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất, đồng thời được phép vay vốn từ ngân hàng để đầu tư phát triển trang trại.

Bảng 2.1: Số lượng, cơ cấu của từng loại hình trang trại trong giai đoạn 2017-2019 Loại hình trang trại 2017 2018 2019 Tốc độ tăng BQ / năm (%) Số lượng (TT) Cơ cấu (%) Số lượng (TT) Cơ cấu (%) Số lượng (TT) Cơ cấu (%) TT trồng trọt 8 25 8 23,5 3 8 -38,8 TT chăn nuôi 24 75 26 76,5 35 92 20,8 Tổng số 32 100 34 100 38 100 9

Trên địa bàn huyện Diên Khánh có 4 loại hình trang trại chính là: trang trại chăn nuôi, trang trại trồng trọt, trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp. Tuy nhiên loại hình đủ tiêu chuẩn chỉ có trang trại chăn nuôi và trang trại trồng trọt.

Trang trại chăn nuôi: Đây là loại trang trại phổ biến đầu tư chủ yếu cho chăn nuôi lợn và nuôi gà, phần lớn là chăn nuôi lợn nái, lợn siêu nạc, ...

Trang trại trồng trọt : Là các trang trại có diện tích trồng cây hàng năm và lâu năm từ 2 ha trở lên, loại trang trại này đứng thứ 2 về số lượng trang trại trong huyện.

Trang trại tổng hợp: Là những trang trại kết hợp giữa chăn nuôi, trồng trọt, trồng cây lâm Nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Loại hình trang trại này hiện đang hình thành trên địa bàn huyện vì loại hình trang trại này kết hợp sản xuất của nhiều ngành nên rủi ro trong sản xuất thấp, nó lại tận dụng được sản phẩm phụ của các ngành làm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh và lợi nhuận tăng lên vì giảm một đồng chi phí đồng nghĩa với tăng một đồng lợi nhuận dẫn đến đạt được hiệu quả kinh tế.

2.2.1.2. Tồn tại và nguyên nhân

Việc phát triển số lượng trang trại tăng lên không nhiều, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân một phần là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thị trường tiêu thụ không được tốt, giá cả bấp bênh nhất là các trang trại trồng mía. Giá thu mua của các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua thấp hơn các năm trước trong khi các chi phí đầu vào có xu hướng tăng cao như công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu , phí vận chuyển…

- Kinh tế trang trại phát triển chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu và mang tính tự phát, không theo quy hoạch , kế hoạch phát triển KTTT rõ ràng, không gắn liền phát triển trang trại với phát triển chung về thủy lợi, giao thông, điện, thông tin thị trường, ... các trang tra ̣i thiếu sự gắ n bó và liên kết với nhau. Do vâ ̣y, viê ̣c hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tâ ̣p trung chưa nhiều gây khó khăn trong tiêu thụ và xây dựng các cơ sở chế biến .

- Việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện chưa gắn với quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn do chính quyền các cấp chưa có quy hoạch cụ thể trong kế hoạch trung và dài hạn .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện diên khánh tỉnh khánh hoà đến năm 2025 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)