Năm 2012 Tổng cục Thuế đã tổ chức tổng kết công tác thuế 5 năm (2007-2011) nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác thuế 5 năm và nhiệm vụ giải pháp công tác thuế đến năm2015.
Căn cứ tình hình thực tế tại Việt Nam và qua nghiên cứu tham khảo công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại một số nước trên thế giới, Tổng cục Thuế đã rút ra một số bài học kinh nghiệm về thanh tra, kiểm tra thuế cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mô hình tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, kiểm tra thuế: Hầu hết các nước đều có hệ thống thanh tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế. Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức, chủ yếu được thực hiện ở cấp trung gian (Cục Thuế vùng, tỉnh). Tại các quốc gia có tổ chức bộ phận thanh tra cấp trung ương thì chủ yếu là thực hiện công tác chỉ đạo, hỗ trợ thanh tra, kiểm tra.Hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế được chuyên môn hóa cao. Các phòng thanh tra tại cơ quan thuế được tổ chức chuyên biệt, chỉ thực hiện một giai đoạn của hoạt động thanh tra như: Phòng thanh tra chịu trách nhiệm thu thập, xử lý phân tích rủi ro, lập kế hoạch thanh tra; Phòng thanh tra chịu trách nhiệm thực hiện thanh tra và xác định thuế. Phòng thanh tra đặc biệt chịu trách nhiệm về phân tích những thông tin liên quan đến việc trốn thuế và điều tra tội phạm. Hầu hết các cơ quan thuế các nước đều có thẩm quyền điều tra trốn thuế và bộ phận điều tra trốn thuế thường được tập trung tại cấp trung ương.
Thứ hai, về công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ thanh tra, kiểm tra: Các nước đều
có yêu cầu cao đối với việc tuyển chọn thanh tra viên. Người được tuyển chọn thường phải đào tạo qua Đại học. Những tiêu chuẩn cơ bản thanh tra viên cần có gồm:
- Có kiến thức về kế toán theo chuẩn mực trong nước và quốc tế và mối liên kết giữa các yêu cầu về kế toán tài chính và kế toán cho mục đích thuế.
- Có kỹ năng thanh tra, phân tích kinh tế.
- Có tính nhạy bén, làm việc độc lập và chịu được áp lực công việc.
- Có kiến thức thành thạo về sử dụng máy tính (bao gồm kiến thức cơ bản về hệ điều hành, mô hình lưu trữ dữ liệu, các ứng dụng cơ sở và ứng dụng chuyên ngành sử dụng cho thanh tra, kiểm tra).
- Có khả năng giao tiếp ngoại ngữ. Ngoài việc tuyển chọn các nước còn chú trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức thuế.
Thứ ba, về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm: Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm được tập trung thống nhất theo chỉ đạo từ cấp trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra tập trung vào đối tượng, ngành, nghề nhất định, phê duyệt điều chỉnh tỷ lệ đối tượng thanh tra giữa ngành nghề.
Việc kiểm soát chất lượng thanh tra:
Các nước đều xây dựng hệ thống chuẩn mực thanh tra để kiểm soát chất lượng thanh tra. Hệ thống chuẩn mực từng nước có sự khác biệt nhất định nhưng đều bao gồm các nhóm chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực 1: Kế hoạch thanh tra.
- Chuẩn mực 2: Bằng chứng thanh tra và thu thập bằng chứng thanh tra. - Chuẩn mực 3: Kết luận và kiến nghị thanh tra.
- Chuẩn mực 4: Tài liệu làm việc và Báo cáo thanh tra.
Theo quy mô và tính chất của từng vụ thanh tra, cơ quan thuế có thể thành lập các bộ phận riêng chịu trách nhiệm rà soát kết quả thanh tra theo các chuẩn mực trên trước khi ban hành quyết định cuối cùng. Ví dụ, tại Australia, Malaysia và Trung Quốc, các thanh tra cao cấp hoặc trưởng phòng thanh tra có nhiệm vụ rà soát lại toàn bộ các kết
quả thanh tra tại cơ sở có liên quan đến giao dịch quốc tế hoặc các vụ việc lớn trước