Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới ở phía Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Với những đặc điểm riêng biệt như sau:
- Về điều kiện tự nhiên: Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới ở phía Đông Bắc của Tổ quốc Việt Nam. Lạng Sơn có đường biên giới với Trung Quốc dài trên 230km. Tỉnh Lạng Sơn có diện tích tự nhiên là 8.331,24 km2, độ cao trung bình của Lạng Sơn là 252m so với mặt nước biển. Khí hậu Lạng Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió m a. Lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.400mm - 1.450mm. Độ ẩm cao trên 82%. Lạng Sơn có nhiều sông ngòi, chia thành nhiều hệ thống. Đã từ lâu, Lạng Sơn nổi tiếng bởi có những cảnh đẹp thiên nhiên và nhiều sản phẩm đặc sản từ nông nghiệp.
- Về điều kiện xã hội: Lạng Sơn có khoảng trên 74 vạn người, với 83,52% là dân tộc thiểu số. Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với hai của khẩu quốc tế (của khẩu Hữu Nghị và ga Đồng Đăng) hai cửa khẩu quốc gia (của khẩu Bình Nghi và của khẩu Chi Ma) và bẩy cặp chợ biên giới. Mặt khác, cơ đường sắt liên vận quốc tế là điều kiện rất thuận lơi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ với các tỉnh phía nam trong cả nước, với Trung quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác.Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng sơn càng có điều kiện để phát triển các nghành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại- du lich - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh. Hoạt động buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh.
Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ quan, tập thể, tư nhân.
Với một tỉnh biên giới như Lạng Sơn với mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với giao thương quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh buôn bán diễn ra hết sức phức tạp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ ngày một gia tăng về số lượng cũng như các loại hình kinh doanh buôn bán.
Đặc thù tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn thu chủ yếu hiện nay là tiền thuế từ các hoạt động buôn bán tại các cửa khẩu và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Do đó công tác thanh tra, kiểm tra sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn ngân sách của tỉnh, chống thất thu, cũng như đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp được hoạt động.