Quy định về quyền bảo vệ và tranh luận

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 42 - 44)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1.4. Quy định về quyền bảo vệ và tranh luận

Quyền bảo vệ và quyền tranh luận là những quyền về tranh tụng hết sức quan trọng đối với đương sự. Đương sự có quyền “Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình” (điểm i khoản 2 Điều 58

36

BLTTDS sửa đổi năm 2011). Trước tiên, xuất phát từ chính lợi ích của các đương sự pháp luật cho phép họ được quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án dân sự đang được giải quyết tại Tòa án. Trong trường hợp nếu các đương sự không tự bảo vệ được quyền lợi của mình hoặc có nhu cầu nhờ người khác có khả năng tốt hơn (thường là Luật sư hoặc người có am hiểu pháp luật) thực hiện quyền này thay mình, sẽ được Tòa án xem xét, chấp nhận. Người được đương sự nhờ bảo vệ quyền lợi có thể là người đại diện, hoặc cũng có thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Người này có quyền như đương sự, nếu là người đại diện hoặc có quyền “giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ”

(khoản 5 Điều 64 BLTTDS năm 2004), nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Xuất phát từ quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đương sự hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền lợi được quyền tranh luận, quyền cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đưa ra... trong đó tranh luận là biện pháp cần thiết, thực tế và hiệu quả giúp đương sự bảo vệ quyền lợi của mình. Tranh luận được hiểu là việc phát biểu ý kiến về đánh giá chứng cứ, về pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án dân sự, bảo vệ cho yêu cầu của mình và phản bác lại yêu cầu đối lập. Điểm m khoản 2 Điều 58 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định đương sự có quyền “tranh luận tại phiên tòa”, quyền này cũng được trao cho người đại diện và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Tuy nhiên, quyền tranh luận không chỉ được thực hiện ở phiên tòa mà đương sự còn có thể thực hiện quyền này trong quá trình đối chất, quá trình hòa giải tại Tòa án (xem thêm Mục 2.3.2.3. và Mục 2.3.2.4 của Luận văn này).

37

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)