7. Kết cấu của Luận văn
2.3.2. Các quy định về thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
đến nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, BLTTDS năm 2004 có nhiều quy định về thủ tục liên quan đến nguyên tắc tranh tụng như giao nộp chứng cứ; lấy lời khai; đối chất; hòa giải...
2.3.2.1. Quy định về thủ tục giao nộp chứng cứ
Điều 84 BLTTDS năm 2004 quy định khá cụ thể và chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ của đương sự, thủ tục giao nộp và hậu quả của việc không thực hiện nghĩa vụ này, theo đó:
“1. Trong quá trình Toà án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Toà án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp
45
không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Việc đương sự giao nộp chứng cứ cho Toà án phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Toà án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ giữ.
3. Đương sự giao nộp cho Toà án chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp”.
Như vậy, trước tiên việc giao nộp chứng cứ cho Tòa án vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các đương sự để bảo đảm các chứng cứ của vụ án đều được thu thập và xem xét trong quá trình giải quyết vụ án. Khi đương sự giao nộp chứng cứ Tòa án phải lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ giữa đương sự và Tòa án. Biên bản giao nhận phải miêu tả đầy đủ các đặc điểm của chứng cứ. Biên bản và chứng cứ giao nhận được lưu vào hồ sơ vụ án. Đặc điểm mấu chốt của chứng cứ trong vụ án dân sự cũng như các vụ án khác là nó chứng minh cho một tình tiết nào đó liên quan đến vụ án. Mặc dù các quy định của BLTTDS năm 2004 và trên thực tế ít trường hợp đương sự khi giao nộp chứng cứ có kèm theo bản thuyết trình về chứng cứ (tức là giải thích về nội dung, đặc điểm của chứng cứ; chứng cứ được dùng để làm gì và chứng minh cho tình tiết nào của vụ án), nhưng thực tế khi giao nhận chứng cứ cả đương sự và Tòa án đều ý thức được chứng cứ đó có ý nghĩa như thế nào và quan điểm của đương sự về vụ án thông qua việc giao nộp chứng cứ là gì. Không đương sự nào giao nộp chứng cứ để chống lại quan điểm của chính mình. Vì vậy, thủ tục giao nộp chứng cứ của đương sự cho Tòa án cũng là một thủ tục liên quan đến tranh tụng.
46
2.3.2.2. Quy định về thủ tục tự khai hoặc lấy lời khai đương sự
Tự khai là thủ tục đương sự trình bày trong bản tự khai nộp cho Tòa những tình tiết của vụ án và yêu cầu, kèm theo là những lập luận, lý lẽ, dẫn chứng và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Tương tự như vậy, “khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản...” (khoản 1 Điều 86 BLTTDS năm 2004). Trên thực tế, khi làm đơn khởi kiện vụ án đương sự đã trình bày yêu cầu và chứng cứ, lập luận của mình kèm theo nhưng đơn khởi kiện đã không thể trình bày hết hoặc có nhiều nội dung trong quá trình chuẩn bị xét xử vụ án mới nảy sinh cần phải có ý kiến tranh tụng của đương sự nên cần phải có bản tự khai hoặc biên bản lấy lời khai của đương sự. Biên bản ghi lời khai của đương sự là tài liệu ghi nhận quan điểm của một bên đương sự về sự việc và căn cứ pháp lý, là cơ sở cho việc thực hiện tranh tụng của đương sự đối lập. Khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2004 đã có quy định rất chặt chẽ về biên bản ghi lời khai của đương sự. Theo đó, khi lấy lời khai, “biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Toà án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Toà án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân, công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản”.
47
2.3.2.3. Thủ tục đối chất
Đối chất là một thủ tục hết sức quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án, theo quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2004 thì:“Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau”. Việc tiến hành đối chất được tiến hành theo thứ tự hợp lý, “thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Toà án ghi biên bản đối chất. Biên bản phải có chữ ký của những người tham gia đối chất, Thẩm phán tiến hành đối chất, Thư ký Toà án ghi biên bản đối chất và đóng dấu của Toà án” (khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP).
Nhiệm vụ của việc đối chất là làm sáng tỏ những mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng. Tòa án có thể tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng với nhau. Trong quá trình đối chất, các bên sẽ có những sự giải thích, lý lẽ, lập luận cho những gì mà người đó đã khai, nhưng chỉ thủ tục đối chất có sự tham gia của một hoặc hai bên là đương sự thì mới liên quan đến hoạt động tranh tụng. Bởi lẽ, chỉ có đương sự mới có yêu cầu, khi đối chất họ đưa ra lời giải thích, lý lẽ, lập luận để giải quyết sự mâu thuẫn trong lời khai cũng chính là những lý lẽ, lập luận để bảo vệ cho yêu cầu của mình. Còn lại, thủ tục đối chất giữa hai người làm chứng với nhau không mang tính chất tranh tụng bởi vì nó không nhằm giải quyết quyền lợi của các bên tham gia đối chất, nó chỉ đơn thuần là làm rõ một sự thật khách quan nào đó đã diễn ra.
2.3.2.4. Thủ tục hòa giải
Về nguyên tắc, trước khi xét xử, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa
48
thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 185 BLTTDS năm 2004). Như vậy, trong phiên hòa giải, Thẩm phán là chủ thể quan trọng có vai trò trung gian giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Mặc dù bản chất của hoạt động hòa giải là các bên trong vụ án thỏa thuận, điều đình với nhau nhưng qua hoạt động này, sự tranh tụng giữa các bên đương sự cũng thể hiện tương đối rõ bởi để thỏa thuận, điều đình, các bên cũng phải dùng đến lý lẽ, quan điểm, bằng chứng để thuyết phục lẫn nhau. Và cũng có thể trong quá trình hòa giải đương sự thay đổi, bổ sung hoặc đưa ra yêu cầu mới cùng với những chứng cứ, lý lẽ, lập luận chứng minh cho yêu cầu đó.
Đối với BLTTDS năm 2015, đã có sự thay đổi trong thủ tục hòa giải, sự thay đổi này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên đương sự thực hiện tranh tụng. Thủ tục này được gọi là phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Điều 210 BLTTDS năm 2015 quy định về trình tự của phiên họp này như sau:
“1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
49
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong,Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
50
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất”.
Việc nghiên cứu cho thấy các quy định trên tạo điều kiện cho các bên thể hiện quan điểm của mình, xác định các bên đã thống nhất và các vấn đề các bên còn có quan điểm khác nhau để chuẩn bị cho một phiên xét xử chính thức. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Tòa án sẽ hòa giải những vấn đề các bên còn mâu thuẫn tìm kiếm cơ hội cho việc kết thúc việc giải quyết tranh chấp. Về thực chất phiên họp này gần giống với thủ tục về phiên tòa sơ bộ trong TTDS của Liên Bang Nga được quy định tại Điều 152 [1, tr.130]. Và có xu hướng như thủ tục tố tụng sơ đẳng hay “tố tụng chuẩn bị” trong pháp luật TTDS Nhật Bản [27, tr.103].