Sự độc lập, vô tư của Toà án trong tố tụng dân sự tiền đề

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu của Luận văn

2.2.1. Sự độc lập, vô tư của Toà án trong tố tụng dân sự tiền đề

thiết của việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng

Tòa án là cơ quan đại diện cho Nhà nước có nhiệm vụ bảo vệ công lý và quyền con người. Do vậy, Tòa án phải thực sự là người trọng tài cầm cân nảy mực trong việc phân xử quyền lợi giữa các bên đương sự theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tố tụng, Tòa án còn có trách nhiệm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các bên đương sự thực hiện việc tranh tụng theo đúng quy định. Để làm tốt vai trò này đòi hỏi Tòa án phải thực sự độc lập và khách quan, Điều 12 BLTTDS năm 2004 quy định “Khi xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ”. Nội dung của nguyên tắc độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật xác định khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, tự mình quyết định việc giải quyết vụ án dân sự không phụ thuộc vào ai, không bị chi phối bởi ý kiến của nhau và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Không một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của họ. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập xét xử nhưng phải căn cứ vào pháp luật để xét xử.

Để bảo đảm sự vô tư và khách quan của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và những người tiến hành tố tụng, Điều 16 BLTTDS sửa đổi năm 2011 quy định: “Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Cụ thể hơn về sự bảo đảm này, khoản 2 Điều 16 BLTTDS năm 2015 còn quy định: “2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. Như vậy BLTTDS năm

38

2015 đã có quy định chặt chẽ hơn về cơ chế bảo đảm sự vô tư, khách quan của Tòa án trong quá trình tố tụng.

Tại Điều 46 BLTTDS năm 2004 quy định những trường hợp có thể dẫn đến người tiến hành tố tụng không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và sẽ phải từ chối hoặc bị thay đổi, đó là các trường hợp sau:

- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;

- Họ đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;

- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Các quy định trên của BLTTDS năm 2004 đã được cụ thể hóa trong Điều 13 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Theo đó, những người có quan hệ sau đây với đương sự sẽ phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi:

- Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của đương sự;

- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của đương sự;

- Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của đương sự;

- Cháu ruột của đương sự mà đương sự là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

Ngoài ra, việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi có thể được thực hiện trong các trường hợp khác như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế; có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn; Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

39

quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm việc,... mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan hệ về kinh tế,... Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên toà xét xử vụ án dân sự Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau hoặc nếu Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên được phân công xét xử phúc thẩm vụ án dân sự có người thân thích là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án đó. Yêu cầu về bảo đảm sự vô tư khách quan của Tòa án còn thể hiện trong việc đánh giá chứng cứ của vụ án. Cụ thể là việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định giá trị pháp lý của từng chứng cứ (Điều 96 BLTTDS năm 2004).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)