7. Kết cấu của Luận văn
3.1.2. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tranh
trong tố tụng dân sự và nguyên nhân
3.1.2.1. Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự
- Theo báo cáo của ngành Tòa án những năm gần đây thì còn có nhiều trường hợp Thẩm phán khi tiến hành giải quyết vụ án đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn đến quyết định giải quyết vụ án bị hủy, sửa. Một số trường hợp Thẩm phán chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật nên việc giải quyết vụ án bị kéo dài hoặc không đúng pháp luật.
- Thủ tục niêm yết, tống đạt bản án, quyết định cho người tham gia tố tụng trong một số trường hợp chưa đảm bảo; “tình trạng chậm gửi bản án, quyết định cho các cơ quan liên quan hoặc tống đạt văn bản tố tụng cho bị cáo, người tham gia tố tụng vẫn còn xảy ra” [25, tr.25].
- Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trên thực tế còn hạn chế và nhiều khi chưa được các Tòa án thực sự tôn trọng. Biểu hiện đầu tiên là các Luật sư tham gia tranh tụng còn gặp phải khó khăn từ phía Tòa án. Theo nghiên cứu cho thấy không phải bao giờ Luật sư cũng được cấp giấy chứng nhận đúng thời gian như luật định, nhiều vụ việc Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc dân sự còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của Luật sư ngay từ giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án nên đã chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận cho Luật sư tham gia tố tụng, có rất ít các vụ việc mà thời gian cấp giấy chứng nhận là 3 ngày như quy định của pháp luật.
64
Khi tham gia phiên tòa, vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng chưa được đánh giá đúng mức. Tại phiên tòa, sự hiện diện của Luật sư chỉ mang tính hình thức. Có Thẩm phán coi thường và phủ nhận vai trò của Luật sư, gây khó khăn cho hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đương sự, các đề nghị của Luật sư ít khi được HĐXX xem xét [37]. Trong số những Luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không phải Luật sư nào cũng có khả năng tranh tụng và hiểu biết pháp luật sâu sắc nên trên thực tế không ít Luật sư còn thiếu tinh thần trách nhiệm với thân chủ của mình, chất lượng bảo vệ quyền lợi cho đương sự tại phiên tòa nhìn chung chưa cao, rất ít Luật sư đưa ra được những chứng cứ, tài liệu, lý lẽ có tính thuyết phục để bảo vệ có hiệu quả cho thân chủ của mình. Một số Luật sư chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình mà lấy mục tiêu vật chất là chủ đạo, dẫn đến có những hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức và quy tắc ứng xử nghề nghiệp[6, tr.7; 8].
- Việc tranh luận nhiều khi chưa tuân thủ triệt để trình tự pháp luật quy định. Thẩm phán chưa hướng cho đương sự trình bày đúng vào nội dung vụ án, những lý lẽ bảo vệ quyền lợi của họ. Nhiều trường hợp, Thẩm phán để đương sự nhắc lại các chứng cứ đã được trình bày ở phần hỏi, tạo ra sự tranh luận dài dòng, không đúng mục đích. Thậm chí có trường hợp, thủ tục tranh luận không được thể hiện trong trình tự xét xử hoặc việc tranh luận rất mờ nhạt, mang tính hình thức, chiếu lệ. Vai trò của Luật sư đối với hoạt động tranh luận nhiều khi cũng chưa thực sự được coi trọng.
- Việc thu thập chứng cứ phục vụ cho việc tranh tụng của các đương sự gặp rất nhiều khó khăn, đương sự không có chứng cứ dẫn đến giảm hiệu quả tranh tụng và kéo dài thời gian giải quyết của vụ án, có thể dẫn chứng một số vụ việc sau:
65
+ Vụ việc thứ nhất: Cơ quan có thẩm quyền không cung cấp tài liệu, chứng cứ khi có yêu cầu của đương sự
Thấy rằng không thể duy trì quan hệ hôn nhân với người chồng thiếu trách nhiệm, chị L làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Q giải quyết việc ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Theo trình bày của chị L và anh H (chồng chị L) thì vào năm 2004 vợ chồng anh chị được công ty thanh lý căn nhà tập thể gắn liền với 264 m2 đất tại thành phố Đ, nhưng diện tích đất này đến nay vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2002/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01/2002 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tổng cục địa chính, Tòa án đã yêu cầu chị L cung cấp văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Đ xác nhận việc sử dụng đất đó có hợp pháp hay không, để có cơ sở giải quyết yêu cầu của đương sự. Theo yêu cầu của Tòa án, chị L đã nhiều lần đến “xin” văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân thành phố Đ nhưng đều bị từ chối bằng lời nói, không có văn bản trả lời lý do không cung cấp [38].
+ Vụ việc thứ hai: Cơ quan có thẩm quyền không cung cấp tài liệu khi được Tòa án yêu cầu
Ông Nguyễn Văn Khoan, sinh năm 1927, cư trú tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội là nguyên đơn trong vụ án tranh chấp quyền tác giả, khởi kiện bị đơn là Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam có trụ sở tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Theo đơn khởi kiện và lời khai của ông Nguyễn Văn Khoan, thì ông có bút danh là “Việt Hồng” là tác giả cuốn sách “Vụ án ở Hồng Kông năm 1931” nói về giai đoạn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hồng Kông, Nhà xuất bản Lao động đã in cuốn sách này. Việc hãng phim Hội nhà văn Việt Nam hợp tác với Hãng phim Châu Giang của Trung Quốc làm phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” kịch bản của nhà văn Hữu Mai, đã sử dụng chi tiết tư liệu trong tác phẩm của ông mà không hỏi ý kiến, không được sự
66
đồng ý của ông là vi phạm bản quyền tác giả, ông yêu cầu Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam bồi thường thiệt hại cho ông.
Để có cơ sở giải quyết vụ án đúng quy định của pháp luật thì phải làm rõ ông Khoan có phải là tác giả cuốn sách “Vụ án ở Hồng Kông năm 1931” với bút danh “Việt Hồng” do Nhà xuất bản Lao động in cuốn sách trên năm 1996 hay không. Căn cứ các yêu cầu, tài liệu ông Khoan xuất trình, thì Tòa án phải xác minh, làm rõ những vấn đề trên. Theo khoản 2 Điều 94 BLTTDS năm 2004
“Tòa án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình chứng cứ…”. Do đó, để làm sáng tỏ bản quyền tác giả, bảo vệ quyền lợi cho các bên đương sự, Tòa án đã làm công văn gửi Nhà xuất bản Lao động, Cục bản quyền tác giả - Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học công nghệ là các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cung cấp cho Tòa án biết ông Khoan có đăng ký bản quyền với cơ quan chuyên môn không, có tác giả nào đăng ký bản quyền về tác phẩm trên không. Từ đó mới có cơ sở xem xét tác phẩm “Vụ án ở Hồng Kông năm 1931” với kịch bản “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông” do ai là tác giả, có việc xâm phạm quyền tác giả hay không, có đưa Hãng phim Châu Giang của Trung Quốc vào tham gia tố tụng không, vì Hãng phim này hợp tác với Hãng phim Hội nhà văn Việt Nam làm phim “Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”, từ đó xem xét việc khởi kiện của ông Khoan có căn cứ và có chấp nhận không, lợi nhuận thế nào để xét bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 179 BLTTDS năm 2004 mà vẫn chưa nhận được ý kiến trả lời của các cơ quan trên, nên Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội phải ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án số 08/2010/QĐST-DS ngày 18/3/2010. (Vụ án được trích từ Báo cáo tham luận về một số vướng mắc trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội năm 2010).
67
+ Vụ việc thứ ba: Cơ quan có thẩm quyền gây khó khăn cho đương sự và Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ
Tòa án nhân dân huyện Q giải quyết vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà H với chị L. Theo bà H thì vợ chồng bà không ký vào hợp đồng chuyển nhượng mà do người cháu của bà giả mạo chữ ký. Do không thể cung cấp được hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Q lưu trữ nên bà H đã có đơn yêu cầu Tòa án thu thập hồ sơ để trưng cầu giám định chữ ký. Trên cơ sở đơn yêu cầu của đương sự, Tòa án đã ra quyết định yêu cầu cung cấp chứng cứ gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Q. Sau một thời gian không thấy hồi âm, Tòa án đã nhiều lần cử cán bộ đến trực tiếp hỏi thì đều nhận được câu trả lời “hồ sơ đã bị thất lạc”. Thế nhưng, sau khi Tòa án gửi công văn thông báo sẽ kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm về việc để mất hồ sơ địa chính thì ngay sau đó liền nhận được “lời mời” đến nhận hồ sơ [38].
Từ những vụ việc thực tế trên cho thấy khi giải quyết các vụ án mà tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng cứ không hề đơn giản. Có nhiều trường hợp nhận được yêu cầu của đương sự. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó không cung cấp và cũng không có văn bản trả lời lý do không cung cấp chứng cứ cho đương sự. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với nhiều lý do. Việc từ chối chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này, đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập. Trong trường hợp này, đương sự vừa không có chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình vừa không có căn cứ để chứng minh với Tòa án mình không có khả năng tự thu thập chứng cứ để yêu cầu Tòa án hỗ trợ. Không chỉ với đương sự mà nhiều khi Tòa án “trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án, một số vụ án bị kéo dài do các cơ quan, tổ chức
68
chưa phối hợp chặt chẽ với Toà án, thậm chí chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, giám định, tham gia định giá tài sản, thực hiện uỷ thác tư pháp...” [25, tr.28] làm cho công tác giải quyết, xét xử nhiều vụ án bị kéo dài hoặc có vụ án phải ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
- Nhiều đương sự chưa hiểu được tầm quan trọng của việc cung cấp chứng cứ nên cung cấp chứng cứ không đầy đủ hoặc cố tình không cung cấp chứng cứ hoặc chây ỳ, trốn tránh, không hợp tác, không đến Tòa án theo giấy triệu tập, chống đối khi tiến hành thẩm định tại chỗ, một số vụ án địa chỉ của các đương sự có nhiều thay đổi gây khó khăn cho việc tống đạt các văn bản tố tụng cho đương sự. Thực trạng này dẫn tới hậu quả là việc tranh tụng không được thực hiện [25, tr.28].
3.1.1.2. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
Qua thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật TTDS về tranh tụng có thể khẳng định rằng về cơ bản các chủ thể tranh tụng đã được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình khi tham gia tranh tụng tại Tòa án, đồng thời Tòa án cũng bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng và căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định chính xác, công minh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn xuất hiện những hạn chế như đã phân tích. Để xác định các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong TTDS được thực hiện trên thực tế, cần phải xác định các nguyên nhân của những hạn chế đó là:
- Về lập pháp:
BLTTDS năm 2004 ra đời trên cơ sở tiếp thu các yếu tố tích cực của tố tụng tranh tụng. Tuy nhiên, sự thể hiện yếu tố này trong BLTTDS năm 2004 mới ở mức độ nhất định, các quy định của BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 về tranh tụng còn chưa đầy đủ, chưa hợp lý, thiếu rõ ràng dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm tranh tụng, như chưa có quy định trách
69
nhiệm của Thẩm phán phải gửi các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án trước khi xét xử cho các đương sự; không có quy định về quyền, nghĩa vụ trao đổi trực tiếp chứng cứ, quan điểm biện hộ giữa các đương sự, thiếu quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ cũng như quy định về xử lý các hành vi cản trở hoạt động thu thập chứng cứ của đương sự; chưa có quy định về biện pháp thu thập chứng cứ của người bảo vệ; sự không hợp lý trong quy định về trình tự phiên tòa; sự không rõ ràng về quyền đặt câu hỏi của đương sự...
- Về thi hành pháp luật:
Trình độ chuyên môn và phẩm chất của đội ngũ Thẩm phán còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Có một bộ phận cán bộ, Thẩm phán thiếu ý thức cầu thị, phấn đấu, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tư cách, phẩm chất đạo đức của người cán bộ Tòa án, việc nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ của vụ án không đầy đủ, đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn tới quyết định sai lầm. Điều này đã dẫn đến tình trạng có những Thẩm phán xét xử trong năm bị hủy nhiều án. Những tồn tại về chất lượng của đội ngũ Thẩm phán phần nào làm cho việc tranh tụng không được bảo đảm thực hiện trên thực tế.
Đội ngũ Luật sư trong những năm qua tuy đã có sự phát triển nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tính đến năm 2014 tỷ lệ Luật sư/số dân chỉ đạt khoảng 01 Luật sư/10.000 dân; số lượng Luật sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số tỉnh như: Bắc Kạn, Hà Giang, Kon Tum, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu… chỉ có không quá 10 Luật sư (tương đương tỷ lệ dưới 01 Luật sư/100.000 dân); số Luật sư kiêm nhiệm nghề nghiệp hoặc vì lý do khác không hành nghề Luật sư thường xuyên, không sống bằng nghề Luật sư chiếm tỷ lệ đáng kể [6, tr.6]. Không những thế, Luật sư chưa trang bị đầy đủ các kiến thức pháp lý cũng như chưa có kỹ năng tranh tụng nên chưa phát huy được vai trò của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Bên cạnh đó, nhiều Luật sư chưa có ý thức thường xuyên tu dưỡng rèn luyện phẩm chất