KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Có thể thấy trên thế giới cũng như Việt Nam, dù ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, vai trò tham gia thị trường của Nhà nước cũng được khẳng định. Tuy nhiên, để vai trò đó thực sự phát huy hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế thị trường, đảm bảo một môi trường kinh doanh công bằng, hoạt động kinh tế của Nhà nước nói chung, đầu tư vốn vào các DN nói riêng cần được nhìn nhận rõ ràng về bản chất kinh tế. Theo đó, phải xác định quan hệ đầu tư giữa Nhà nước và DN mang tính chất bình đẳng như các quan hệ đầu tư khác, vai trò là nhà đầu tư phải tách bạch với vai trò là chủ thể quản lý xã hội.

Để đảm bảo được lợi ích của các bên chủ thể trong quan hệ đầu tư nói riêng, hiệu quả của hoạt động đầu tư vốn Nhà nước vào DN nói chung, pháp luật phải thiết lập được khung pháp lý phù hợp. Sự phù hợp ở đây không chỉ là phù hợp với lợi ích của các bên mà còn đảm bảo sự tương thích khi đặt trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thống pháp luật, có tính đến kinh nghiệm lập pháp của thế giới. Theo đó, phải quy định rõ về chủ thể đầu tư, thẩm quyền của chủ thể đầu tư; lựa chọn hình thức và quy trình đầu tư đảm bảo sự minh bạch, hạn chế các thủ tục và sự can thiệp hành chính; thiết lập cơ chế, mô hình quản lý vốn hiệu quả, phù hợp; định ra các nguyên tắc đảm bảo sự công bằng trong việc phân chia lợi nhuận từ quá trình đầu tư…

29

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về đầu tư vốn của Nhà nước vào các doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)