Để quy định vấn đề quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại DN, trước hết cần xác định “vốn Nhà nước” bao gồm những gì? Nói cách khác, những phần vốn nào tại DN được xác định là vốn đầu tư của Nhà nước? Về vấn đề này các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam còn có những quy định khác nhau. Cụ thể:
30
sách, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước (khoản 10 Điều 3).
- Luật Đấu thầu năm 2005 quy định vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư khác của Nhà nước và vốn đầu tư của DNNN (khoản 1 Điều 4).
Như vậy, so với Luật Đầu tư thì phạm vi vốn Nhà nước theo Luật Đấu thầu đã được mở rộng hơn, bao gồm cả vốn đầu tư của DNNN.
- Khoản 3 Điều 2 Quy chế tài chính của DNNN quy định vốn do Nhà nước đầu tư tại CTNN là vốn cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho CTNN khi thành lập, trong quá trình hoạt động kinh doanh; vốn Nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; giá trị các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng; tài sản vô chủ, tài sản dôi thừa khi kiểm kê CTNN được hạch toán tăng vốn Nhà nước tại CTNN; vốn bổ sung từ lợi nhuận sau thuế; giá trị quyền sử dụng đất và các khoản khác được tính vào vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Vốn Nhà nước đầu tư tại DN khác là vốn do Nhà nước hoặc CTNN đầu tư vào DN khác. Như vậy, Quy chế này cũng coi vốn đầu tư của CTNN là vốn đầu tư của Nhà nước.
- Ngày 11/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn Nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó khái niệm vốn Nhà nước được định nghĩa như sau:
“Vốn Nhà nước tại DN là vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước, các quỹ tập trung của Nhà nước khi thành lập DN và bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh; các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại; nguồn Quỹ đầu tư phát triển tại DN; Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN; vốn
31
Nhà nước được tiếp nhận từ nơi khác chuyển đến; giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao và ghi tăng vốn Nhà nước cho DN; các tài sản khác theo quy định của pháp luật được Nhà nước giao cho DN”.
Như vậy, hiện nay pháp luật còn quy định khác nhau về khái niệm, phạm vi “vốn Nhà nước”. Điều này không chỉ làm cho tính nhất quán của văn bản pháp luật không đảm bảo mà còn làm sai lệch phạm vi, đối tượng quản lý khiến cho phương thức quản lý vốn Nhà nước trở nên khó khăn, phức tạp.
Như đã phân tích ở chương 1, việc Luật Đấu thầu và Quy chế tài chính DNNN coi vốn đầu tư của các công ty mẹ có 100% vốn Nhà nước vào các công ty con và công ty liên kết cũng là vốn Nhà nước sẽ không phù hợp vì vốn của công ty mẹ có thể bao gồm vốn vay. Cùng với đó, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu coi vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là vốn Nhà nước cũng không phù hợp vì các nguồn vốn này được thực hiện theo cơ chế tín dụng.
Từ khái niệm vốn Nhà nước không có sự thống nhất dẫn đến việc xác định DNNN cũng gặp những bất cập. Theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành thì DNNN là DN mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 99/2012/NĐ-CP). Tuy nhiên, vì coi vốn do công ty mẹ nắm 100% vốn điều lệ đầu tư vào công ty con là vốn Nhà nước nên đương nhiên các công ty con, cháu của công ty mẹ cũng được coi là DNNN. Trong khi đó, số vốn đầu tư của công ty mẹ có nguồn gốc là vốn Nhà nước có thể không đạt trên 50%. Do vậy, để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và tạo cơ sở cho các quy định liên quan đến việc quản lý, sử dụng vốn Nhà nước, pháp luật cần sớm có quy định thống nhất về khái niệm “vốn Nhà nước” đầu tư tại DN.
32