C- Thực hành về một số kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày:
4. Nhận và gọi điện thoại:
Việc dạy giao tiếp qua điện thoại cũng đợc thực hiện trên cơ sở một số bài tập đọc ở tuần 12. Các bài đọc này giải thích cho HS ý nghĩa của các tín hiệu trong điện thoại, các việc cần làm để gọi điện thoại, cách xng hô, chào hỏi và trao đổi bằng điện thoại.
Qua các bài về th từ và điện thoại, SGK còn dạy HS một số quy tắc ứng xử văn hoá nh không bóc th, xem th của ngời khác, không nghe chuyện của ngời khác trên điện thoại.
42
Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Thanh Thơng
* Hớng dẫn HS chuẩn bị:
- Xác định yêu cầu: Đọc bài Gọi điện và trả lời câu hỏi (theo SGK ).
- Đọc kĩ bài Gọi điện (SGK, tập 1, trang 103 ), nắm vững nội dung và suy nghĩ để trả lời đúng các câu hỏi trong SGK.
Gợi ý: a, + Muốn gọi điện cho bạn, đầu tiên em phải làm gì để biết số máy của bạn?
+ Sau khi biết số máy của bạn, em làm tiếp những việc gì? ( Đọc lại câu đầu của bài Gọi điện để biết ).
b, Bài đọc cho em biết: Buổi sáng, Hoa gọi điện cho Oanh cứ thấy “tút tút ” liên tục là vì sao? Lần khác gọi điện, Hoa nghe một tiếng “tút … ” kéo dài, cho đến tiếng “tút ” thứ t thì kết quả thế nào?
c, Đọc đoạn: “Đầu dây có tiếng đàn ông. Cháu cảm ơn bác”, em thấy bạn Hoa đã nói với bố bạn Oanh thế nào để xin phép đợc nói chuyện với bạn Oanh?
* Hớng dẫn làm bài:
a, Sắp xếp lại thứ tự các việc phải làm khi gọi điện thoại: (1 ) Tìm số máy của bạn trong sổ;
(2 ) Nhấc ống nghe lên; (3 ) Nhấn số (quay số ). b, Trả lời:
- Tín hiệu “tút ” ngắn, liên tục – cho biết máy đang bận vì ngời ở đầu dây bên kia đang nói chuyện.
- Tín hiệu “tút ” dài, ngắt quãng – cho biết cha có ai nhấc máy (ngời đầu dây bên kia cha kịp nhấc máy hoặc đi vắng ).
43
c, Trả lời: Nếu ông (bà, bố, mẹ,.. ) của bạn cầm máy, em xin phép nói chuyện với bạn nh sau:
-Chào hỏi ông (bà, bố, mẹ, .. ) của bạn và tự giới thiệu về mình: tên là gì, quan hệ thế nào với ngời muốn nói chuyện (là bạn )
- Xin phép ông ( bà, bố, mẹ,. ) của bạn cho nói chuyện với bạn. * Cho HS tập thực hành, nên kết hợp thực tập bằng mô hình
thông qua đồ chơi về điện thoại hoặc gợi lại thực tế hằng ngày các em đã dùng điện thoại; em đã quen dùng gợi mở cho em cha đợc dùng theo các tình huống đã nêu trong SGK và trong cuộc sống theo nh đã hớng dẫn ở trên để HS quen dần.
Chú ý: HS nên tập nói trớc với bạn dới hình thức trò chơi: bạn gọi điện rủ em đi thăm ngời ốm (hoặc đi chơi ) em đồng ý (hoặc từ chối ), sau đó đổi vai. Lời đồng ý thể hiện thái độ vui vẻ, sẵn sàng; lời từ chối khéo léo, không làm mất lòng bạn.
Ví dụ:
Chuông reo, Nhi cầm máy, nói:
- Chào Phơng, mình là Nhi đây. Ba giờ chiều nay, cả tổ đến thăm My bị ốm đấy. Cậu có đi không?
- Có chứ. Mình sẽ qua nhà cậu, rồi chúng mình cùng đi.